Kinh doanh qua thương mại điện tử đã trở thành phương thức làm giàu được nhiều người lựa chọn. Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng. Điều này đã trở thành nền tảng thúc đẩy “kỷ nguyên” thương mại điện tử lên tầm cao mới. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ gợi ý đến bạn 10 ý tưởng kinh doanh qua thương mại điện tử giúp bạn tạo ra thu nhập khủng.
Giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-commerce) là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh thời công nghệ số. Thuật ngữ này dùng để chỉ quá trình thực thi một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua các thiết bị và phương tiện điện tử.
Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu thương mại điện tử là hoạt động mua bán, kinh doanh, giao dịch sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ thông qua Internet và các thiết bị điện tử như smartphone, laptop. Bên cạnh đó, các hoạt động quảng cáo và đặt hàng cũng được thực hiện trực tuyến.
Phần lớn các công ty hiện nay để chuyển mình sang xu hướng kinh doanh qua thương mại điện tử. Những năm gần đây, nhu cầu mua sắm trực tuyến dần trở thành thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Điều này chính là “bàn đà” thúc đẩy mô hình kinh doanh qua thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Tầm quan trọng của thương mại điện tử
Trên thực tế, thương mại điện tử chính là xu hướng tất yếu của thị trường 4.0 – giai đoạn “người người, nhà nhà” đều tiếp cận với Internet, sống trong môi trường công nghệ. Vì vậy, sự xuất hiện của thương mại điện tử đã giải quyết toàn bộ nhu cầu về kinh doanh và mua sắm.
Không chỉ mang đến sự tiện lợi cho người mua, thương mại điện tử còn tạo nên nguồn thu nhập hấp dẫn cho người kinh doanh. Với người mua, thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm với mức giá ưu đãi, tốc độ đặt và giao hàng nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, thương mại điện tử sẽ giúp người bán tăng khả năng tiếp cận, dễ dàng nắm bắt cơ hội và cung ứng nhiều sản phẩm ra thị trường hơn.
Tuy mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực, thương mại điện tử vẫn đối diện với nhiều thách thức lớn. Tại Việt Nam, thị trường thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm kém chất lượng tràn lan, khó kiểm soát. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, công nghệ ở nước ta cũng chưa thật sự phát triển, ảnh hướng đến tính bảo mật thông tin của người dùng.
10 ý tưởng kinh doanh qua thương mại điện tử tạo ra lợi nhuận cao nhất
#1. Mặt hàng thời trang
Kinh doanh các mặt hàng thời trang đã quá phổ biến thông qua thương mại điện tử. Đây được xem là mặt hàng dễ bán, dễ mua và cũng mang đến lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn.
Bên cạnh quần áo, túi xách, bạn cũng có thể kinh doanh phụ kiện. Điểm cộng khi kinh doanh những mặt hàng này là bạn rất dễ kiếm nguồn cung, vốn đầu tư ban đầu cũng không quá lớn.
Tuy nhiên, vì mặt hàng này là sản phẩm thông dụng nên việc kinh doanh các mặt hàng thời trang rất cạnh tranh. Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng, bạn phải liên tục cập nhật xu hướng thời trang mới. Nếu kinh doanh không thuận lợi, sản phẩm của bạn rất dễ biến thành hàng tồn kho.
#2. Thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm qua thương mại điện tử thực chất không còn xa lạ đối với nhiều người. Bạn có thể bán bất kỳ món ăn, thức uống nào thông qua Internet. Từ những thực phẩm ăn vặt đến các món chính, tất cả đều được bày bán rộng rãi trên các phương tiện điện tử.
Ngoài ra, kinh doanh thực phẩm “ăn sạch – sống xanh” cũng rất được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại. Nhu cầu eat clean, ăn uống healthy ngày càng phổ biến. Vì vậy, việc lên thực đơn cho những món ăn đầy dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe đã trở thành sự lựa chọn đối với nhiều người.
#3. Nền tảng học trực tuyến
Sau đại dịch Covid-19, các cổng thông tin giáo dục trực tuyến đã trở nên thịnh hành và cực kỳ phát triển. Thế nên, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua ý tưởng kinh doanh vừa mới mẻ, vừa thú vị này.
Bạn có thể cung cấp một nền tảng học tập trực tuyến cho những người có nhu cầu bổ sung kiến thức. Hiện tại, có rất nhiều học sinh/sinh viên hoặc người đi làm có nhu cầu tiếp cận nguồn tài nguyên giáo dục trực tuyến. Học tập qua đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người khi đại dịch bùng phát.
Nếu có kiến thức về một lĩnh vực nào đó và có khả năng giảng dạy, bạn có thể mở và bán các khóa học online cho người dùng. Nhìn chung, ý tưởng kinh doanh này cũng rất được hưởng ứng trong những năm gần đây.
#4. Đồ dùng công nghệ
Tai nghe không dây, đồng hồ thông minh, kính thực tế ảo,…, là những mặt hàng rất được giới trẻ và các tín đồ công nghệ ưa chuộng. Công nghệ hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Vì vậy, việc sở hữu đồ dùng công nghệ chính là nhu cầu tất yếu của hầu hết mọi người.
Đồng thời, đây được xem là dòng sản phẩm thời thượng, tiện lợi và sở hữu một ngách thị trường riêng biệt. Với ý tưởng kinh doanh này, bạn không chỉ có cơ hội tiếp cận công nghệ mới mẻ mà còn mang lại nguồn doanh thu trong mơ.
#5. Đồ dùng gia dụng
Đây được xem là mặt hàng được các bà mẹ bỉm sữa và chị em nội trợ ưa chuộng hàng đầu. Việc đầu tư kinh doanh những sản phẩm này có thể tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, lợi nhuận mà chúng mang lại sẽ rất cao nếu bạn bán được sản phẩm.
Đồ dùng gia dụng hiện nay rất đa dạng và hiện đại. Chúng được tích hợp nhiều tính năng khác nhau, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Bạn có thể kinh doanh mặt hàng này trên các sàn thương mại điện tử lớn như: Tiki, Lazada, Shopee,… Đây chính là nơi giúp bạn dễ tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng nhất.
#6. Digital Marketing
Về bản chất, đây không phải là sản phẩm hữu hình như các ý tưởng kinh doanh khác. Digital Marketing đóng vai trò như một dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
Hiện nay, có rất nhiều cá nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ này. Digital Marketing là một yếu tố quan trọng trong thời đại 4.0. Nếu có kiến thức về SEO, Content Marketing, chạy ads,…, bạn nên tận dụng năng lực của mình để kiếm lợi nhuận.
#7. Tác phẩm nghệ thuật
Bạn đam mê nghệ thuật và sở hữu năng khiếu đặc biệt về lĩnh vực này? Các tác phẩm bạn tạo ra là “độc nhất vô nhị” và được nhiều người yêu thích? Vậy tại sao bạn không thử “bán” các tác phẩm của mình và kiếm lợi nhuận?
Nếu có niềm đam mê và khả năng cảm thụ nghệ thuật tuyệt vời, bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng thương mại điện tử để kinh doanh tác phẩm của mình. Hiện tại, có rất nhiều nghệ sĩ bán tranh, ảnh và âm nhạc của họ trên các diễn đàn nghệ thuật trực tuyến.
Tác phẩm nghệ thuật là một trong những “mặt hàng” kinh doanh qua thương mại điện tử mang đến lợi nhuận rất cao. Vì đây là những sản phẩm độc quyền nên giá trị của chúng cực kỳ lớn.
#8. Mỹ phẩm
Hiện nay, chăm sóc sắc đẹp không chỉ là mối quan tâm và nhu cầu của phái đẹp, mà ngay cả phái mạnh cũng rất chú trọng việc này. Số lượng Beauty Blogger ngày càng tăng kéo theo nhu cầu tiêu thụ mỹ phẩm ngày càng lớn.
Đặc biệt, việc chăm sóc cơ thể, làm đẹp theo tiêu chí “tự yêu bản thân” rất được giới trẻ hưởng ứng trên các trang mạng xã hội. Vì vậy, kinh doanh mỹ phẩm chính là sự lựa chọn không tồi dành cho những người có ý định startup qua thương mại điện tử.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sắc đẹp của người dùng, nên bạn cần bỏ ra nguồn vốn khá lớn để nhập những dòng mỹ phẩm chất lượng. Dù vậy, kinh doanh mỹ phẩm vẫn là ý tưởng làm giàu mang đến nhiều lợi nhuận bậc nhất hiện nay.
#9. Đồ dùng, dụng cụ thể dục thể thao
Sau hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cải thiện thể chất của mọi người tăng cao hơn hẳn. Đặc biệt, xu hướng rèn luyện, tập thể dục tại nhà rất được quan tâm. Thay vì đến phòng gym hay yoga như trước đây, nhiều người lựa chọn hình thức tập luyện tại nhà để đề phòng dịch bệnh.
Chính vì thế, kinh doanh đồ dùng, dụng cụ thể dục thể thao đã trở thành ý tưởng kinh doanh đáng cân nhắc trong bối cảnh hiện tại. Trên thực tế, các sản phẩm đồ tập tại nhà, dụng cụ thể dục có tỷ lệ tìm kiếm rất cao. Vậy nên, nếu chưa biết nên kinh doanh gì qua thương mại điện tử, bạn có thể cân nhắc đến ý tưởng này.
#10. Phần mềm công nghệ
Nếu sở hữu nguồn kiến thức khổng lồ về công nghệ và phát triển phần mềm, bạn có thể thử sức kinh doanh lĩnh vực này qua thương mại điện tử. Trước nhu cầu chuyển đổi số, các ứng dụng, phần mềm giúp tối ưu hóa cơ chế vận hành đã trở thành yếu tố không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp.
Các phần mềm phổ biến hiện nay, có thể kể đến: phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý, phần mềm thanh toán,…, rất được doanh nghiệp chú trọng. Đặc biệt, nếu có thể tích hợp với smartphone, phần mềm của bạn sẽ càng có giá trị cao.
Ý tưởng kinh doanh này không đòi hỏi bạn có nhiều vốn, mặt bằng kinh doanh hay lực lượng nhân sự dồi dào. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trở thành một chuyên gia thực thụ, có kiến thức và kỹ năng phát triển phần mềm nhiều năm.
Trước khi “bắt tay” vào kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị ý tưởng rõ ràng, cụ thể. Và đối với thương mại điện tử cũng thế. Ý tưởng kinh doanh chính là nền tảng giúp định hình mọi hoạt động kinh doanh, dù bạn chọn hình thức kinh doanh online hay offline.
Trên đây là top 10 ý tưởng kinh doanh kinh doanh qua thương mại điện tử mà Tino Group đã tổng hợp và chia sẻ. Chúng tôi hy vọng, bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với hành trình kinh doanh của bạn ở hiện tại và cả tương lai. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Kinh doanh qua thương mại điện tử tốn nhiều tiền không?
Chi phí kinh doanh qua thương mại điện tử tùy thuộc vào sản phẩm/mặt hàng/dịch vụ mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, kinh doanh qua thương mại điện tử thường ít tốn kém hơn phương thức kinh doanh truyền thống. Đó là vì bạn không cần trả các loại chi phí vận hành như: mặt bằng, thuê nhân viên, tiền điện, nước,…
Có nên kinh doanh qua sàn thương mại điện tử không?
Đây cũng là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Các sàn thương mại điện tử hiện nay có khả năng tiếp cận với rất nhiều nguồn khách hàng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các nền tảng này để phát triển hoạt động kinh doanh của bạn.
Kinh doanh quần áo qua thương mại điện tử nhập hàng ở đâu?
Bạn có thể nhập quần áo tại:
- Các trang thương mại điện tử chuyên cung cấp hàng hóa nội địa Trung.
- Chợ đầu mối.
- Nhà sản xuất.
- …
Nên kinh doanh thương mại điện tử qua các kênh nào?
Hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử có thể diễn ra trên: website, sàn thương mại điện tử, công cụ bán hàng trên các trang mạng xã hội,…