Bạn đang ở một tỉnh thành có nhiều đặc sản và nảy sinh ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền? Sau đó, bạn sẽ mở rộng đến những thành phố lớn hoặc những tỉnh thành khác? Vậy, trong bài viết này Tino Group sẽ hướng dẫn phát triển ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền từ A đến Z cho bạn nhé!
Lên ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền
Lưu ý: bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, bạn nên thực hiện kinh doanh khi chấp nhận rủi ro hoặc có người hướng dẫn cùng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu quá trình kinh doanh không giống như tình trạng của bạn.
Nghiên cứu và chọn thị trường
Kinh doanh chưa bao giờ dễ dàng. Do đó, bạn sẽ cần phải nghiên cứu xem thị trường nào sẽ là tốt nhất để kinh doanh. Nếu bạn đang ở tỉnh Long An sẽ có các nhu cầu khác với Bình Dương. Nếu bạn xác định bán ở TP.HCM, thị trường này chưa bao giờ đủ nhu cầu cả.
Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải nghiên cứu:
- Nhóm khách của bạn nghĩ sẽ mua hàng
- Mức thu nhập và khả năng chi cho việc sử dụng các sản phẩm đặc sản của bạn.
- Những đối tượng đó có nhiều hay không
- Tốc độ tiêu thụ sản phẩm như thế nào
- …
Nghiên cứu và lựa chọn sản phẩm
Sản phẩm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đấy! Bạn sẽ cực kỳ khó bán các sản phẩm đặc sản địa phương ngay tại chính địa phương.
Tuy nhiên, khi bạn đem các đặc sản tại tỉnh như: cua Cà Mau, vải thiều Lục Ngạn,… về thành phố Hồ Chí Minh bán sẽ chạy hơn tại bán tại khu vực sản xuất ra chúng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghiên cứu và lựa chọn loại đặc sản phù hợp. Ví dụ như:
- Trái cây tươi
- Thực phẩm tươi sống
- Thực phẩm khô
- Sản phẩm chế biến
- …
Để phù hợp với nhu cầu thực tế và tần suất cạnh tranh không quá khốc liệt.
Tìm nguồn hàng
Dĩ nhiên, khi chọn được sản phẩm, thị trường bạn sẽ phải tìm và chọn được nhà cung cấp nguồn hàng đặc sản vùng miền sau cho đảm bảo được: an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, hương vị,…
Những điều này sẽ giúp bạn có thể bán sản phẩm một cách nhanh chóng hơn và khách hàng sẽ tin tưởng mua nhiều hơn trong tương lai.
Tìm hiểu rủi ro khi kinh doanh mặt hàng bạn chọn
Khi kinh doanh bất cứ dịch vụ hay sản phẩm nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Do đó, bạn sẽ cần phải tìm hiểu những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh mặt hàng bạn lựa chọn bằng cách tham khảo những người đã từng bán sản phẩm đó.
Hầu hết đặc sản vùng miền sẽ là thực phẩm. Do đó, bạn có thể tham khảo danh sách rủi ro chung bao gồm:
- Bảo quản
- Thời hạn sử dụng
- Khả năng vận chuyển
- Khí hậu
- …
Thực hiện ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền
Chọn mô hình kinh doanh
Theo ngữ cảnh bài viết của Tino Group và những bạn đang đọc bài viết nói chung, khi vừa bắt đầu, sẽ có thể chọn 1 trong 2 mô hình cơ bản sau:
- Xây cửa hàng và bán tại khu vực
- Xây dựng website và bán online.
Nếu đủ nguồn lực, bạn có thể kết hợp cả 2 mô hình trên để phát triển.
Dĩ nhiên, mô hình online sẽ tốn ít chi phí hơn. Bạn có thể xây dựng website hoặc tận dụng các sàn thương mại điện tử để bán hàng để tiết kiệm chi phí. Điều này sẽ giúp bạn có thể cắt giảm chi phí mặt bằng. Tuy nhiên, mô hình này lại gặp rủi ro về sự tin tưởng của khách hàng khi hầu hết người dùng đều muốn xem và lựa trái cây, thịt,…
Tham khảo: Hướng dẫn tự thiết kế website bán hàng miễn phí A – Z mới nhất
Nếu xây dựng cửa hàng và chọn bán trong khu vực, bạn sẽ cần phải tìm hiểu dân cư xung quanh chỗ bán như thế nào để có thể bán được các sản phẩm có giá cao nhé!
Trong trường hợp muốn thực hiện cả 2 mô hình cùng lúc, dĩ nhiên bạn sẽ cần phải có nguồn vốn và nguồn nhân lực tương đối mạnh.
Chuẩn bị nguồn vốn
Rất ít trường hợp vừa mở bán kinh doanh là sẽ thu lại lợi nhuận ngay lập tức. Do đó, bạn sẽ cần phải chuẩn bị tương đối nhiều vốn để có thể:
- Chi trả cho nguồn hàng đặc sản
- Chi phí vận chuyển, bảo quản
- Chi phí quảng bá sản phẩm, cửa hàng
- Nhân công, vật tư
- Mặt bằng, website,…
Và cả tiền để có thể chấp nhận chịu lỗ trong thời gian dài để đảm bảo bạn có thể “cầm cự” đến lúc có lãi.
Quảng bá sản phẩm đặc sản
Quảng bá sản phẩm, cửa hàng ra sao sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ví dụ, bạn muốn bán cua Cà Mau sẽ tương đối đơn giản và khách chỉ nghi ngờ về nguồn gốc vì thương hiệu này đã vô cùng nổi tiếng. Tuy nhiên, bạn muốn bán trà dây Thìa Canh sẽ ngược lại, không phải ai cũng biết đến loại dây này tồn tại hay không.
Ngoài ra, bạn còn có các cách quảng bá khác nhau nếu bạn mở cửa hàng hoặc lựa chọn bán online.
Nếu bán đặc sản ở khu vực dân cư, bạn có thể sử dụng các phương pháp quảng cáo truyền thống như tờ rơi, banner, truyền miệng,…
Mô hình Online: bạn có thể chạy Ads, đăng bài bán vào các nhóm Facebook, Zalo, website của bạn,…
Ngoài ra, khi kiếm được khách hàng bạn còn phải:
- Lưu lại dữ liệu bán hàng
- Khảo sát khách hàng đã mua hàng của bạn để cải thiện mô hình
- Chọn kênh vận chuyển, bảo quản phù hợp
- ….
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền từ A đến Z rồi đấy! Có thể các ý trong bài viết không phù hợp với trường hợp của bạn. Do đó, bạn chỉ nên tham khảo và biến tấu sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nhé! Chúc bạn thành công!
FAQs về ý tưởng kinh doanh đặc sản vùng miền
Vì sao bán đặc sản của tỉnh tại tỉnh lại không có ai mua?
Câu trả lời thực sự đơn giản và Tino Group sẽ giải thích qua 1 ví dụ nhé:
Ví dụ, bạn đang ở Cái Nước, Cà Mau và nhà nhà trồng bồn bồn, người người trồng bồn bồn và đây là một sản phẩm OCOP đặc sản.
Tuy nhiên, ai cũng bán bồn bồn tươi, bồn bồn muối dọc 1 đoạn đường. Đồng nghĩa với việc bạn đem bồn bồn bán cho người ở địa phương, họ sẽ chẳng quan tâm đến bồn bồn của bạn ngon như thế nào đâu.
Có nên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử hay không?
Câu trả lời tùy thuộc vào bạn. Nếu khả năng cung cấp của bạn nhiều hơn khả năng mua hiện tại, triển khai nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm sẽ là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu như bạn sản xuất ra sản phẩm, nhập sản phẩm tương đối ít và lúc nào cũng có người mua hết. Việc triển khai thêm kênh bán hàng mới sẽ giúp bạn có thể “đường đường chính chính” tăng giá sản phẩm lên.
Cách để bán hàng trên Shopee như thế nào?
Để bán hàng trên Shopee, bạn sẽ cần phải có một tài khoản Shopee và bật chế độ bán hàng => đăng bán hàng. Để tìm hiểu cách bán hàng trên Shopee một cách chi tiết, bạn có thể theo dõi bài viết Cách tạo tài khoản bán hàng Shopee để bắt đầu bán hàng với Shopee nhé!
Nên chọn hình thức thanh toán nào để phù hợp với khách hàng?
Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn. Nếu bạn tự xây dựng website và bán hàng online 100%, sử dụng các hình thức thanh toán online sẽ giúp khách hàng của bạn có thể thanh toán tiện lợi, dễ dàng hơn.
Trong trường hợp bạn bán hàng tại các cửa hàng tại các tỉnh, áp dụng thanh toán bằng tiền mặt sẽ giúp khách hàng của bạn thanh toán dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể áp dụng thêm nhiều hình thức thanh toán online để làm khách mua hàng cảm giác bạn bán hàng chuyên nghiệp hơn.