Có bao giờ bạn thắc mắc về việc tại sao có rất nhiều website vô cùng đẹp mắt với những tính năng mạnh mẽ được tạo ra từ công nghệ gì hay không? Nếu có, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về JavaScript là gì và tại sao JavaScript lại có thể giúp website trở nên “sống động” nhé!
Tìm hiểu về JavaScript
JavaScript là gì?
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình động với khả năng hướng đối tượng. Ngôn ngữ JavaScript được sử dụng phổ biến nhất trong các website, giúp những trang web tĩnh nhàm chán bằng HTML, CSS trở nên sinh động và có “sức sống” hơn rất nhiều. JavaScript giúp người dùng có thể tương tác với trang và tạo ra các trang động.
Bạn có thể nhận diện đặc điểm của JavaScript qua những yếu tố sau:
- JavaScript là một ngôn ngữ lập trình duy nhất thiết kế dành riêng cho trình duyệt web
- JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất thế giới
- Ngôn ngữ JavaScript là một trong những ngôn ngữ dễ học và dễ tiếp cận nhất
- Bạn cần sự thú vị và hứng thú? JavaScript sẽ là một ngôn ngữ bạn nên khám phá đấy! Vì ngôn ngữ này sẽ giúp bạn nhìn thấy thành quả ngay sau khi thực hiện một cách trực quan và sống động.
JavaScript và ứng dụng vào thực tiễn
Bạn nghĩ rằng JavaScript chỉ có thể ứng dụng và giúp các trang web tĩnh trở thành web động? Hay JavaScript chỉ giúp website tương tác với người dùng nhiều hơn như: phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc trỏ chuốt hay menu dropdown (thả xuống)? Không, JavaScript còn có nhiều ứng dụng hơn như thế:
- Các nhà phát triển sử dụng JavaScript Framework như: Vue, React, Angular để tạo ứng dụng web và ứng dụng trên thiết bị di động.
- Bạn cần một cơ sở hạ tầng cho máy chủ web hay xây dựng cơ sở cho website? Node.js sẽ là lựa chọn rất tốt để thực hiện JavaScript backend đấy!
- Không dừng lại ở web và các chương trình, bạn còn có thể sử dụng JavaScript vào phát triển game và đặc biệt phù hợp đối với những nhà phát triển muốn trau dồi kỹ năng.
Ưu điểm và nhược điểm của JavaScript
Ưu điểm của JavaScript
- Phản hồi nhanh cho người dùng: giúp người dùng có thể xem nội dung mới mà không cần phải bấm load lại trang.
- Giảm tải máy chủ: giúp bạn xác thực thông tin đầu vào của người dùng khi gửi đến máy chủ giúp tiết kiệm dung lượng và giảm tải cho máy chủ của bạn.
- Tăng tính tương tác: giúp bạn tạo giao diện giúp người dùng có thể thao tác nhanh hơn với website như phím tắt hoặc di chuột vào vị trí nào đó trên web.
- Tính năng mạnh mẽ hơn: thay vì nhấn vào Browse… để tải file lên, bạn có thể thiết kế chức năng kéo thả file vào website hay tạo thanh trượt, trở về đầu website cho người dùng,..
Nhược điểm của JavaScript
- Bạn không thể dùng JavaScript vào các ứng dụng mạng( networking application) vì JavaScript không hỗ trợ.
- JavaScript vẫn chưa có khả năng xử lý đa luồng hoặc đa xử lý nào
- Nếu sử dụng JavaScript, bạn sẽ không thể đọc ghi tệp trên máy khách vì lý do bảo mật.
JavaScript KHÔNG THỂ làm gì trên trình duyệt?
JavaScript thực sự rất mạnh mẽ. Nhưng ngôn ngữ này cũng có một số hạn chế và một số việc không thể thực hiện được trên trình duyệt mà bạn nên biết bao gồm:
- JavaScript không thể tự động đọc, ghi CCSA (Check Point Certified Security Administrator) tệp một cách tùy ý trên ổ đĩa của người dùng hay sao chép hoặc thực thi chúng.
- JavaScript không có quyền truy cập trực tiếp vào các chức năng của hệ điều hành.
- Các trình duyệt hiện đại cho phép JavaScript hoạt động với tệp nhưng phải được người dùng chấp nhận.
- Bạn không thể sử dụng máy ảnh, micro hay những thiết bị khác bằng JavaScript khi người dùng không cho phép. Ví dụ cụ thể hơn là bạn không thể tự bật camera và theo dõi người dùng.
- Các trang web khác nhau sử dụng JavaScript sẽ không thể tương tác với nhau khi bạn mở trong một trình duyệt nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
Có nên học JavaScript hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định học phát triển website, JavaScript sẽ là một trong những ngôn ngữ bắt buộc phải tìm hiểu và học nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong ngành đấy!
Nhưng đối với những người mới, JavaScript thực sự có những ưu điểm vượt trội khiến bạn nên học JavaScript “ngay và luôn”:
- JavaScript rất dễ học, tiếp cận tài liệu và tiếp thu
- Có cộng đồng người sử dụng lớn, dễ tìm kiếm mentor cho bạn
- Nhiều công cụ miễn phí để lập trình JavaScript
- Giúp bạn thấy thành quả ngay sau khi thực hiện, điều này sẽ làm người học cảm thấy thích thú hơn.
Những công cụ phát triển JavaScript
Có rất nhiều IDE mạnh mẽ đang hỗ trợ để bạn có thể lập trình JavaScript như:
- NotePad ++: hoàn toàn miễn phí
- Visual Studio Code: đây là sản phẩm của Microsoft và có phiên bản hoàn toàn miễn phí, mạnh mẽ cho bạn sử dụng.
- Sublime Text 3: lại là một công cụ hoàn toàn miễn phí khác giúp bạn lập trình và chạy JavaScript đấy!
Ngoài ra, TutorialsPoint còn gợi ý một số công cụ chỉnh sửa JavaScript xịn khác như:
- Microsoft FrontPage: chuyên dùng để phát triển trang web (nếu bạn thích thứ gì đó cổ điển)
- Macromedia Dreamweaver MX
- Macromedia HomeSite 5
“JavaScript và những người bạn”
Để học tốt JavaScript, bạn cũng nên học qua Java vì JavaScript dựa trên nền tảng của Java. Khi bạn đã “thông thạo” JavaScript, bạn có thể chuyển qua tiếp để tìm hiểu những ngôn ngữ mới dựa trên JavaScript hoặc chuyển thành JavaScript để chạy trên trình duyệt như:
CoffeeScript: nếu thích JavaScript nhưng bạn cần JavaScript với cú pháp ngắn gọn hơn nữa, CoffeeScript chính là thứ bạn đang tìm kiếm. Đặc biệt, những nhà phát triển sử dụng ngôn ngữ Ruby thích CoffeeScript.
- TypeScript: là phiên bản được Microsoft chỉnh sửa và bổ sung những quy tắc gõ nghiêm ngặt hơn nhưng cũng mạnh mẽ hơn JavaScript.
- Kotlin: nếu bạn là một người yêu thích lập trình Android, chắc chắn bạn đã từng nghe hay tìm hiểu về Kotlin rồi đúng không nào? Bạn cũng có thể tìm hiểu và sử dụng Kotlin để phát triển ứng dụng, phần mềm trên trình duyệt đấy!
- Dart/ Flutter: một ngôn ngữ được Google phát triển dành để xây dựng các ứng dụng trên điện thoại di động nhưng cũng có thể chuyển đổi qua JavaScript.
- Flow: Facebook cũng không đứng ngoài cuộc đua. Họ phát triển Flow từ JavaScript và nâng cấp khả năng nhập dữ liệu theo một cách khác.
- Brython: bạn muốn viết ứng dụng Python 100% nhưng có thể chuyển thành JavaScript? Vậy Brython sẽ là trình chuyển tiếp hỗ trợ bạn dịch Python sang JavaScript một cách chuẩn xác.
Xem thêm:
- TypeScript là gì? So sánh TypeScript và JavaScript
- Vanilla JavaScript là gì? Tổng quan kiến thức về Vanilla JavaScript
- DOM là gì? DOM và JavaScript có mối quan hệ như thế nào?
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về JavaScript là gì cũng như những ưu điểm, nhược điểm, lý do tại sao nên học những công cụ bạn có thể sử dụng để lập trình JavaScript và nhiều thông tin bổ ích thú vị khác rồi đấy! Tino Group chúc bạn sẽ trở thành một nhà phát triển JavaScript xuất sắc trong tương lai gần!
Bài viết có tham khảo nội dung từ: JavaScript.com, Business Insider, freecodecamp,…
Những câu hỏi thường gặp về JavaScript
Nên học JavaScript ở đâu?
Có rất nhiều website, kênh youtube rất hay bạn nên theo dõi bao gồm:
Cách viết Hello World trong JavaScript ra sao?
Nếu bạn muốn code để viết JavaScript cơ bản, những dòng code HTML kết hợp JavaScript sau đây sẽ giúp bạn viết chương trình đầu tiên của mình để chào cả thế giới nhé!
<html>
<head>
<title></title>
<script language=”JavaScript”>
alert(“Hello World!”);
</script>
</head>
<body>
</body>
</html>
Có những cách đặt thẻ script nào trong JavaScript?
Về cơ bản, chúng ta có 3 cách chính để viết script JavaScript bao gồm:
- Internal: bạn viết code JavaScript trong file html hiện tại
- External: bạn viết ra một file .js khác rồi import vào chương trình chính
- Inline: bạn sẽ viết trực tiếp code JavaScript trong thẻ HTML.
Ví dụ về một chương trình JavaScript kết hợp HTML cơ bản.
Nếu cần một ví dụ về code JavaScript kết hợp HTML cơ bản, bạn có thể copy hoặc viết lại từ đầu những đoạn code sau đây để tự trải nghiệm chương trình đầu tiên của mình nhé!
<html>
<head>
<title></title>
</head>
<body>
<input type=”button” id=”clickme” value=”Bấm vô tui đi!!!”/>
<script language=”JavaScript”>
var button = document.getElementById(‘clickme’);
button.addEventListener(‘click’, function(){
alert(‘Hello World!’);
});
</script>
</body>
</html>