Có thể nói, các đồng Coin ẩn danh đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp giải quyết những nhu cầu thực tại trong quá trình giao dịch tiền điện tử của con người, nhất là khi người dùng luôn dành sự ưu tiên hàng đầu về quyền riêng tư. Trước nhiều bất cập của các giao dịch Blockchain, Privacy Coins chính thức được ra mắt, mang lại những trải nghiệm an tâm, thoải mái nhất cho người dùng.
Đôi nét về Privacy Coins
Privacy Coins là gì?
Privacy Coins là thuật ngữ chỉ về đồng tiền ẩn danh, cho phép người dùng giao dịch Bitcoin và các loại Crypto phổ biến khác một cách an toàn, kín đáo nhất có thể. Để thực hiện điều này, Privacy Coins sẽ giúp bạn ẩn chi tiết các giao dịch, không một ai được phép truy cập đánh cắp chúng cũng như không thể biết được số tiền bạn đã giao dịch, gửi đến cho ai, trừ khi bạn tiết lộ thông tin của mình.
Các Privacy Coins được tích hợp các kỹ thuật mã hóa (Encryption Techniques) và công nghệ tiền (Coin-mixing) giúp các giao dịch hoàn toàn ẩn danh, không bị giám sát bởi bất kỳ một đơn vị thứ ba nào. Tuy nhiên, Privacy Coins thường bị kẻ xấu lợi dụng, phục vụ vào những mục đích cá nhân trái phép hoặc thực hiện giao dịch không minh bạch.
Tầm quan trọng của Privacy Coins
Sự phát triển của tiền điện tử đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho thị trường tài chính toàn cầu. Khi sự quan tâm về tiền điện tử ngày càng nhiều, khả năng bảo mật, an toàn của tài sản trên các dự án càng cần được đầu tư chỉn chu. Để các giao dịch được thực hiện tự do, không thông qua bất kỳ đối tượng kiểm soát nào, sự an toàn, chính xác cần phải được đảm bảo.
Hiện tại, phần lớn các đồng Coin đều phát triển dựa trên Blockchain. Do đó, mọi giao dịch trở nên minh bạch, công khai toàn bộ thông tin. Để tối ưu điều này, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối và riêng tư cho người dùng, không thể thiếu các Coin ẩn danh. Đó là lý do Privacy Coins được thiết lập và trở nên cần thiết.
6 dự án Privacy Coins tốt nhất hiện nay
#1. Monero (XMR)
Monero (XMR) là một hệ thống tiền điện tử hoàn toàn ẩn danh, vận hành theo cơ chế Proof-of-Work (PoW). Mục tiêu mà XMR Coin được thiết lập nhằm bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật tốt cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc cho người dùng. Monero riêng tư tuyệt đối, không ai có thể nhìn thấy số tài sản giao dịch giữa các bên với nhau. Trường hợp bạn muốn chia sẻ giao dịch của mình cho ai đó, bắt buộc người đó phải có View Key của bạn.
Dự án Monero sử dụng giao thức CryptoNote, liên quan đến Blockchain bằng việc sử dụng mật mã chữ ký vòng (Ring Signature) và tính năng ẩn địa chỉ (Stealth Addresses). Đồng thời, Monero còn tập trung vào khả năng kháng ASIC nhờ sử dụng thuật toán Random. Do đó, các giao dịch mua bán XRP Coin sẽ được đảm bảo 100% người khác không thể liên kết và chống kiểm duyệt.
Hiểu đơn giản, công nghệ mà dự án Monero tích hợp cho XMR Coin sẽ hỗ trợ người dùng ẩn địa chỉ giao dịch của người gửi/ người nhận, ẩn thông tin tài sản giao dịch, số dư trong tài khoản và không thể truy xuất lịch sử giao dịch.
#2. Zcash (ZEC)
Zcash (ZEC) là một dự án tiền điện tử mã nguồn mở riêng tư được thiết lập để thực hiện các khoản thanh toán kỹ thuật số ẩn danh. Đây là một sản phẩm thuộc dự án ZeroCoin của công ty Zerocoin Electric Coin Company (ZEC) ra mắt vào tháng 10/2016. Về cơ bản, Zcash có thể gọi là bản sao của Bitcoin khi cùng dựa trên một Blockchain.
Khác với Monero – đồng tiền bảo mật bằng cách xáo trộn các giao dịch, Zcash vận hành thông qua một công cụ mật mã bảo mật Zero Knowledge Proof (ZKP) để xác thực các giao dịch mà không cần kiểm tra thông tin riêng tư hoặc bí mật.
Người dùng chỉ cần chứng minh số tiền mà họ có và ủy quyền mà không phải xuất trình các thông tin, giấy tờ rườm rà. Mọi giao dịch của Zcash đều được công khai trong cuốn sổ cái (Blockchain công khai) những thông tin của người nhận, gửi và số lượng giao dịch sẽ được ẩn danh.
#3. Dash (DASH)
Dash (DASH) là một dự án tiền kỹ thuật số mã nguồn mở, được phát triển trên nền tảng Blockchain với rất nhiều điểm tương đồng so với Bitcoin. Bởi vì, Dash là phiên bản được Fork từ Bitcoin. Dự án hoạt động như một dạng tổ chức phân cấp tự trị (DAO) do tập hợp những người dùng được gọi là ‘’Masternode’’ vận hành.
Dự án đồng hành cùng hệ thống máy tính phân tán trên toàn thế giới, tập trung xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng và bảo mật tuyệt đối. Vào tháng 01/2014, Dash chính thức được phát hành bởi Evan Duffield với cái tên đầu tiên là ‘’Xcoin’’.
Tương tự như Bitcoin, Dash được sử dụng chính để giao dịch và không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức trung gian nào. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Dash là dựa trên công nghệ Instant Send (giao dịch tức thời) và Private Send (giao dịch tư nhân). Sự kết hợp giữa hai công nghệ độc quyền của Dash cho phép người dùng gửi và nhận giao dịch hoàn toàn ẩn danh với tốc độ cao.
#4. Horizon (ZEN)
Horizon (ZEN) là một dự án được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực truyền thông và các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo tính an toàn và sự toàn vẹn cho nguồn dữ liệu. Thiết lập vào ngày 30/05/2021, Horizon được biết đến là một bản phân tách từ đồng tiền ảo Z Classic và sử dụng công nghệ mã hóa hiện đại zero-knowledge proofs. Nhờ đó, người dùng được phép trao đổi thông tin ngang hàng hoàn toàn ẩn danh trên Horizon.
Đồng thời, Horizon còn sở hữu thiết kế mạng phi tập trung và mã hóa, hỗ trợ người dùng quyền sử dụng riêng tư và chủ động kiểm soát toàn bộ tài sản của mình.
#5. Oasis Network (ROSE)
Oasis Network là một nền tảng blockchain phi tập trung Lớp 1 được thiết kế để bảo vệ quyền riêng tư và mở rộng khả năng cho Tài chính phi tập trung (DeFi) và sử dụng dữ liệu. Mạng lưới này sử dụng một kiến trúc độc đáo kết hợp nhiều chuỗi khối để mang lại sự cân bằng giữa bảo mật, quyền riêng tư và khả năng mở rộng.
Oasis Network cung cấp nhiều lợi ích cho người dùng, nhà phát triển và doanh nghiệp:
- Người dùng: Kiểm soát dữ liệu của họ, tham gia vào các ứng dụng DeFi một cách riêng tư và bảo mật.
- Nhà phát triển: Xây dựng các ứng dụng DeFi và quản lý dữ liệu có khả năng mở rộng, bảo mật và riêng tư.
- Doanh nghiệp: Tận dụng dữ liệu một cách có trách nhiệm, tuân thủ quy định và cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng.
#6. Mask Network
Mask Network là một giao thức phi tập trung mã nguồn mở cho phép người dùng gửi tin nhắn, bài đăng được mã hóa và thậm chí cả DApps (Ứng dụng phi tập trung) qua các nền tảng mạng xã hội hiện có như Twitter, Facebook và Reddit. Mục tiêu của Mask Network là tạo ra một hệ sinh thái mạng xã hội phi tập trung, nơi người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của họ và tương tác với nhau một cách riêng tư và an toàn.
Mọi tin nhắn, bài đăng và DApp trên Mask Network đều được mã hóa đầu cuối, có nghĩa là chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc được nội dung. Mask Network hoạt động liền mạch với các nền tảng mạng xã hội hiện có, cho phép người dùng dễ dàng bắt đầu sử dụng mà không cần thay đổi thói quen của họ.
Ngoài ra, Mask Network không thu thập hoặc lưu trữ bất kỳ dữ liệu cá nhân nào của người dùng, giúp bảo vệ quyền riêng tư của họ.
Trên đây là thông tin về “Privacy Coins là gì?’’ và top 6 dự án Privacy Coins mà TinoHost đã tổng hợp. Để thu hút và tạo sự tin tưởng cho giới đầu tư, các dự án Blockchain hiện nay luôn chú trọng đến tính năng bảo mật, ẩn danh tính cho người tham gia. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Privacy Coins và có quyết định sáng suốt trong việc đầu tư nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Các giao dịch Bitcoin có thật sự ẩn danh?
Không hoàn toàn ẩn danh. Thực chất, khi giao dịch Bitcoin, tên người dùng sẽ không xuất hiện những hoạt động này lại sử dụng địa chỉ cụ thể, có thể xem như danh tính của bạn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là thông tin này sẽ không thể tiết lộ bạn là ai ngoài đời thực.
Thiết kế của dự án Beam có gì đặc biệt?
Giao thức Beam được thiết kế mã hóa bằng nền tảng C++. Đây là một cửa hàng bí mật của tiền điện tử có lịch phát hành cố định. Những giao dịch ngoại tuyến sẽ được tương tác thông quan hệ thống BBS đảm bảo an toàn.
Dash và Bitcoin có phải là một hay không?
Câu trả lời: Không. Về mặt kỹ thuật, Dash là Fork của Bitcoin nhưng Litecoin lại là Fork của Bitcoin. Vì thế, xuất hiện mối giữa quan hệ giữa Dash và Bitcoin nhưng Dash lại liên kết chặt chẽ hơn với Litecoin. Đặc biệt, sự bảo mật, riêng tư của Dash vô cùng độc đáo và tốt hơn so với Bitcoin.
Dự án Zcash hỗ trợ những chế độ xem tài khoản như thế nào?
Hiện tại, Zcash có hai chế độ xem khác nhau là khóa để xem và khóa để chi tiêu.
- Khóa để xem: Đây là cách bạn có thể xem giao dịch một cách đầy đủ của một người bất kỳ nhưng không thể biết được chi tiết các chi tiêu đã giao dịch trong tài khoản của họ.
- Khóa để chi tiêu: Bạn phải nắm trong tay mã khóa thì mới có thể xem chi tiết số tiền ứng với giao dịch của một người.