Bạn đang là một chủ shop hay một cá nhân, đã hoặc đang chuẩn bị bán hàng trên các sàn thương mại điện tử? Bạn muốn tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dùng? TinoHost sẽ “bật mí” với bạn trong bài viết này!
Mua hàng trực tuyến là gì?
Bạn có thể hiểu đơn giản, mua hàng trực tuyến là phương pháp mua các sản phẩm, dịch vụ ngay trên các thiết bị điện tử có kết nối với Internet. Với cách mua hàng này, bạn sẽ không cần phải đi đến các cửa hàng nữa.
Quá trình thực hiện mua hàng trực tuyến là vô cùng dễ dàng. Bạn cần một thiết bị kết nối internet, tìm sản phẩm bạn cần mua hoặc vào trực tiếp trang bán bạn đã biết để lựa chọn sản phẩm. Các sản phẩm trực tuyến, thông thường sẽ được hiển thị giá cả đầy đủ, nếu không bạn sẽ được nhà bán gợi ý liên hệ trực tiếp với họ qua email hoặc điện thoại.
Trong bài viết sẽ giới thiệu về mua hàng trực tuyến, góc nhìn lợi ích từ phía người tiêu dùng để suy ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của người dùng Internet.
Lịch sử hình thành của mua hàng trực tuyến
- Theo Wikipedia, đơn vị tiên phong trong mô hình mua sắm trực tuyến là IBM vào khoản thập kỷ 1960.
- Vào khoảng năm 1989, sau khi Tim Berners-Lee phát triển máy chủ và trình duyệt World Wide Web trên thế giới, kéo theo đó là sự bùng nổ của Internet.
- Đến năm 1991, World Wide Web được phổ biến và trở nên thông dụng hơn.
- Năm 1994, ngân hàng trực tuyến (online banking) ra đời, cùng với đó là PizzaHut đã tự triển khai mua bán trực tuyến. Netscape công bố SSL v2 nhằm tăng sự bảo mật trong quá trình thanh toán trên internet.
- Tiếp theo năm 1995 Amazon ra đời.
- Năm 1996 eBay ra đời.
- Alibaba, Taobao và Tmail ra đời vào khoảng những năm 2003 – 2008.
Lợi ích và bất lợi của mua hàng trực tuyến
Lợi ích khi mua hàng trực tuyến
Mua hàng trực tuyến có rất nhiều lợi ích như:
- Tiện lợi và dễ dàng: Thay vì bạn ra cửa hàng để mua sản phẩm tiêu dùng, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính là có thể mua hàng.
- Tiết kiệm thời gian: Bạn có thể sử dụng thời gian nghỉ ngơi khi làm việc trong văn phòng để mua hàng, không cần phải tốn thời gian lựa ở các cửa hàng truyền thống hay chợ.
- Thanh toán tiện lợi: Thay vì sử dụng tiền mặt, bạn chỉ cần các ví điện tử và tài khoản ngân hàng là đã có thể mua “cả thế giới”.
- Tiết kiệm tiền bạc: Bạn chỉ cần tìm và so sánh giá cả các sản phẩm trên mạng, đọc Testimonials và sau đó quyết định mua hàng. Nếu chịu khó tìm kiếm, bạn sẽ tìm được đơn vị cung cấp sản phẩm tương ứng với giá cả tốt hơn.
Một số bất cập khi mua hàng trực tuyến
- Bạn sẽ không thể chạm vào món hàng. Điều này làm bạn khó lòng ra quyết định.
- Quyết định mua hàng phụ thuộc hoàn toàn vào niềm tin. Vì thế, bạn chỉ nhìn hình ảnh, đánh giá và bình luận của người bán và những người đã mua khác để ra quyết định.
- Quan ngại về thông tin cá nhân bị tiết lộ. Vì môi trường internet đầy rẫy những kẻ xấu luôn chờ bạn sơ hở và tấn công lấy đi tài khoản ngân hàng, hay những nhà cung cấp dịch vụ bán dữ liệu khách hàng cho nhau.
- Một số sản phẩm giao hàng rất lâu, đặc biệt nếu bạn mua từ nước ngoài.
- Những quan ngại về sự bảo mật của các trang khi bạn thanh toán trực tuyến.
5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến
Từ lợi ích và những yếu tố quan ngại của người dùng, ta có thể suy ra được những yếu tố sau sẽ tác động rất lớn đến quyết định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng Theo sự kinh nghiệm, sự tìm hiểu và tổng hợp, TinoHost sẽ đưa ra 5 yếu tố gợi ý cho bạn:
- Yếu tố tổng quan về mặt hình ảnh
- Sự đánh giá của người khác
- Yếu tố về giá cả
- Chính sách bù hoàn – đổi trả tạo sự yên tâm
- Sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình
Dưới đây, TinoHost sẽ giải thích từng yếu tố trên dựa theo góc nhìn của một người tiêu dùng, và bạn nên kết hợp với chính những kinh nghiệm mua hàng trực tuyến của bạn để đưa ra một đánh giá tổng quan hơn.
Yếu tố tổng quan về mặt hình ảnh
Bạn tự phát triển một thương hiệu giày chẳng hạn, bạn có thể đặt hàng theo yêu cầu với nhà sản xuất khác hoặc tự sản xuất. Sau đó, bạn lập một website, bạn tiến hành mở các cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử.
Có một khách hàng tìm đến bạn một cách ngẫu nhiên truy cập vào web. Họ sẽ nhìn thấy điều gì? Chắc chắn, điều làm họ ấn tượng đó chính là giao diện website và hình ảnh sản phẩm của bạn.
Ví dụ về một nhãn hiệu giày nội địa khá nổi bật.
Vì vậy, đầu tư vào hình ảnh sản phẩm rất quan trọng để tiếp cận với người dùng.
Với các thương hiệu nổi bật họ sẽ sử dụng người mẫu và những hình ảnh siêu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với xu hướng cá nhân hoá như hiện tại, bạn đầu tư vào hình ảnh theo dạng:
- Chụp ảnh thật của sản phẩm, bạn có thể cầm sản phẩm trên tay hoặc video sử dụng sản phẩm nhằm tăng độ chân thực cao.
- Chọn người mẫu không quá chuyên nghiệp, không quá hoàn hảo và người mẫu có nét tương đồng với khách hàng, sẽ làm người dùng có cảm tình hơn với sản phẩm của bạn, từ đó tỉ lệ mua hàng sẽ cao hơn.
Sự đánh giá của người khác
Khi người mua tìm thấy sản phẩm của bạn, dù rất ưng ý với mẫu mã, họ sẽ chưa quyết định mua ngay đâu! Họ sẽ tìm kiếm thương hiệu, sản phẩm của bạn trên mạng, và xem những đánh giá về sản phẩm.
Sản phẩm của bạn, thương hiệu của bạn được người khác đánh giá tốt, họ sẽ tăng thêm sự tin tưởng vào sản phẩm.
Thông thường những sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada sẽ gợi ý những người đã mua sản phẩm đánh giá sản phẩm đó. Việc này nhằm tạo ra sự khách quan khi những người dùng khác mua sản phẩm, cũng như thông tin tham khảo từ những người không hề quen biết bạn sẽ khách quan hơn chính bạn đánh giá sản phẩm của bạn.
Vì vậy sự đánh giá về sản phẩm của những người khác là vô cùng cần thiết, và ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng.
Yếu tố về giá cả
Có thể hàng của bạn đã được người dùng cho vào giỏ. Nhưng, chưa chắc họ sẽ mua ngay đâu. Nếu một đôi giày có giá khoảng 2 triệu chẳng hạn, liệu bạn có phân vân khi mua một đôi giày của đơn vị khởi nghiệp, với một thương hiệu nổi bật như Adidas?
Chính sách bù hoàn – đổi trả tạo sự yên tâm
Sau khi xét về mặt giá cả, đối với các sản phẩm thời trang, người dùng cực kì quan tâm đến chính sách bù hoàn đổi trả cho sản phẩm.
Nếu sản phẩm chỉ có giá khoản 100 – 200 ngàn, người dùng sẽ bỏ qua nếu giày bị hư hỏng vì suy nghĩ mặc định “tiền nào của đó”. Tuy nhiên, nếu đó là một đôi giày có giá vài triệu và không có chính sách bảo hành, sẽ làm người dùng từ bỏ thương hiệu hoặc nhà phân phối đó!
Sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình
Đối với những nhà sản xuất có thương hiệu họ sẽ đầu tư rất nhiều vào những nhân viên chăm sóc khách hàng. Vì sao?
Vì điều này thể hiện sự quan tâm đến khách hàng của bạn. Với xu hướng cá nhân hoá sản phẩm, bạn không đủ kinh phí để cá nhân hoá sản phẩm cho từng khách hàng, bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ nhiệt tình cho người mua như thể họ là một vị vua. Chắc chắn, họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Bài viết này có tổng hợp nhiều thông tin và có góc nhìn tổng quát về mua hàng, có thể bạn thấy một số điểm không đúng với trường hợp của bạn, hoặc bạn có những đóng góp thêm nữa cho bài viết trở nên tổng quát hơn. Bạn cũng có thể liên hệ ngay với TinoHost để đội ngũ TinoHost bổ sung nhé.
Chúc bạn khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp thành công!
Những câu hỏi thường gặp về mua hàng trực tuyến
Cách tự làm trang bán hàng giá rẻ?
Bạn cần có một tên miền, hosting và sử dụng WordPress làm nền tảng kết hợp với plugin WooCommerce là bạn đã sở hữu một trang thương mại điện tử. Để thực hiện, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Hướng dẫn sử dụng WordPress từ A – Z mới nhất 2024 để có thể hiểu về nền tảng WordPress.
Hai bài viết về WooCommerce để hiểu về WooCommerce và cách tạo cửa hàng với WooCommerce.
WooCommerce là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng WooCommerce WordPress
Hướng dẫn tạo một cửa hàng WooCommerce từ A – Z
Các sàn thương mại điện tử nào phổ biến tại Việt Nam?
Hiện tại, có 4 sàn thương mại điện tử có mức độ uy tín rất cao bao gồm: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Nếu bạn mua các sản phẩm về công nghệ, bạn có thể tham khảo các đơn vị như: thegioididong, cellphones, hoanghamobile,… là các trang rất uy tín cũng như có cửa hàng để bạn xem sản phẩm.
Cách mua hàng uy tín chất lượng trên các sàn thương mại điện tử?
Để mua hàng chất lượng uy tín, bạn nên xem tổng quan về shop bao gồm: Thời gian bán hàng, phản hồi của khách hàng về các sản phẩm, mức độ đánh giá về sản phẩm, phản hồi của người bán khi bạn liên hệ. Đặc biệt bạn có thể mua sản phẩm từ các nhà phân phối có dấu tick Mall trên: Lazada, Shopee, Sendo; mua hàng trên Tiki Trading, đó là các nhà bán/ nhà phân phối được chứng thực.
Cách mua đồ cũ có giá tốt trên mạng?
Một trong những trang thương mại điện tử có thể giúp bạn mua các đồ cũ khá an toàn và uy tín như: Chợ Tốt, Chodocu.com, muaban.net. Bạn có tìm kiếm sản phẩm và sau đó liên hệ trực tiếp với người bán để xem sản phẩm, nếu mọi thứ tốt bạn có thể chốt mua hoặc không.
Tốt nhất là bạn nên mua các sản phẩm trong cùng thành phố, để bạn có thể dễ dàng di chuyển và kiểm tra hàng, đổi trả nếu người bán chấp nhận.