Nhắc đến PayPal, chúng ta không chỉ nói về một dịch vụ thanh toán trực tuyến, mà còn đề cập đến một biểu tượng của sự kết nối toàn cầu và tính linh hoạt tài chính. Vậy PayPal là gì? Tại sao ứng dụng này lại trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
PayPal là gì?
Giới thiệu về PayPal
Ra đời vào năm 1998, PayPal hoạt động khá phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử. Thậm chí, nhiều người dùng còn xem PayPal là phương thức thay thế cho các cách thức giao dịch chuyển tiền truyền thống như SEC hay thư/lệnh chuyển tiền..
Paypal là dịch vụ tài chính trực tuyến hỗ trợ bạn thanh toán các mặt hàng bằng tài khoản Internet một cách đảm bảo an toàn.
Hiểu đơn giản, Paypal giống như chiếc ví điện tử hay cổng thanh toán trực tuyến. Paypal giúp việc mua hàng, thanh toán và nhận tiền giữa các quốc gia trở nên thuận tiện và ngày càng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Lịch sử phát triển của Paypal
PayPal được thành lập vào tháng 12 năm 1998 bởi Max Levchin, Peter Thiel và Luke Nosek. Ban đầu, họ tạo ra một công ty khởi nghiệp có tên Confinity, tập trung vào việc phát triển một phần mềm mã hóa mã hoá tiền trao đổi qua email. Sau khi hợp nhất với X.com, một ngân hàng trực tuyến do Elon Musk sáng lập, Confinity đổi tên thành PayPal và tập trung vào dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của PayPal:
- 1999: PayPal chính thức được ra mắt dịch vụ thanh toán trực tuyến. Người dùng có thể chuyển tiền qua email một cách dễ dàng hơn.
- 2000: PayPal thu hút sự chú ý và phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong thị trường của các cuộc giao dịch trên eBay.
- 2002: eBay mua lại PayPal với giá 1,5 tỷ USD. Điều này giúp PayPal trở thành phương thức thanh toán chính thức trên eBay và góp phần quan trọng vào sự phát triển của cả hai công ty.
- 2004: Mở văn phòng quốc tế ở Dublin, Ireland, và tiến xa hơn vào thị trường quốc tế.
- 2007: Ra mắt dịch vụ Mobile Express Checkout, cho phép người dùng thực hiện thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại di động.
- 2010: Đặt mục tiêu phát triển hơn ở lĩnh vực mobile payment. Họ ra mắt ứng dụng di động cho iOS và Android.
- 2014: Tách khỏi eBay và trở thành một công ty riêng lẻ. Điều này cho phép PayPal tập trung vào việc phát triển dịch vụ thanh toán và mở rộng hơn trong các lĩnh vực khác nhau.
- 2015: Mua lại công ty thanh toán trực tuyến Xoom, giúp mở rộng khả năng chuyển tiền quốc tế.
- 2017: Hợp nhất với dịch vụ Venmo, một ứng dụng chia sẻ tiền và thanh toán dành cho thế hệ trẻ.
- 2020: Thông báo tích hợp Bitcoin và các loại tiền điện tử khác vào nền tảng của họ, cho phép người dùng mua bán và sử dụng tiền điện tử.
- 2021: Mở rộng khả năng mua sắm bằng tiền điện tử, cho phép người dùng sử dụng tiền điện tử để thanh toán tại hàng triệu cửa hàng trực tuyến trên toàn thế giới.
Bạn có thể làm gì với PayPal?
Hoạt động như là một dịch vụ trung gian trong chuyển tiền quốc tế , PayPal giúp bạn thực hiện hai việc:
- Nhận chi trả từ tài khoản nước ngoài về ngân hàng nội địa.
- Thanh toán khi mua sắm trực tuyến.
Điều kiện sử dụng PayPal
Chỉ cần có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chi tiết thẻ ghi nợ, bạn đã có thể sử dụng PayPal rồi!
Tài khoản PayPal
Tài khoản PayPal chính là địa chỉ email bạn sử dụng khi đăng ký.
Tài khoản cá nhân (Personal)
- Đối tượng người dùng: khách hàng cá nhân muốn mua bán nhỏ lẻ, hoặc nhận tiền từ việc freelancer nước ngoài.
- Đặc điểm: Tỉ lệ giới hạn thấp là ưu điểm nổi bật của tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, nhược điểm là tài khoản bị giới hạn nhận – gửi tiền trong 1 ngày là 500$ .
Tài khoản Premier
- Đối tượng: những người mua/bán trực tuyến, có cả nhận và chuyển tiền.
- Đặc điểm: Tài khoản Premier có tỉ lệ bị giới hạn luôn ở mức cao. Đây là loại tài khoản bạn nên dùng.
Tài khoản doanh nghiệp (Business)
- Đối tượng người dùng: các công ty , tổ chức hay nhóm cá nhân có nhu cầu chuyển tiền với số lượng lớn.
- Đặc điểm: Tài khoản doanh nghiệp không bị giới hạn tiền nhận, gửi. Bạn có thể đăng nhập tài khoản từ nhiều IP mà không sợ bị giới hạn gì cả.
Để đăng ký được tài khoản PayPal Business, doanh nghiệp cần có một giấy phép kinh doanh. Tài khoản PayPal Business có thể được dùng để mua bán hàng hóa số lượng lớn (Ebay, Amazon…) và cho phép nhiều người truy cập.
Sử dụng PayPal như thế nào?
Thanh toán qua PayPal
Bất cứ khi nào bạn muốn tiến hành thanh toán bằng PayPal, bạn có thể chọn thẻ hoặc tài khoản tuỳ thích.
Thông thường, người dùng sẽ chọn một phương thức đặt làm phương thức thanh toán mặc định. Khi tiến hành thanh toán, PayPal sẽ ưu tiên sử dụng hình thức này. Trong trường hợp không muốn dùng phương thức thanh toán mặc định, bạn cần phải chọn một cách khác.
Khi bạn click chọn thanh toán bằng PayPal, trang truy cập vào Paypal sẽ hiện ra và cho phép bạn đăng nhập vào. Sau đó, bạn chọn “Tiếp theo” và click vào dòng chữ “PAY NOW” là xong.
Nhận tiền thông qua dịch vụ
Ngoài việc thanh toán cho các mặt hàng bằng PayPal, bạn cũng có thể nhận tiền thông qua dịch vụ.
Bất kỳ khoản tiền nào bạn nhận được đều nằm trong tài khoản PayPal của bạn. Đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng khoản tiền này để thanh toán món hàng bạn mua, với số dư đứng đầu bằng thẻ hoặc tài khoản ngân hàng được chỉ định của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển tiền từ PayPal vào một trong các tài khoản ngân hàng hoặc thẻ được chỉ định của mình.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng PayPal
Ưu điểm
Thanh toán cực kỳ nhanh chóng
Quá trình giao dịch bằng Paypal được thực hiện rất nhanh chóng và tức thời, không chờ đợi thủ tục rườm rà.
Đặc biệt, trong trường hợp chuyển tiền cho nhau, bạn có thể dễ dàng nhận và chuyển tiền qua lại giữa các tài khoản PayPal mà không bị mất phí.
Hệ thống tự động lưu thông tin chủ thẻ
Thông tin chủ thẻ được lưu trữ ngay khi đăng ký tài khoản, cực kì tiện lợi. Nhờ tính năng này, bạn không cần mất thời gian nhập đi nhập lại nhiều lần thông tin chủ thẻ cho mỗi lần thanh toán.
Bảo mật thông tin khách hàng
Thông tin là “tài sản vô hình” của mỗi người, đặc biệt là thông tin liên quan đến ngân sách hoặc các giao dịch thanh toán. Với những giao dịch thanh toán trực tuyến, người dùng càng dè dặt khi cung cấp thông tin. Hiểu được điều đó, PayPal đã cam kết sẽ bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân của chủ thẻ.
Độ phổ biến rộng rãi
Sở hữu mạng lưới thanh toán ở hầu hết các nước trên thế giới, Paypal là một trong số ít những ví điện tử khiến người dùng cảm thấy hài lòng. Đi đến bất kì nước nào, chỉ cần vài thao tác đơn giản là có thể thực hiện thành công giao dịch, bạn có cảm thấy hài lòng không?
Hỗ trợ khách hàng tốt
Mạng lưới thanh toán toàn cầu đòi hỏi Paypal phải đảm bảo tốt dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng. Được hỗ trợ mọi lúc mọi nơi chính là một trong những “gạch đầu dòng” mà người dùng yêu thích PayPal.
Chức năng hoàn tiền
“ChargeBank” là một chức năng đặc biệt của PayPal. Với chức năng này, khách hàng có thể yêu cầu nhận lại số tiền đã chuyển trong trường hợp bị lừa đảo. Điều này mang đến cảm giác an toàn khi giao dịch cho cả người bán và người mua.
Hạn chế
- Phí rút tiền cao.
- Phí giao dịch cao.
- Dễ bị khoá tài khoản.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản PayPal A-Z
Điều kiện bắt buộc để mở tài khoản PayPal
- Bạn đủ 18 tuổi và có CMND/thẻ căn cước.
- Sở hữu các loại thẻ thanh toán quốc tế như: Visa, Mastercard, America Express… và có tài khoản ngân hàng.
- Có một địa chỉ email đang sử dụng.
- Có nhu cầu mua sắm và thanh toán quốc tế.
Đăng ký tài khoản PayPal cá nhân
Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ web: https://www.paypal.com. Sau đó, bạn chọn nút “Sign Up” ở góc trên màn hình.
Bước 2: Bạn chọn một trong hai loại tài khoản “Personal Account” và “Business Account” rồi nhấn Next.
Bước 3: Tại mục “I’m an” có 4 hình thức lựa chọn:
- Người mua sắm trực tuyến.
- Người bán hàng cá nhân/làm nghề tự do
- Cả hai.
- Tôi không chắc chắn.
Bạn muốn sử dụng hình thức nào thì chọn vào đó rồi nhấn Next.
Bước 4: Nhập số điện thoại rồi nhấn Next.
Nhập mã xác thực gửi qua số điện thoại.
Bước 5: Nhập các thông tin theo yêu cầu gồm:
- Địa chỉ email
- Family name: Tên của bạn.
- Middle name: Đệm (tên lót) của bạn.
- Last name / Family nam: Họ của bạn.
- Mật khẩu: ít nhất 8 ký tự, phải có ký tự in hoa, in thường, con số và ký tự đặc biệt như !@#$%^
Sau đó nhấn Next.
Bước 6: Tiếp tục nhập các thông tin gồm:
- Quốc gia
- Ngày sinh
- Giấy tờ tùy thân
- Địa chỉ, thành phố và mã bưu điện
Tích vào ô đồng ý điều kiện rồi nhấn Agree and create account.
Như vậy, tài khoản PayPal của bạn đã được tạo, bạn có thể lựa chọn 2 danh mục Mua sắm hoặc Gửi thanh toán.
Đăng ký tài khoản PayPal doanh nghiệp
Bước 1: Thao tác lại bước bắt đầu đăng ký và chọn Business Account.
Bước 2: Cung cấp một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp của bạn, bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ và mật khẩu. Sau đó, nhấn Argee and Submit.
Bước 3: Nhấn Start Activating Your Account để bắt đầu kích hoạt tài khoản hoặc Skip for now để bỏ qua và kích hoạt sau.
Nhập các thông tin theo yêu cầu:
Hướng dẫn xác minh tài khoản PayPal (Verify)
Verify tài khoản Paypal sẽ giúp thanh toán online dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Mỗi khi thanh toán, bạn không cần phải nhập thông tin thẻ Visa.
Bước 1: Truy cập Paypal từ trình duyệt. Nếu tài khoản của bạn chưa được đăng nhập tự động, hãy nhấp vào Log In (Đăng nhập) ở phía trên góc phải cửa sổ và nhập thông tin đăng nhập.
Bước 2: Nhấn vào nút Link a card
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin vào:
- Card type: Chọn loại thẻ bạn dùng, bao gồm thẻ tín dụng/ghi nợ hoặc thẻ ngân hàng.
- Card number: Điền dãy số có trên thẻ Visa của bạn (12 chữ số).
- Expiration MM/YY: Tháng/năm thẻ hết hạn.
- CSC: 3 số bảo mật có ở mặt sau thẻ của bạn.
- Select…address: Địa chỉ của bạn, nên ghi theo CMND.
Đối với thẻ ngân hàng:
- Chọn ngân hàng tại Việt Nam
- Nhập SWIFT code
- Account number
Bước 4: Quay lại trang chủ, nhấn vào Set up your account -> chọn Confirm your email -> Send email. Bạn mở email dùng để đăng ký tài khoản rồi mở link để xác thực email.
Hướng dẫn rút tiền từ tài khoản PayPal về ngân hàng Việt Nam
Bước 1: Chọn Transfer Funds
Bước 2: Chọn ngân hàng mà bạn muốn chuyển -> nhấn Next
Nhập số tiền muốn chuyển -> nhấn Next.
PayPal sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin rút tiền. Bạn cũng nên chú ý tỷ giá quy đổi USD sang VNĐ trên Paypal.
Bước 5: Sau khi kiểm tra hết thông tin lần cuối, bạn chọn nút Transfer $$$ Now để thực hiện chuyển tiền Paypal về Ngân hàng Việt Nam.
Cuối cùng, bạn chỉ cần ngồi chờ tiền từ tài khoản Paypal về với tài khoản ngân hàng sau 2-4 ngày. Tuy nhiên, nếu rơi vào các ngày lễ hoặc mạng bị trục trặc thì bạn sẽ phải đợi lâu hơn một chút.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng PayPal
Lỗi đăng nhập hoặc xác minh tài khoản
Đảm bảo bạn nhập đúng thông tin đăng nhập và xác minh bằng email hoặc số điện thoại. Nếu cần, bạn có thể sử dụng chức năng khôi phục mật khẩu hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ của PayPal.
Lỗi thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng không được chấp nhận
Kiểm tra xem bạn đã nhập thông tin thẻ hoặc tài khoản ngân hàng đúng cách. Nếu vẫn gặp vấn đề, liên hệ với ngân hàng hoặc PayPal để biết thêm hỗ trợ.
Giao dịch bị từ chối hoặc không thành công
Đảm bảo bạn có số dư đủ để thực hiện giao dịch. Nếu thẻ tín dụng hết hạn hoặc tài khoản ngân hàng không có tiền, giao dịch có thể bị từ chối.
Hạn chế tài khoản hoặc bị khóa
Nếu tài khoản bị hạn chế hoặc bị khóa, bạn cần liên hệ với PayPal để xác minh danh tính và giải quyết tình trạng.
Lỗi khi rút tiền hoặc chuyển tiền
Kiểm tra thông tin bạn nhập khi thực hiện giao dịch rút tiền hoặc chuyển tiền. Đảm bảo bạn đã chọn đúng tài khoản nguồn và nhập thông tin đích chính xác.
Lỗi trong giao dịch mua sắm trực tuyến
Kiểm tra xem bạn đã chọn PayPal là phương thức thanh toán chính xác và cần thiết khi thanh toán trực tuyến.
Lỗi không thể liên kết thẻ hoặc tài khoản ngân hàng
Đảm bảo thông tin thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng bạn cung cấp là chính xác và đủ điều kiện để liên kết với tài khoản PayPal của bạn.
Lỗi trong quá trình xác minh danh tính hoặc thông tin
Cung cấp thông tin xác minh theo yêu cầu của PayPal. Đảm bảo bạn cung cấp thông tin chính xác và đủ để xác minh danh tính của mình.
Tóm lại, PayPal không chỉ là một dịch vụ thanh toán trực tuyến phổ biến mà còn là một biểu tượng tiên phong trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng tài chính trực tuyến. Từ những ngày đầu cho đến hiện tại, PayPal đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc giúp kết nối thế giới kỹ thuật số và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới. Với sự tiện lợi và an toàn, PayPal tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và định hình lại cách chúng ta thanh toán trên Internet.
Những câu hỏi thường gặp về PayPal
Rút tiền về ngân hàng Việt Nam có tốn phí không?
Phí rút tiền của PayPal mặc định là 60.000 VNĐ + với phí chuyển đổi ngoại tệ và phí giao dịch liên ngân hàng (tùy vào Ngân hàng). Do đó, tổng chi phí ở mỗi ngân hàng có thể khác nhau. Các loại phí này được tính toán sau đó đưa ra tỷ giá quy đổi USD về VNĐ.
Bạn có thể truy cập vào đây để tham khảo các loại phí liên quan.
Có mấy cách để tìm mã Digit Code?
- Xem tin nhắn đến ở điện thoại: Khi Ngân hàng tạm trừ 1.95$ trong thẻ Visa của bạn để Verify tài khoản Paypal, ngân hàng sẽ gửi cho bạn 1 tin nhắn có đoạn PP*6906CODE số ở giữa chính là 4 mã Digit Code.
- Xem lịch sử giao dịch trong tài khoản ngân hàng: Bạn vào tài khoản Ngân hàng Online vào mục “Dịch vụ thẻ” -> “Thường truy cập”. Trong cột “Chi tiết” bạn sẽ nhìn thấy mã Digit Code này.
- Gọi lên tổng đài ngân hàng: Trong trường hợp bạn không tìm thấy mã Digit Code hãy gọi lên ngân hàng (Số điện thoại có in trên thẻ), cung cấp các thông tin họ yêu cầu như số thẻ, họ tên, số CMND, nhận viên ngân hàng sẽ đọc mã code cho bạn.
Thực hiện nhiều giao dịch Paypal trong một ngày có được không?
Vẫn được nhé! Mình cũng đã từng giao dịch thành công 10 lần với thẻ Visa debit của ngân hàng Á Châu (ACB) qua tài khoản cá nhân.
Tuy nhiên, khi giao dịch với các tổ chức, các cá nhân, nhiều khả năng bạn sẽ bị HOLD số tiền đó lại và bị đánh dấu Limit account Paypal. Song song đó, Việt Nam cũng đang bị chú ý nên bạn cũng hạn chế giao dịch nhiều trong 1 ngày nhé!
Đăng nhập nhiều tài khoản Paypal trên cùng một thiết bị (máy vi tính) có sao không?
Khi bạn đăng nhập tài khoản vào Paypal, thiết bị đều sẽ tự động lưu lại IP, cookie, trình duyệt,…. Nếu đăng nhập nhiều tài khoản Paypal trên cùng một thiết bị cũng thể dẫn đến một số rắc rối không mong muốn.
Gợi ý: bạn có thể đăng nhập các tài khoản Paypal trên máy ảo.
Tại sao khi gửi tiền thường gặp câu ” We’re sorry. We can’t send your payment right now “?
Đây là một dạng limit của Paypal. Đừng lo lắng quá, bạn có thể xóa cookie, đổi sang trình duyệt khác và thử lại.
Nếu vẫn gặp lỗi, bạn nên liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng tại chi nhánh ngân hàng bạn mở thẻ Visa hoặc Master. Trong trường hợp không có vấn đề gì, bạn nên đợi từ 24 đến 48 tiếng sau rồi thử lại.