Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực Marketing nói chung, cụ thể là các công việc liên quan đến chuỗi cung ứng, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ít nhất một lần về khái niệm Vendor rồi đúng không? Vậy Vendor là gì? Hôm nay TinoHost sẽ tổng hợp từ A đến Z về thuật ngữ Vendor trong bài viết bên dưới.
Giới thiệu chung về Vendor
Vendor là gì?
Nếu bạn tra từ điển tra tiếng Anh, Vendor có nghĩa là người bán hàng rong. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Marketing, Vendor được định nghĩa là một đơn vị cung cấp hàng hóa hay dịch vụ đến với khách hàng dưới hình thức B2C (hay còn được gọi là Business to Customer).
Nói một cách dễ hiểu, Vendor là người lấy sản phẩm hay dịch vụ của đơn vị sản xuất để bán lại cho khách hàng.
Một ví dụ điển hình về Vendor: cửa hàng tiện lợi chính là một dạng Vendor, họ nhập sản phẩm từ các đơn vị sản xuất, sau đó họ bán những sản phẩm đó cho khách hàng
Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn với Vendor
Vendor
Đối với Vendor, hay còn gọi là bên bán hàng (một cách gọi khác là đơn vị bán hàng). Vendor có thể nhập trực tiếp sản phẩm rồi bán sản phẩm cho khách hàng có nhu cầu sử dụng hoặc có thể liên kết với một đối tác khác để bán sản phẩm. Họ được xem như một công ty bán sản phẩm.
Seller
Seller có thể được hiểu gần giống với Vendor. Tuy nhiên, Seller thường hướng đến những đối tượng khách hàng cụ thể, mang tính chất cá nhân nhiều hơn.
Supplier
Supplier chính là nhà cung ứng với vai trò cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Ví dụ: các đơn vị sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm rồi sau đó cung cấp sản phẩm cho Vendor hoặc Seller. Hai đơn vị này sẽ bán sản phẩm được nhập từ Supplier trên quan hệ hợp tác lẫn nhau.
Manufacturer
Đây là đơn vị sẽ sử dụng các nguyên vật liệu từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm.
Distributor
Sản phẩm sau khi được sản xuất, đơn vị này có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm đến các nhà phân phối khu vực, nhà phân phối độc quyền…
Làm sao để tiếp thị đến Vendor một cách hiệu quả?
Nếu bạn là một nhà sản xuất, mong muốn mở rộng kênh phân phối sản phẩm thông qua các đơn vị Vendor thì sau đây là những cách giúp bạn tìm được những đơn vị Vendor một cách hiệu quả.
Bạn nên nhớ rằng: Vendor không phải là người tiêu dùng. Họ chỉ quan tâm đến thị thiếu khách hàng sử dụng sản phẩm, ưu đãi hấp dẫn và khả năng sinh lời.
Doanh nghiệp của bạn nên thường xuyên tham gia các chương trình, triển lãm thương mại quốc gia để tìm kiếm các Vendor phù hợp.
Với cương vị là một nhà cung ứng (Supplier), bạn nên đưa ra ưu đãi hấp dẫn cho các Vendor. Đương nhiên, ai mà không thích mức giá ưu đãi đúng không? Các ưu đãi hấp dẫn sẽ khiến Vendor chọn sản phẩm của bạn.
Ngoài ưu đãi hấp dẫn, bạn có thể áp dụng những chương trình khuyến mãi như:
- Tri ân đối tác
- Giảm giá
- Tặng quà
- Phần trăm hoa hồng theo doanh số để kích cầu
Những chính sách này nhằm thúc đẩy Vendor bán nhiều sản phẩm của bạn, từ đó tạo ra một mối quan hệ hợp tác win – win cho cả hai.
Nếu bạn chứng minh được sản phẩm của bạn mang lại lợi nhuận cho Vendor cũng như mang đến những giá trị thật sự cho khách hàng của họ khi sử dụng, đây chắc chắn sẽ là cách Marketing hiệu quả tới các Vendor.
Mô tả công việc của Vendor
Vendor đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất – bán thành phẩm: chịu trách nhiệm duy trì hoạt động cung ứng sản phẩm một cách tốt nhất, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các bên. Doanh nghiệp và Vendor sẽ làm việc trực tiếp với nhau với mục đích giảm bớt các vấn đề cung ứng cho đơn vị sản xuất.
Yêu cầu công việc chi tiết của một Vendor bao gồm:
- Sắp xếp hoạt động cung cấp sản phẩm hoặc hàng hóa cho khách hàng,
- Giảm nhẹ công việc cho đơn vị sản xuất,
- Tiết kiệm thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp
- Giúp đơn sản xuất tập trung phát triển sản phẩm tốt hơn.
Vendor còn có trách nhiệm duy trì hoạt động xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra ổn định, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ đó, Vendor mang lại lợi nhuận cho công ty.
Vendor là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Chỉ một Vendor gặp sai sót, toàn chuỗi sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi, điều này còn gây bất lợi cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Những yếu tố để lựa chọn một nhà cung cấp tốt
Nếu bạn là một Vendor mong muốn kiếm được lợi nhuận tốt từ mức giá chênh lệch, bạn nên nhập các sản phẩm chất lượng từ một nhà cung cấp tốt trên thị trường. Sau đây là danh sách những yếu tố mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn một nhà cung cấp tốt.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm luôn là yếu tố đầu tiên mà khách hành xem xét khi mua hàng. Chính vì vậy, bạn nên chọn những đơn vị cung cấp tuân thủ và đáp ứng được những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng.
Số lượng hàng hóa hư hỏng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Bạn không nên lựa chọn những nhà cung cấp không có cam kết trong việc bảo quản hàng giao đến cũng như việc bồi thường nếu có tỷ lệ sản phẩm hư hỏng cao.
Thời gian giao hàng
Để đảm bảo việc bán hàng sẽ diễn ra ổn định, hạn chế việc không có hàng để bán, các công việc hậu cần theo sau được thực hiện theo đúng tiến độ. Để thời gian giao hàng không bị chậm trễ, bạn cần phải lập kế hoạch chi tiết.
Các đơn vị quản trị nên thiết lập bảng theo dõi thời gian giao hàng thực tế và thời gian giao hàng dự kiến của các nhà cung cấp để có những đánh giá đúng đắn nhất về độ uy tín của họ. Việc này giúp bạn hạn chế được rủi ro xảy ra với các đơn hàng tiếp theo.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Vendor có thể nòi là một vai trò không thể thiếu trong hoạt động cung cứng. Ngoài việc hỗ trợ bảo hành sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm, các đơn vị sản xuất nên dành thời gian để đánh giá chất lượng dịch vụ của Vendor.
Trong bài viết bên trên, TinoHost đã tổng hợp tất tần tật về thuật ngữ Vendor – một khái niệm cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn làm việc trong ngành Marketing chuyên về lĩnh vực FMCG (viết tắt từ cụm từ “Fast Moving Consumer Goods”), tạm dịch: ngành hàng tiêu dùng nhanh. Chúc bạn thành công nhé!
FAQs về Vendor
Vendor, Seller and Supplier, ba khái niệm này có khác nhau không?
Như bài đã chia sẻ, những khái niệm trong câu hỏi hoàn toàn khác biệt. Tuy nhiên, những khái niệm này có phương thức hoạt động bổ trợ lẫn nhau nên đôi khi khiến nhiều người nhầm lẫn.
- Vendor: là bên bán hàng, đơn vị bán hàng
- Seller: cũng là đơn vị bán hàng nhưng mang tính chất cá nhân
- Supplier: là đơn vị cung cấp sản phẩm ra thị trường
Dựa vào đâu để lựa chọn một nhà cung cấp tốt?
Câu hỏi này thiên về góc nhìn của mỗi Vendor. Cùng một nhà cung cấp, có người lại thấy tốt, có người lại đánh giá tệ. Tuy nhiên, thông thường sẽ có bốn tiêu chí cơ bản để lựa chọn một nhà cung cấp.
- Chất lượng sản phẩm
- Số lượng hàng hóa hư hỏng
- Thời gian giao hàng
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Những yếu tố nào để nhà cung cấp thuyết phục Vendor bán sản phẩm của mình?
Để Vendor “chọn mặt gửi vàng” vào sản phẩm nhà cung cấp để thực hiện kinh doanh, các Suppliers cần có những yếu tố cơ bản sau đây
- Sản phẩm chất lượng
- Bao bì sản phẩm đẹp
- Mức giá ưu đãi hấp dẫn
- Tổ chức thường xuyên các chương trình chăm sóc khách hàng
Vai trò của Vendor trong doanh nghiệp có thực sự quan trọng?
Vendor là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi hoạt động cung ứng cũng như trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, bạn có thể cân nhắc trở thành một Vendor.