Việc huy động và sử dụng nguồn vốn FDI được xem là một bước tiến quan trọng trên hành trình phát triển kinh tế – xã hội tại Việt Nam. Tuy hình thức FDI tiềm ẩn thách thức khi đầu tư nhưng cũng là động lực giúp doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải tiến về chất lượng sản phẩm – dịch vụ để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, có được chỗ đứng trên “thương trường sân nhà”.
Một số khái niệm liên quan đến FDI
Vốn FDI là gì?
Vốn FDI được biết đến là nguồn tiền đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp nhận đầu tư. Thay vì tập trung ở thị trường đóng cho các nhà đầu tư, nguồn vốn FDI được sử dụng tích cực tại các thị trường mở.
Phân loại vốn FDI
Theo tính chất đầu tư
- Vốn chứng khoán.
- Vốn tái đầu tư.
- Vốn vay nội bộ.
Theo ý định của nhà đầu tư
- Vốn tìm kiếm tài nguyên.
- Vốn tìm kiếm hiệu quả.
- Vốn tìm kiếm thị trường.
FDI là gì?
FDI là viết tắt của cụm từ “Foreign Direct Investment”, tạm dịch: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc công ty của nước này vào nước khác thông qua thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Mục đích của các doanh nghiệp FDI là nhằm thu về những lợi ích dài lâu và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.
Còn theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa về FDI như sau: FDI hay còn gọi là đầu tư nước ngoài xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước ngoài (nước thu hút FDI) và có quyền quản lý số tài sản đó. Để phân biệt FDI với các nguồn vốn đầu tư khác trên thị trường, bạn có thể dựa vào phương diện quản lý.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp FDI sẽ không phân biệt tỷ lệ vốn của công ty mẹ ở nước ngoài là bao nhiêu.
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của FDI
Đối với các nước đầu tư
Tích cực
Vì được quyền quản lý, điều hành dự án nên chủ đầu tư sẽ đưa ra những quyết định có lợi cho họ nhằm đảm bảo tính hiệu của nguồn vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể khai thác những tiềm năng của thị trường: nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá thành lao động thấp, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuế quan rẻ,… giúp đem lại những nguồn lợi nhuận khủng.
Với hình thức FDI, các chủ đầu tư sẽ hạn chế được những rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của các nước tiếp nhận đầu tư.
Tiêu cực
Việc nhà đầu tư đem vốn ra nước ngoài đầu tư thì trong nước sẽ mất đi một khoản ngân sách. Điều này có thể khiến nước đi đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn để tìm nguồn vốn phát triển, giải quyết những vấn đề việc làm cho người lao động.
Nếu tiếp tục nhận đầu tư, các doanh nghiệp FDI có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro xảy đến: xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư,… Hay đơn thuần là những tranh chấp, mâu thuẫn nội bộ về những khác biệt trong tư duy. Chính vì vậy, các nhà đầu tư FDI thường chọn những nước có nền chính trị ổn định, chính sách cởi mở.
Đối với các nước tiếp nhận đầu tư
Tích cực
Nhờ nguồn vốn FDI mà nước tiếp nhận đầu tư có được từ nguồn thu ngân sách lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu. Nhờ đó, các nước này không chỉ được đẩy mạnh đầu tư kinh tế trong nước mà còn hội nhập quốc tế.
Những nước tiếp nhận đầu tư FDI ít chịu ảnh hưởng về thiệt hại, rủi ro nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp chẳng may bị thua lỗ.
Không chỉ mang đến nguồn vốn lớn, chủ đầu tư còn mở ra cơ hội tiếp thu, học hỏi những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý mới, tối ưu để tạo những sản phẩm tân tiến, hình thành thị trường mới cho những nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tạo nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Việc tiếp nhận nguồn vốn FDI còn khuyến khích doanh nghiệp kích hoạt cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp FDI.
Tiêu cực
Nếu để các doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, thiếu tổ chức, không được quy hoạch bài bản thì nguồn tài nguyên khai thác sẽ dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
Việc lựa chọn lĩnh vực, địa điểm đầu tư đều do quyết định của doanh nghiệp FDI. Điều này khiến cho tình trạng mất cân bằng vùng. Các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản vì không đủ tiềm lực cạnh tranh.
Ngoài ra, khi các nhà đầu tư vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với các điều khoản có lợi cho doanh nghiệp FDI sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường chính trị.
5 hình thức FDI phổ biến tại Việt Nam
#1. Hình thức đầu tư FDI dựa vào mục đích
Đầu tư theo chiều ngang – Horizontal FDI
Đây là hình thức đầu tư dựa vào những lợi thế có sẵn trong ngành, tiến hành đầu tư trực tiếp vào ngành đó tại một quốc gia khác. Hình thức này giúp gia tăng lợi nhuận cho thị trường nước ngoài của các nhà đầu tư.
Đầu tư theo chiều dọc – Vertical FDI
Hình thức đầu tư này sẽ tập trung vào mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia được đầu tư. Đồng thời, tận dụng các yếu tố đầu vào như nguồn lao động, đất đai nhằm thúc đẩy sự phát triển và thu lợi nhuận trong tương lai tại nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức này khá phổ biến và được áp dụng tại các nước phát triển, trong đó có Việt Nam.
Ví dụ: Trong năm 2019, Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội là dự án đầu tư FDI bất động tại Việt Nam do tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) là chủ đầu tư với tổng vốn khoảng 420 triệu USD (khoảng 9.600 tỷ đồng). Thực hiện trên tổng diện tích đất là 125 ha. Trong đó, trường đua ngựa được xây dựng có sân vận động đua ngựa, khán đài xem sức chứa đến 30.000 người với đa dạng dịch vụ ăn uống, tổ chức cá cược, đua ngựa, hệ thống trang thiết bị tổ hiện đại.
#2. Hình thức đầu tư FDI dựa trên vốn sở hữu
- Thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài: Đây là những doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước FDI do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh.
- Thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ Việt Nam.
Ví dụ: Dự án Thành phố thông minh được khởi công trong năm 2019 trên địa bàn các xã Hải Bối, Vũng Ngọc và Kim Nỗ, thuộc Đông Anh, Hà Nội do liên doanh tập đoàn Sumimoto – Tập đoàn kinh tế lớn thứ 3 tại Nhật Bản và tập đoàn BRG. Tổng vốn đầu tư gần 4.2 tỷ USD với mục tiêu xây dựng khu đô thông minh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
#3. Hình thức góp vốn, mua cổ phần góp vào tổ chức kinh tế
Hình thức đầu tư FDI này chủ yếu áp dụng mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc trực tiếp góp vốn vào công ty TNHH hoăc công ty hợp danh. Nhà đầu tư sẽ không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của công ty mà chỉ hướng đến mục đích gia tăng lợi nhuận.
Ví dụ:
Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage với giá trị góp vốn là 3.85 tỷ USD. Mục tiêu của dự án là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.
Dự án của công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông) tại TP.HCM với tổng vốn đăng ký 650 triệu USD. Mục tiêu là xây dựng nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu phát triển sản xuất các phụ kiện, thiết bị điện cầm tay thông minh trong công nghiệp và dân dụng.
#4. Hình thức đầu tư hợp đồng PPP
Đây là loại hình FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài cần thỏa thuận, ký kết để thực một dự án nào đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hợp đồng PPP thường được áp dụng để thực hiện, quản lý, vận hành những dự án liên quan kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công cộng.
Ví dụ: Dự án tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD do công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập) đầu tư năm 2019. Mục tiêu là thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành, điều hành tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không.
Vào ngày 05/02/2021, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án nhà máy Lioncore tại Việt Nam do Công ty Singapore Lioncore Industries làm chủ đầu tư. Nhà máy được đặt tại Khu công nghiệp Đông Mai, thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư là 30 triệu USD.
#5. Hình thức đầu tư hợp đồng BCC
Đây là hình thức hợp tác kinh doanh, ký kết đầu tư giữa các nhà đầu tư với nhau nhằm mục đích phân chia lợi nhuận, sản phẩm. Hợp đồng BCC sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự.
Ví dụ: Vào tháng 02/2021, UBND thành phố Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án LG Display Hải Phòng do Tập đoàn LG Displays (Hàn Quốc) đầu tư. với tổng số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD, dự án chuyên chuyên sản xuất màn hình OLED công nghệ cao cho các loại thiết bị điện tử, khởi công ngày 6/05/2021 tại khu công nghiệp Tràng Duệ.
Ngày 21/03/2021, UBND tỉnh Long An cũng đã trao Quyết định đầu tư và cùng với đó là cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy Điện LNG Long An I&II với tổng mức đầu tư đạt 3,1 tỷ USD.
Trên đây là thông tin về “vốn FDI là gì?” và 5 hình thức FDI phổ biến tại Việt Nam. Có thể thấy, nguồn vốn FDI cực kỳ quan trọng, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà mà còn là động lực nâng cao tính cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế. FDI hứa hẹn trong tương lai có thể đưa Việt Nam vươn cao, vươn xa trên thị trường quốc tế.
FAQs về vốn FDI
Đầu tư FDI theo hợp đồng BCC yêu cầu điều gì?
Hợp đồng BCC đòi hỏi nhà đầu tư trong nước phải thực hiện theo quy định pháp luật về dân sự. Nếu hợp đồng có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại quốc gia đó.
Hình thức FDI theo hợp đồng PPP có mấy loại hợp đồng?
Hiện tại, đầu tư FDI theo hợp đồng PPP gồm có 7 loại hợp đồng con.
Việt Nam đã nhận được tài trợ ODA từ quốc gia nào?
Trong giai đoạn phát triển, Việt Nam đã từng nhận được tài trợ ODA của các quốc gia: Hàn Quốc, Thụy Điển, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Liên Minh Châu Âu.
FDI và ODA có gì khác nhau?
FDI là hình thức tăng ngân sách nhà nước thông qua việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài dài hạn tại Việt Nam. Còn ODA là hình thức bổ sung ngân sách nhà nước bằng cách đi vay nước ngoài. Các khoản vay này sẽ không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp, thời hạn vay dài hạn.