Root là gì? Tại sao có rất nhiều chương trình/ phần mềm lại yêu cầu bạn phải root thiết bị để mở khóa quyền Root access cho chúng? Để hiểu hơn về Root access là gì cũng như những ưu điểm, nhược điểm của việc Root thiết bị, các bạn hãy cùng TIno Group bài viết này nhé!
Tìm hiểu về Root access
Trong bài viết này, TinoHost chỉ tập trung giới thiệu với bạn về Root access là gì cũng như những ưu điểm và hạn chế của việc root nhưng không hướng dẫn root điện thoại Android ra sao. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến Root access ở IOS, bài viết Jailbreak là gì sẽ cung cấp thêm kiến thức cho bạn.
Root access là gì?
Root là thuật ngữ chỉ thao tác giành quyền kiểm soát hệ thống của thiết bị và có thể tùy chỉnh cài đặt vượt qua rào cản bảo mật cao của nhà sản xuất.
Tùy vào từng thiết bị và trường hợp, root sẽ có nhiều cách hiểu riêng. Chẳng hạn như Root Android là quá trình cho phép người dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác có quyền truy cập ưu tiên trên nhiều hệ thống Android. Nói cách khác, root ở đây là quá trình “khai thông” và “làm chủ” hệ điều hành Android.
Root access là quyền truy cập ưu tiên hay quyền truy cập root. Nếu đã bạn đã làm quen với Unix hay Linux, root access chính là quyền truy cập Admin đầy đủ trên toàn bộ hệ điều hành và phần cứng. Khi có quyền root, bạn có thể truy cập và thay đổi các phần của hệ thống mà thông thường người dùng không có quyền truy cập.
Root access cho phép bạn thực hiện các thay đổi quan trọng trong hệ thống, bao gồm cài đặt và gỡ bỏ ứng dụng, tùy chỉnh các tùy chọn hệ thống và thậm chí thay đổi các tập tin và thư mục quan trọng.
Tuy nhiên, việc sử dụng root access cũng có nguy cơ tiềm ẩn, bởi vì việc thay đổi không cẩn thận có thể làm hỏng hệ thống hoặc gây vết nứt bảo mật. Do đó, việc cấp quyền root thường cần sự xác nhận rõ ràng từ người dùng.
Tại sao gọi là “Root Android”?
Android được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Linux. Đối với Linux và những hệ điều hành UNIX khác, root user tương đương với Administrator user trên Windows. Root user được quyền truy cập toàn bộ hệ thống file trong hệ điều hành và làm bất cứ điều gì mình muốn.
Theo mặc định, người dùng sẽ không có quyền quản trị trên thiết bị Android và những ứng dụng nhất định sẽ không hoạt động khi không có quyền quản trị. Bỏ qua các hạn chế trên hệ điều hành, root cho phép bạn toàn quyền kiểm soát các hoạt động của thiết bị
Về bản chất, Root Android là cách để bạn có được quyền quản trị trên thiết bị Android. Từ đó, bạn có thể thực hiện những tinh chỉnh nâng cao hoặc can thiệp sâu vào file hệ thống.
Root access mang đến những thay đổi gì cho thiết bị?
Chìa khóa vạn năng
Root là việc mở khóa thiết bị Android để cho phép bạn truy cập nhiều hơn đến phần mềm cốt lõi. Nhờ chiếc chìa khóa vạn năng này, bạn có thể sử dụng mọi thứ mà nhà sản xuất Android hạn chế sự can thiệp của người dùng.
Dễ dàng backup dữ liệu
Root sẽ giúp bạn xua tan nỗi ám ảnh của hầu hết người dùng smartphone trên toàn thế giới – sao lưu dữ liệu. Người dùng có thể sử dụng các ứng dụng sao lưu hệ thống có yêu cầu root access để sao lưu dữ liệu quan trọng và thậm chí sao lưu toàn bộ hệ thống để phục hồi khi cần thiết.
Xóa những phần mềm cài đặt sẵn
Đã bao giờ bạn thấy phiền vì những phần mềm cài đặt sẵn trong máy khiến máy nặng nề? Nếu có, root sẽ giúp bạn bỏ qua sự khó chịu này. Gỡ bỏ những ứng dụng chẳng – bao – giờ – dùng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên smartphone sẽ tiết kiệm bộ nhớ và cải thiện tốc độ.
Không chỉ xóa những phần mềm cài đặt sẵn, bạn có thể can thiệp sâu vào vào hệ thống, chỉnh sửa file trong system …
Tùy chỉnh giao diện dễ dàng
Root Access cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện của thiết bị theo ý muốn. Bạn có thể cài đặt các theme tùy chỉnh, thay đổi biểu tượng ứng dụng và sửa đổi các yếu tố khác của giao diện.
Kiểm soát toàn diện
Bạn có thể kiểm soát hoàn toàn hạt nhân, chẳng hạn như tùy chỉnh hiệu suất của thiết bị bằng cách điều chỉnh tần số CPU, quản lý bộ nhớ RAM và thực hiện các tối ưu hóa khác để tăng tốc độ hoạt động.
Đồng thời, bạn cũng có thể kiểm soát hoàn toàn ứng dụng, bao gồm khả năng sao lưu, phục hồi ứng dụng hoặc loại bỏ các bloatware đi kèm nhiều điện thoại.
Bên cạnh đó, root giúp người dùng quản lý việc sử dụng pin bằng cách kiểm soát ứng dụng chạy nền và tắt các dịch vụ không cần thiết, giúp kéo dài thời gian sử dụng pin.
Ưu điểm và hạn chế khi bạn root thiết bị
Ưu điểm
Thay đổi mọi thứ theo ý riêng của bạn
Root hỗ trợ các chủ đề giao diện, cho phép mọi thứ được thay đổi trực quan. Không chỉ màu sắc biểu tượng pin thay đổi, mà còn hình khởi động xuất hiện lúc điện thoại đang khởi động, và nhiều hơn nữa.
Mang đến khả năng tùy biến vô hạn
Sau khi đã root điện thoại Android là khả năng tùy biến Rom vô hạn với rất nhiều giao diện phong phú, đáp ứng được nhu cầu thay đổi theme, màn hình khóa, chạm vào màn hình để mở khóa, kết nối với usb flash…
Kết nối smartphone với USB
Kết nối smartphone với USB là một tính năng rất hay mà chỉ khi root điện thoại Android mới thực hiện được. Tuy nhiên những smartphone đời cao đã mặc định hỗ trợ kết nối này
Tăng tốc độ xử lý
Root máy có thể giúp điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU. Từ đó, bạn có thể tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm pin, bổ sung các tính năng mà mặc định trong máy không hỗ trợ (ví dụ cài thêm Beats Audio, xLoud…).
Hạn chế khi root
- Hạn chế đầu tiên là máy bạn sẽ bị từ chối quyền được bảo hành miễn phí từ nhà cung cấp thiết bị. Root có thể gây phát sinh lỗi do xung đột phần mềm với nhau,. Đương nhiên là nhà sản xuất không chịu trách nhiệm cho việc đó.
- Sau khi root, thiết bị đã root có thể không còn nhận được các cập nhật phần mềm tự động (OTA) từ nhà sản xuất. Bạn phải cập nhật thủ công và có thể bỏ lỡ các cải tiến mới.
- Hệ điều hành có thể chạy không ổn định, thường xuyên báo lỗi vặt.
- Đồng thời, root cũng dễ gây lỗi trong quá trình sử dụng nếu bạn lỡ tay xóa nhầm dữ liệu, ứng dụng hay phần mềm nào đó quan trọng của hệ thống.
- Bạn cũng nên cân nhắc vì root sẽ khiến máy nóng lên và pin tụt nhanh hơn.
- Trường hợp xấu nhất là thiết bị của bạn sẽ hỏng hoàn toàn nếu quá trình root máy gặp trục trặc. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm xảy ra.
- Việc root yêu cầu kiến thức về hệ thống và rủi ro của việc can thiệp vào hệ thống. Người không có kinh nghiệm có thể làm hỏng thiết bị hoặc gặp sự cố.
Cần làm gì trước khi root thiết bị
Sao lưu dữ liệu quan trọng
Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên thiết bị, hãy sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng như hình ảnh, video, danh bạ và dữ liệu ứng dụng. Quá trình root có thể dẫn đến mất dữ liệu, do đó việc sao lưu là cần thiết.
Tìm hiểu về thiết bị và quy trình root
Nắm vững kiến thức về thiết bị của bạn và quy trình root cụ thể cho thiết bị đó. Hiểu rõ hệ thống hoạt động và cách root sẽ giúp bạn tránh gặp sự cố không mong muốn.
Tìm nguồn tài liệu đáng tin cậy
Chọn nguồn tài liệu và hướng dẫn root uy tín và được cộng đồng tín nhiệm. Điều này đảm bảo bạn sẽ thực hiện các bước chính xác và an toàn.
Kiểm tra tình trạng bảo hành
Nếu thiết bị còn trong thời kỳ bảo hành, hãy xem xét liệu việc root có ảnh hưởng đến bảo hành hay không. Một số nhà sản xuất có thể từ chối bảo hành thiết bị đã root.
Tắt các thiết lập bảo mật
Trước khi thực hiện root, hãy tắt các thiết lập bảo mật như khóa màn hình, mã PIN hoặc mật khẩu. Điều này tránh gây rối cho quá trình root.
Tích hợp pin
Đảm bảo pin của thiết bị đủ sạc trước khi bắt đầu quá trình root. Việc root có thể mất một thời gian dài và việc thiết bị hết pin trong quá trình root có thể gây hỏng hệ thống.
Chuẩn bị tùy chọn khôi phục
Trước khi thực hiện root, nên chuẩn bị một phương pháp khôi phục lại thiết bị trong trường hợp xảy ra sự cố. Điều này bao gồm việc tạo bản sao hệ thống (nếu có khả năng) hoặc tìm hiểu về cách khôi phục bằng cách cài đặt lại ROM gốc.
Cách khắc phục sự cố sau khi root
Khôi phục lại bản sao lưu
Nếu bạn đã sao lưu dữ liệu và hệ thống , hãy sử dụng bản sao lưu để khôi phục lại thiết bị vào trạng thái trước khi root. Điều này giúp bạn tránh mất dữ liệu quan trọng.
Khôi phục lại ROM gốc
Nếu bạn đã cài đặt ROM tùy chỉnh và gặp sự cố, bạn có thể cài đặt lại ROM gốc mà thiết bị được cung cấp bởi nhà sản xuất. Điều này giúp trả lại thiết bị về trạng thái ban đầu.
Sử dụng ứng dụng khôi phục
Có nhiều ứng dụng khôi phục hệ thống và dữ liệu dành riêng cho các thiết bị đã root. Bạn có thể tìm và sử dụng những ứng dụng này để khôi phục lại hệ thống nếu gặp sự cố.
Thử lại quá trình root
Nếu bạn gặp sự cố trong quá trình root, bạn có thể thử lại từ đầu, đảm bảo tuân theo hướng dẫn cẩn thận và chính xác.
Tìm kiếm giải pháp trực tuyến
Nếu bạn gặp sự cố cụ thể, hãy tìm kiếm trên các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến dành riêng cho người dùng root. Có thể có người đã trải qua tình huống tương tự và đã tìm ra cách khắc phục.
Tham khảo chuyên gia
Nếu bạn không thể tự khắc phục sự cố, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm về root. Họ có thể giúp bạn xác định và giải quyết vấn đề.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu root access qua bài viết trên. Tino Group hi vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về root access cũng như những hạn chế và nguy cơ sẽ xảy ra khi bạn root thiết bị. Chúc bạn sẽ có những quyết định sáng suốt với thiết bị của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Có nên Root điện thoại hay không?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn muốn mở khóa quyền để hoàn toàn sở hữu thiết bị của mình, Root là một giải pháp rất tốt đấy. Tuy nhiên, việc root thiết bị cũng đem đến rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn cũng như không được bảo hành chính hãng nữa.
Làm sao kiểm tra thiết bị đã bị root hay chưa?
Nếu bạn mua điện thoại và quan tâm đến việc thiết bị này đã bị người sử dụng can thiệp và “bẻ khóa” hay chưa, ứng dụng Root Checker trên Google Play sẽ hỗ trợ bạn kiểm tra đấy!
Có nên mua điện thoại bị root giá rẻ hay không?
Điều này còn tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn cần một chiếc điện thoại với chức năng nghe gọi, lướt web cơ bản, những thiết bị Android đã bị Root vẫn có thể sử dụng tốt trong trường hợp này.
Tuy nhiên, nếu bạn có sử dụng các ví điện tử, tài khoản ngân hàng trên thiết bị, việc mua những điện thoại mới, chính hãng như Xiaomi, Vivo chỉ có mức giá khoảng 2 triệu đồng mà thôi.
Có thể hủy root sau khi đã root không?
Có thể hủy root bằng cách sử dụng một số công cụ và phương pháp. Tuy nhiên, việc hủy root cũng có thể gây ra sự cố, và không phải lúc nào cũng khả thi.
Giải pháp tương tự Root là gì?
Giải pháp tương tự root là “Jailbreak” hoặc “Unlock”.
- Jailbreak: Jailbreak là quá trình loại bỏ các hạn chế của hệ điều hành iOS để cho phép người dùng cài đặt các ứng dụng không chính thống và tùy chỉnh giao diện.
- Unlock: Unlock thường được sử dụng để mô tả việc mở khóa thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại di động, để cho phép sử dụng với các nhà mạng khác nhau.