Growth Hacking được xem là chiến lược Marketing tối ưu giúp doanh nghiệp tạo nên những tăng trưởng đột phá trong doanh thu, khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường thời đại số. Vậy Growth Hacking là gì? Hãy cùng Tino Group đi tìm lời giải đáp cụ thể ngay bên dưới đây!
Đôi nét về Growth Hacking
Growth Hacking là gì?
Growth Hacking (hay còn gọi là Growth Marketing) là thuật ngữ thường sử dụng trong tiếp thị Internet về các chiến lược tập trung vào sự tăng trưởng. Từ “Hack” có ý nghĩa trong từ “Life Hack”: những mẹo nhỏ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Hiểu đơn giản, Growth Hacking là quá trình “Hack” mức độ tăng trưởng cho doanh nghiệp hiệu quả với mức chi phí thấp và trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể. Growth Hacking sẽ sử dụng chiến lược Marketing với chi phí thấp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả cao nhất để phát triển và đẩy mạnh số lượng người dùng sản phẩm, dịch vụ một cách đột phá. Đặc biệt, Growth Hacking có sự kết hợp hỗ trợ giữa các chiến lược Marketing và những kỹ thuật công nghệ để đạt được một mục tiêu duy nhất. Đó là“tăng trưởng”.
Growth Hacking thường sử dụng trong:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nguồn vốn hạn chế.
- Các startup trong quá trình vận hành cần sự đột phá để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Áp dụng phương pháp Growth Hacking thực chất là sử dụng các dữ liệu, tự động hóa, viral để đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Để thực hiện, doanh nghiệp cần thực hiện cùng lúc tìm thêm nguồn khách hàng mới, chăm sóc tốt cho khách hàng hiện tại nhằm giữ chân khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.
Thuật ngữ “Growth Hacking” xuất hiện lần đầu khi nào?
Growth Hacking xuất hiện lần đầu tiên tại các công ty Startup ở thung lũng Silicon Valley của Mỹ. Trong bối cảnh ngân sách Marketing cực kỳ hạn chế, các công ty này đã tìm ra thủ thuật giúp doanh nghiệp của họ phát triển nhanh chóng với mức phí tối thiểu. Vào năm 2011, thuật ngữ “Growth Hacking” được tạo lập bởi Sean Ellis – Giám đốc tiếp thị của PayPal – để chỉ những mẹo “Hacks” cho các nhà sáng lập đạt được mục đích tăng trưởng nhanh chóng.
Ví dụ ứng dụng Growth Hacking thành công
Dropbox là một trong những thương hiệu đầu tiên sử dụng chương trình giới thiệu để thu hút khách hàng. Chính sách của Dropbox là cung cấp thêm 250MB dung lượng lưu trữ cho những người dùng giới thiệu bạn bè cùng tham gia vào Dropbox thành công. Bạn có thể dễ dàng mời bạn bè thông qua Facebook, Twitter hoặc nhập địa chỉ email để gửi lời mời tự động. Đây là một chiến thuật Growth Hacking mang đến thành công lớn cho Dropbox với lượng người dùng tăng từ 100.000 người năm 2008 lên đến 4 triệu người dùng vào đầu năm 2010. Hầu hết các đối thủ khác rất khó để cạnh tranh với một chiến lược tiếp thị lan truyền siêu đỉnh mà chi phí cực thấp như vậy của Dropbox.
Cách thức hoạt động của Growth Hacking
Sử dụng Growth Hacking cốt lõi là tìm kiếm và duy trì khách hàng tiềm năng, làm sao để thu hút họ truy cập vào các trang mạng xã hội, trang web và biến họ thành khách mua hàng, từ đó mang lại hiệu quả tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đạt được kết quả như ý muốn. Kỹ thuật Growth Hacking không đơn giản, đòi hỏi bạn phải hiểu sâu về bản chất, cách thức hoạt động để có thể vận hành hiệu quả trong trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.
Cách thức hoạt động của Growth Hacking dựa trên công thức phễu AARRR của Dave MCclure với 5 yếu tố cơ bản là: Acquisition (Tiếp xúc lần đầu), Acquisition(Tương tác), Retention (Duy trì), Revenue (Tạo doanh thu), Referral (Giới thiệu).
Acquisition (Tiếp xúc lần đầu)
Đây được hiểu là ấn tượng lần tiên tiếp xúc, giống như việc người dùng tìm đến doanh nghiệp và có những trải nghiệm lần đầu tiên. Ấn tượng ban đầu cực kỳ quan trọng, quyết định xem khách hàng có thật sự thích thú, hài lòng và muốn tiếp tục tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ của bạn hay không.
Acquisition (Tương tác)
Đây là khả năng tương tác của khách hàng đối với các sản phẩm/ dịch vụ của bạn với mức độ nhiều hay ít sau lần tiếp xúc đầu tiên. Nếu đầu tư chuyên nghiệp cho website, cung cấp nội dung đúng với nhu cầu của người dùng doanh nghiệp tạo ấn tượng, bước đầu lôi kéo được khách hàng.
Retention (Duy trì)
Mức độ tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp sẽ được duy trì dựa vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Cung cấp sản phẩm tốt, chất lượng đảm bảo sẽ giúp doanh nghiệp duy trì khả năng tương tác của khách hàng. Quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra: người tương tác sẽ biến thành khách hàng tiềm năng.
Revenue (Tạo doanh thu)
Khi ấn tượng và cảm thấy sản phẩm phù hợp, khách hàng sẽ chấp nhận bỏ tiền ra mua sản phẩm, dịch vụ . Hành động này sẽ tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Khách hàng càng quan tâm đến sản phẩm, tỷ lệ mua hàng càng cao.
Referral (Giới thiệu)
Sau quá trình trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn, khách hàng cảm thấy hài lòng. Theo tâm lý thông thường, họ sẽ muốn … và muốn giới thiệu đến bạn bè, người thân cùng sử dụng.
Để có thể tiếp xúc với khách hàng, tạo những ấn tượng đầu tiên, doanh nghiệp có thể bắt đầu với 3 phương pháp như:
- Xây dựng Content Marketing
- Marketing sản phẩm, dịch vụ.
- Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Mỗi phương pháp đều quan trọng trong hành trình tiếp xúc với khách hàng, thu hút sự quan tâm của họ, từ đó, tạo tiền đề cho các hoạt động chuyển đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng về sau.
4 bí quyết Growth Hacking tăng lượng truy cập của khách hàng
#1. Tốc độ load trang web
Chỉ cần 1 giây load chậm có thể làm giảm đến 7% tỷ lệ chuyển đổi (nguồn: blog.hostvn.net). Muốn thu hút càng nhiều người truy cập vào trang web, bạn đừng ngần ngại việc đầu tư, cải thiện chất lượng cho trang web. Tốc độ load web nhanh, mượt mà sẽ nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Nếu website load chậm, người dùng phải chờ đợi quá lâu, giật lag sẽ gây ấn tượng không tốt khiến người truy cập không muốn quay lại trang thêm lần nữa. Do đó, hãy lưu ý thiết kế dữ liệu cho web phù hợp, không quá nặng làm ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
#2. Cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết
Đối với các sản phẩm, dịch vụ cung cấp đến khách hàng, bạn cần thể hiện thông tin cần thiết, đầy đủ nhất có thể. Người dùng tìm kiếm trên Internet thường quyết định chọn mua sản phẩm sau khi đã tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết. Do đó, bạn hãy liên kết với việc gợi ý khách hàng để lại thông tin liên hệ nhận thêm các tin tức liên quan. Việc cung cấp thông tin liên quan miễn phí chính là cách quan tâm, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, thu hút lượng truy cập hiệu quả.
#3. Khảo sát người dùng
Việc khảo sát người dùng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về sở thích, mong muốn của người dùng, xem xét khả năng hiện tại doanh nghiệp có thể đáp ứng được cho khách hàng hay không. Bạn có thể khảo sát xem người dùng đánh giá trải nghiệm trang web của bạn ở mức độ nào, tại sao họ không muốn ghé thăm website của bạn nữa. Thu thập được những thông tin này, doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược phù hợp, đáp ứng nhu cầu khách hàng, từ việc cải thiện đúng cách sẽ duy trì lượng truy cập ổn định, chất lượng cho doanh nghiệp.
#4. Thiết kế Landing Page chất lượng
Xây dựng website Landing Page là việc tạo ra một trang riêng độc đáo nhằm giới thiệu, ra mắt mặt hàng, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua nền tảng Internet. Landing Page mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh, giúp quá trình lên top Google của trang nhanh chóng, tăng trải nghiệm chất lượng cho khách hàng khi truy cập vào website. So với những website thông thường khác, Landing Page sở hữu giao diện bắt mắt, trực quan, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa sản phẩm phù hợp với mình, tạo ra những chuyển đổi tiêu dùng tốt hơn, đẩy mạnh lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ, Landing Page được xem là cầu nối gắn kết người dùng đến với website bán hàng của bạn. Một Landing Page chuyên nghiệp có nội dung cuốn hút sẽ góp phần tăng lượng truy cập, tốc độ tải trang được cải thiện đáng kể. Một Landing Page chất lượng sẽ có những yêu cầu cơ bản như sau:
- Nội dung chuẩn unique, độc đáo, có giá trị thực tế.
- Đa dạng lựa chọn,phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau.
- Nội dung chạm thẳng vào nhu cầu của người dùng, thêm Call to Action rõ ràng.
Trên đây là thông tin về “Growth Hacking là gì?” và 4 bí quyết áp dụng Growth Hacking hiệu quả mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Để tạo nên những tăng trưởng đột biến cho doanh nghiệp với Growth Hacking, đòi hỏi bạn áp dụng nhiều chiến lược Marketing kết hợp. Vì vậy, trước khi thực hiện Growth Hacking bạn nên phân tích, đánh giá công ty thật kỹ để việc ứng dụng đảm bảo hiệu quả cao nhất nhé!
FAQs về Growth Hacking
Những kênh nào ưu tiên thực hiện Growth Hacking của doanh nghiệp?
Một số kênh tiềm năng mang lại hiệu quả cao mà bạn nên ưu tiên thực hiện Growth Hacking như: SEO, Social Media, Content Marketing, Email Marketing,…
Growth Hacking và Digital Marketing khác nhau như thế nào?
Growth Hacking phát triển, thực hiện chiến lược Marketing tối ưu mang lại tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp, tập trung vào tất cả giai đoạn trong phễu Marketing AARRR đã trình bày ở trên. Conf quá trình thực hiện của Digital Marketing tập trung thu hút khách hàng, thực hiện chiến dịch dài hạn, xây dựng và định vị thương hiệu.
Sử dụng Growth Hacking có phải là hack máy tính không?
Câu trả lời: Không. Growth Hacking là việc xây dựng các chiến lược, lựa chọn phần mềm thích hợp giúp tương tác khách hàng hiệu quả, tối ưu hóa trải nghiệm nhằm thu hút người dùng xem và chọn mua sản phẩm.
Growth Hacking có giống Marketing truyền thống không?
Về cơ bản, Growth Hacking khá tương đồng với hình thức Marketing truyền thống. Tuy nhiên, Growth Hacking bao gồm đa dạng chiến lược Marketing online, thực hiện một cách dễ dàng, tối ưu hơn. Có thể xem Growth Hacking như một thủ thuật “khôn ngoan” giúp doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả.