WordPress đã trở thành một trong những nền tảng phát triển trang web phổ biến trên toàn cầu. Lợi ích lớn nhất khi sử dụng WordPress là cho phép bạn dễ dàng tạo ra những trang web đẹp mắt, trực quan. Tuy nhiên, để tạo ra một trang web chất lượng, bạn cần chọn lựa được một WordPress Framework phù hợp. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ gợi ý đến bạn top 5 WordPress Framework tốt nhất hiện nay.
WordPress Framework là gì?
WordPress Framework là bộ thư viện mã nguồn, cho phép người dùng sử dụng như một nền tảng cơ bản để phát triển các chủ đề (themes) trong hệ thống quản lý nội dung WordPress. Bộ thư viện này cung cấp các công cụ, tính năng và cấu trúc cơ bản để xây dựng trang web hoặc blog trên nền tảng WordPress một cách hiệu quả. Framework này giúp tối ưu hóa quá trình phát triển, tạo ra các chủ đề mạnh mẽ, tích hợp tính năng và thiết kế đa dạng.
WordPress Framework bao gồm: mã nguồn, tài liệu và các tùy chọn cấu hình để bạn có thể điều chỉnh trang web theo ý muốn. Bộ Framework này mang lại sự linh hoạt cho các nhà phát triển và chuyên viên thiết kế web. Nhờ đó, họ có thể tạo ra nhiều trang web với các chủ đề khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cần thiết so với việc xây dựng từ đầu.
Ưu điểm và hạn chế WordPress Framework
Ưu điểm
Tối ưu hóa thời gian phát triển
WordPress Framework giúp tối ưu hóa thời gian phát triển website bằng cách cung cấp các cơ sở mã nguồn sẵn có. Nhờ đó, bạn có thể tạo trang web nhanh hơn so với việc xây dựng theo từng bước.
Bảo mật và ổn định
Thông thường, những Framework do cộng đồng lớn phát triển thường được kiểm tra kỹ lưỡng và duyệt qua nhiều lớp bảo mật. Nhờ đó, chúng sẽ tránh được các lỗ hổng bảo mật, giúp trang web của bạn trở nên ổn định hơn.
Tích hợp dễ dàng
WordPress Framework hỗ trợ tích hợp các plugin và tính năng mở rộng khác, giúp bạn mở rộng chức năng của trang web dễ dàng hơn.
Hỗ trợ cộng đồng lớn
Các Framework như WordPress thường có một cộng đồng người dùng lớn. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc tài liệu học thuật khi cần.
Hạn chế
Giới hạn thiết kế
Một số Framework bị giới hạn về thiết kế. Hạn chế này có thể khiến trang web bạn tạo ra trở nên “đại trà”, không thể hiện được màu sắc và dấu ấn riêng.
Chi phí và giấy phép
Để sử dụng một số Framework, bạn cần trả phí và yêu cầu giấy phép sử dụng đặc biệt. Đây là hạn chế lớn đối với người dùng có ngân sách hạn chế.
Khó kết hợp với các ứng dụng khác
Một số Framework có thể gây khó khăn khi bạn muốn tích hợp trang web của mình với các ứng dụng hoặc dịch vụ khác ngoài hệ thống WordPress.
Top 5 WordPress Framework tốt nhất hiện nay
#1. Genesis Framework
Genesis Framework là một trong những framework phổ biến và mạnh mẽ nhất hiện nay. Được phát triển bởi StudioPress, Genesis Framework được ưa chuộng bởi phong cách tối giản, mã nguồn sạch và hiệu suất cao.
Đặc điểm nổi bật:
- Nhiều tùy chọn child theme (chủ đề con): Genesis Framework cung cấp nhiều chủ đề con hấp dẫn, cho phép người dùng sử dụng làm nền tảng cho trang web của mình. Các chủ đề con này phù hợp với nhiều trang web khác nhau.
- Mã nguồn sạch cho hiệu suất nhanh chóng: Genesis Framework được viết bằng mã nguồn tối ưu, giúp trang web của bạn tải nhanh và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt. Tính năng này đặc biệt hữu ích cho SEO và tối ưu hóa trang web.
- Bảo mật và thân thiện với SEO: Genesis Framework được xây dựng với tính bảo mật cao và khả năng tối ưu hóa SEO tốt. Nhờ đó, trang web của bạn sẽ tránh được các vấn đề về bảo mật, góp phần làm tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
- Hỗ trợ rộng rãi và tài liệu chi tiết: Cộng đồng sử dụng Genesis Framework rất lớn, cung cấp nhiều nguồn tài liệu và hỗ trợ trực tuyến khác nhau. Do đó, khi có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề nào gặp phải, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của cộng đồng.
Ưu điểm:
- Hiệu suất nhanh chóng và tải trang web nhanh hơn.
- Mã nguồn sạch và an toàn.
- Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng, cung cấp tài liệu chi tiết.
Hạn chế:
- Giá thành khá cao so với một số framework khác.
- Yêu cầu người dùng phải dành nhiều thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.
#2. Cherry Framework
Nếu bạn đang tìm kiếm một WordPress Framework mã nguồn mở, Cherry Framework sẽ là sự lựa chọn tuyệt dành cho bạn. Cherry Framework được xây dựng trên phiên bản mới nhất của Bootstrap, đảm bảo trang web hoàn toàn responsive. Ngoài ra, công cụ này cũng có thể được sử dụng để phát triển các plugin.
Điểm nổi bật:
- Hệ thống phiên bản (version control): Cherry Framework có hệ thống phiên bản, cho phép người dùng sử dụng đồng thời trên nhiều dự án khác nhau. Đồng thời, tính năng này cũng giúp cập nhật những thay đổi theo phiên bản mới nhất. Người dùng có thể tạo nhiều bản sao lưu và khôi phục chúng bất kỳ lúc nào.
- Mã nguồn mở (open-source): Đây là tính năng giúp Cherry Framework trở nên linh hoạt và dễ mở rộng hơn. Người dùng có thể đóng góp vào kho mã nguồn của công cụ trên GitHub và tham gia trực tiếp vào sự phát triển của framework này.
- Cherry Shortcodes: Cherry Framework cung cấp các mã ngắn (shortcodes) Cherry, cho phép người dùng thêm nội dung và yếu tố vào website mà không cần viết mã lại từ đầu. Các mã ngắn này có thể được chèn trực tiếp vào trình soạn thảo trực quan.
- Nhiều tùy chọn chủ đề con: Cherry Framework cung cấp hơn 300 chủ đề con để bạn có thể lựa chọn và sử dụng.
Ưu điểm:
- Mã nguồn mở, có khả năng mở rộng mạnh mẽ.
- Hệ thống phiên bản cho phép sử dụng đồng thời trên nhiều dự án.
- Có mã ngắn Cherry để thêm nội dung và yếu tố một cách dễ dàng.
Hạn chế:
- Không có đội hỗ trợ kỹ thuật riêng, bạn phải dựa vào diễn đàn cộng đồng nếu cần giúp đỡ.
- Bản thử nghiệm (demo) của chủ đề không miễn phí và cần phải mua.
#3. Divi
Divi là WordPress Framework do Elegant Themes phát triển. Đây được xem như một giải pháp toàn diện cho thiết kế trang web trên nền tảng WordPress. Theo nhà phát triển, Divi là công cụ xây dựng trang (page builder). Tuy nhiên, Framework này cũng cho phép người dùng tùy chỉnh trang web WordPress từ những bước đầu tiên cho đến khi hoàn thành.
Điểm nổi bật:
- Kéo và thả (drag-and-drop): Divi có giao diện kéo và thả, giúp người dùng dễ dàng sắp xếp và tạo trang web một cách trực quan.
- Yếu tố thiết kế toàn trang (site-wide design elements): Framework này cung cấp các yếu tố thiết kế toàn trang, giúp đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế trang web của bạn.
- Các phần tùy chỉnh có thể tái sử dụng (reusable custom sections): Divi cho phép bạn tạo và sử dụng lại các phần tùy chỉnh trên nhiều trang, tiết kiệm thời gian, công sức.
Ưu điểm:
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng.
- Nhiều tính năng toàn diện, tích hợp hơn 40 yếu tố thiết kế và 800 bố cục.
- Khả năng sử dụng trình soạn thảo mã code tiên tiến với giao diện sạch sẽ.
Hạn chế:
- Tính năng quá đa dạng có thể khiến người dùng mới gặp khó khăn trong việc tìm hiểu.
- Các mã ngắn tùy chỉnh không thể sử dụng chung với các trình xây dựng trang (page builders) khác.
#4. iThemes Builder
iThemes Builder là themes framework WordPress mạnh mẽ, do iThemes phát triển. Framework này cung cấp một loạt các chủ đề, plugin và công cụ WordPress chất lượng cao. Với iThemes Builder, người dùng có thể tạo một chủ đề hoặc trang web hoàn chỉnh mà không cần viết mã nguồn.
Điểm nổi bật:
- Trình soạn thảo bố cục (layout editor): iThemes Builder cung cấp một trình soạn thảo bố cục, cho phép người dùng dễ dàng tùy chỉnh tiêu đề, tiện ích (widgets), mô-đun nội dung và các phần mở rộng bố cục tùy chọn.
- Quản lý kiểu dáng (style manager): Người dùng có thể tùy chỉnh nền, định dạng tiêu đề, kiểu dáng bình luận hoặc thêm các yếu tố dẫn hướng khác sử dụng plugin Style Manager.
- Khối xây dựng (builder blocks): iThemes Builder cung cấp các khối xây dựng (builder blocks) để tăng tính năng cho trang web.
Ưu điểm:
- Thiết kế hoàn toàn đáp ứng, có hơn 100 chủ đề Builder Page để lựa chọn.
Hạn chế:
- Các chủ đề chỉ có đầy đủ trong gói đắt nhất.
- Giao diện không thật sự linh hoạt.
iThemes Builder cung cấp hơn 100 chủ đề con với nhiều bố cục và sơ đồ màu sắc khác nhau. Dù không đủ mạnh và linh hoạt như một số khung chủ đề WordPress khác, nhưng trình soạn thảo bố cục của iThemes Builder dễ sử dụng. Tính năng này cho phép bạn tùy chỉnh tiêu đề, tiện ích, mô-đun nội dung và các phần mở rộng bố cục khác.
#5. Thesis 2.0
Thesis 2.0 Framework là themes framework WordPress dành cho những người muốn xây dựng thiết kế chủ đề tùy chỉnh đơn giản. Khung chủ đề này được thiết kế một cách tối ưu để đảm bảo tốc độ cao, đủ thân thiện với công cụ tìm kiếm (SEO). Hơn hết, Thesis 2.0 rất dễ bảo trì.
Điểm nổi bật:
- Yếu tố point-and-click: Thesis 2.0 cho phép người dùng điều chỉnh và tạo yếu tố chủ đề dễ dàng bằng cách click chuột, thay vì kéo và thả.
- Các mẫu trang đích đa dạng (landing page templates) đa dạng: Khung chủ đề này cung cấp đa dạng các mẫu trang đích, giúp bạn tạo trang theo nhiều phong cách khác nhau.
- Nội dung theo kiểu mô-đun (modular content): Thesis 2.0 cho phép người dùng lưu trữ các yếu tố và bố cục tùy chỉnh để sử dụng lại. Bạn có thể thiết lập các tùy chỉnh cho tất cả các mẫu được tạo bằng framework này hoặc chỉ cho các phần cụ thể.
Ưu điểm:
- Dễ bảo trì, hiệu suất nhanh chóng.
- Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm.
Hạn chế:
- Không cho phép tùy chỉnh chủ đề.
- Đòi hỏi thời gian để làm quen, giao diện cồng kềnh, tên chức năng không rõ ràng.
- Khung chủ đề cần thời gian để làm quen, khá khó sử dụng đối với người mới vào lĩnh vực thiết kế trang web.
Trên đây là top 5 WordPress Framework tốt nhất hiện nay mà bạn có thể sử dụng để xây dựng trang web của mình. Tino Group hy vọng bài viết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để đón đọc những bài viết hay bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Sử dụng WordPress Framework có cần biết lập trình không?
Để sử dụng WordPress Framework, bạn không nhất thiết phải biết lập trình. Có nhiều Framework cung cấp giao diện trực quan và công cụ dựng trang. Nhờ đó, bạn có thể thiết kế website mà không cần biết lập trình.
Có thể tùy chỉnh Framework không?
Tất nhiên là có! Bạn có thể tùy chỉnh giao diện trên các Framework tùy vào nhu cầu và mong muốn của mình.
WordPress Framework có giá bao nhiêu?
Giá thành của các WordPress Framework khác nhau tùy vào nhà cung cấp. Hiện tại, có một số Framework miễn phí, cho phép người dùng trải nghiệm quá trình xây dựng website hiệu quả.
Làm thế nào chọn một Framework phù hợp?
Để lựa chọn Framework phù hợp, bạn cần dựa vào những yêu cầu cụ thể của dự án, tính năng cần thiết và kinh nghiệm thiết kế website của mình.