Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc học tập trau dồi kiến thức ngày càng trở nên linh động hơn. Chúng ta có thể học ở trường, các buổi Workshop, thậm chí có thể học online tại nhà. Vậy Workshop là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!
Giới thiệu về Workshop
Workshop là gì?
Workshop không có định nghĩa rõ ràng, được hiểu như một buổi trao đổi kiến thức về một chủ đề nhất định trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Workshop là nơi mà người diễn giả và người tham gia cùng trao đổi với nhau về một vấn đề đã được chọn và thông báo đến người tham gia trước đó. Thông thường, một buổi Workshop kéo dài từ 2 đến 4 tiếng. Chương trình Workshop thường được chia thành hai phần. Phần đầu tiên là diễn thuyết của khách mời. Phần còn lại là phần trao đổi, hỏi đáp giữa người tham gia và khách mời.
Số lượng người tham gia của một buổi Workshop không có con số cụ thể. Điều này phụ thuộc chủ đề củng như quy mô của buổi Workshop. Thông thường, số lượng người tham gia của một buổi Workshop nhỏ rơi vào khoảng vài chục người và lên đến hàng trăm người đối với buổi Workshop có quy mô lớn.
Những lợi ích có được khi tham Workshop
Khi lướt web bạn tình cờ nhìn thấy thông tin của một buổi Workshop hoặc bạn được bạn bè giới thiệu, ngoài ra, buổi Workshop đó cung cấp chủ đề mà bạn quan tâm. Chắc hẳn, bạn tự hỏi, khi mình tham gia, điều mình nhận được là gì? Mình có nên bỏ thời gian ra đi đến đó không?
Một buổi Workshop chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích, được nhiều tham gia, có sự góp mặt của những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi chắc hẳn sẽ khiến bạn hứng khởi. Sau đây là những lợi ích bạn nhận được khi tham gia Workshop.
Tăng vốn kiến thức, kỹ năng
Trong một buổi Workshop, người diễn giả không chỉ trình bày những kiến thức học thuật bởi chúng rất khô khan mà còn liên hệ đến những kiến thức thực tế. Điều này giúp buổi Workshop trở nên thu hút hơn. Với mỗi chủ đề quan tâm, bạn có thể chắt lọc những kiến thức mới thông qua sự trao đổi với người thuyết trình.
Diễn giả là người có chuyên môn cao cũng như kiến thức thực chiến lâu năm trong lĩnh vực mà buổi Workshop hướng tới. Do đó, bạn có thể thu nạp những kiến thức quý báu mà các bậc lão làng trong nghề đục kết được từ chính “xương máu” của họ.
Mở rộng mối quan hệ
Workshop cũng được xem là cơ hội để bạn có thể tiếp xúc với nhiều người hơn. Thông thường, bạn có thể gặp những người có thể khác lĩnh vực nhưng vẫn chung ngành nghề bời vì chủ đề trong một buổi Workshop chỉ giới hạn trong một ngành nghề nhất định. Từ đó, bạn có thể mở rộng mối quan hệ cũng như mở rộng thế giới quan của bản thân.
Phát triển kỹ năng teamwork
Trong một số buổi Workshop đặc thù, ban tổ chức có thể tổ chức một trò chơi nào đó đòi hỏi người tham gia tạo thành một nhóm. Khi các thành viên tham dự chưa từng quen biết nhau nhưng họ phải làm quen trong thời gian ngắn để hoạt động nhóm một cách hiệu quả. Điều này giúp bạn rèn luyện kỹ năng teamwork trong công việc.
Hướng dẫn lập mẫu kế hoạch tổ chức Workshop
Xác định mục tiêu của Workshop trước khi lập kế hoạch
Mục đích Workshop
Ban tổ chức phải xác định mục tiêu Workshop rõ ràng. Việc biết chính xác mình muốn gì sẽ giúp chương trình Workshop diễn ra một cách thuận lợi, thành công
Mục tiêu Workshop
Tiếp theo, bạn cần xác định mục tiêu đạt được sau buổi Workshop là gì. Chẳng hạn như số người tham gia, số lượng doanh thu…Việc có một mục tiêu cụ thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu trong tương lai.
Hình thức tổ chức
Tùy thuộc tính chất của Workshop mà bạn có thể lựa chọn hình thức tổ chức. Ví dụ, một buổi chia sẻ chuyên đề học thuật, bạn nên chọn những nơi sang trọng và yên tĩnh một chút như nhà hàng, quán cafe lớn.
Còn nếu là một buổi chia sẻ thực tế, giao lưu học hỏi mang tính chất năng động, bạn có thể xem xét những địa điểm ngoài trời.
Hướng dẫn lập mẫu kế hoạch tổ chức Workshop
Lựa chọn thời gian tổ chức
Đây là yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Thời điểm thích hợp lý nhất là vào các ngày cuối tuần. Bởi đấy là lúc toàn bộ mọi người thảnh thơi, có khả năng cao dành thời gian tham dự sự kiện.
Lên danh sách khách mời
Thông thường đối với các buổi Workshop, khách mời là những người có chuyên môn cao, các đơn vị truyền thông….Lên danh sách khách mời chi tiết sẽ giúp bạn chuẩn bị đón tiếp một cách chu đáo hơn.
Lựa chọn ngân sách
Một mẫu kế hoạch tổ chức Workshop chuyên nghiệp không thể không có mục ngân sách. Để hạn chế tối thiểu những sai sót cũng như khiếu nại, bạn cần liệt kê ngân sách chi tiết cho những hạng mục chi tiêu.
Chọn địa điểm tổ chức
Khí lựa chọn địa điểm tổ chức Workshop người tổ chức cần đảm bảo những yếu tố sau
- Phù hợp với số lượng người tham dự
- Đơn giản tìm kiếm, giao thông thuận lợi
- Thiết bị trình chiếu, âm thanh, ánh sáng chất lượng, văn minh
Xây dựng chủ đề, ý tưởng chương trình
Đây là một khâu vô cùng quan trọng, có thể nói phần này chính là “linh hồn” của cả buổi Workshop. Bạn cần phải tổng hợp tất cả các đầu việc từ thiết kế ảnh, nội dung kịch bản cho đến concept của chương trình để đảm bảo tính xuyêt suốt.
Ngoài ra, sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong phần này. Bạn phải làm khác đi với những chương trình đã diễn ra để không gây nhàm chán cho người tham gia.
Phân bổ công việc
- Lập tổ công tác, phân công bổn phận rõ, chi tiết cho từng người
- Lập bảng kế hoạch tiến độ thực hiện để theo dõi, kiểm duyệt
- Ra đời nhóm phụ trách và phân công công việc cho từng nhóm
- Lập nhóm phụ trách setup các hạng mục
- Kiểm duyệt bộ phận nhân sự
- Tiến hành tổng duyệt chương trình
Tiến hành chương trình Workshop
Sau khi các bước chuẩn bị hoàn tất, ban tổ chức tiến hành tổ chức Workshop vào đúng thời gian và địa điểm đã đưa ra.
Đánh giá lại
Sau khi chương trình Workshop kết thúc, các bộ phận tổ chức cùng ngồi lại với nhau để đánh giá những gì đã làm được cũng như những sai sót đã xảy ra trong buổi Workshop. Từ đó, ban tổ chức sẽ rút ra những kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau.
Thông qua bài viết này, bạn có thể nhận ra rằng để có thể tổ chức một buổi Workshop là chuyện không hề đơn giản. Bên cạnh đó, sự thành công của một buổi Workshop phụ thuộc rất nhiều vào ban tổ chức và các khách mời diễn thuyết.
FAQs về Workshop
Những đối tượng chính tham dự trong một buổi Workshop?
Những đối tượng trọng yếu mà bạn có thể thấy trong một buổi Workshop
- Nhà tài trợ
- Diễn giả chuyên môn
- Người điều phối
- Người ghi chép
- Người canh thời gian
- Người tham gia
Một buổi Workshop thường diễn ra trong bao lâu?
Một buổi Workshop thường kéo dài 2 đến 4 tiếng. Đây là khoảng thời gian được đánh giá hợp lý, nếu thời gian quá ngắn thì sẽ không đủ thời gian cho cả chương trình Workshop. Nếu quá dài, người tham gia sẽ cảm thấy mệt mỏi và ngán ngẩm.
Có nên tham gia các buổi Workshop?
Một buổi Workshop sẻ mang lại các nhiều lợi ích cho bản thân. Hiện tại, giá vé cho một buổi Workshop dao động từ 200.000 đến 400.000 vnđ, TinoHost nghĩ rằng đối với các bạn sinh viên đây là mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên, hãy cân nhắc để đầu tư kiến thức cho bản thân.
Yếu tố nào quyết định sự thành công của một buổi Workshop?
Để có một buổi Workshop thành công như mong đợi, Workshop phải hội tụ đầy đủ những yếu tố từ ý tưởng, nội dung cho đến diễn thuyết, chứ không riêng lẻ một yếu tố nào cả. Bạn nên tập trung vào phần nội dung và người diễn giả, nếu phần không tốt người tham gia có thể bỏ về giữa chừng.