Giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, làm thế nào thương hiệu có thể trụ vững trong tâm trí khách hàng? Cách gì sẽ giúp doanh nghiệp vừa startup tránh tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”? Câu trả lời dành cho bạn đó chính là truyền thông Marketing – một hoạt động tất yếu trong quá trình tiếp thị của doanh nghiệp. Vậy chính xác truyền thông Marketing là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây cùng Tino Group nhé!
Giới thiệu tổng quan về truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing là gì?
Truyền thông Marketing có tên tiếng Anh là Marketing Communication (viết tắt: Marcom). Thuật ngữ này xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực tiếp thị và luôn có mặt ở mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Về bản chất, truyền thông Marketing là phương tiện được các doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp về sản phẩm cũng như thương hiệu của họ. Tuỳ vào mục đích thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp sẽ sử dụng truyền thông Marketing gián tiếp hoặc trực tiếp.
Truyền thông Marketing đóng vai trò trao đổi thông tin về hàng hóa hoặc dịch vụ của thương hiệu đến người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị sử dụng truyền thông Marketing để cải thiện vị thế của thương hiệu trong mắt khách hàng. Nghĩa là các hình ảnh, thông điệp, slogan về thương hiệu sẽ được dựng lên trong tâm trí khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định mua sắm.
Truyền thông Marketing có những hình thức nào?
Trong bối cảnh hiện tại, các phương thức truyền thông Marketing rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu hoạt động và làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, về bản chất, truyền thống Marketing có thể phân biệt thành 2 loại chính, bao gồm:
- Truyền thông phi cá thể: Ví dụ điển hình của truyền thông phi cá thể là quảng cáo, sử dụng các ấn phẩm truyền thông tại điểm bán hàng, truyền thông điện tử, quan hệ cộng đồng và thúc đẩy bán hàng.
- Truyền thông cá thể (trực tiếp): Là quá trình nhân viên của doanh nghiệp có cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, điển hình như mua bán trực tiếp hoặc giao dịch qua trung tâm dịch vụ điện thoại.
Doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn đối với các hình thức Marketing. Mỗi doanh nghiệp có thể chọn 1 hoặc tập hợp nhiều hình thức truyền thông Marketing cùng lúc để đạt hiệu quả tối đa trong phạm vi ngân sách của mình.
Quảng cáo được xem là một phương thức truyền thông Marketing phi cá thể rất phổ biến. Đối với quảng cáo, doanh nghiệp sẽ tận dụng các kênh truyền thông như truyền hình, truyền thanh, bảng quảng cáo, báo chí, poster,…
Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định “xuống tiền” cho quảng cáo, bạn cần xem xét các vấn đề một cách thận trọng. Nhiều người cho rằng quảng cáo là một hình thức “đốt tiền”, gây lãng phí ngân sách. Dù vậy, chi phí dùng vào phương tiện truyền thông có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc bán hàng thông qua tiếp xúc cá nhân.
Mục tiêu cốt lõi của của truyền thông Marketing là gì?
Trên thực tế, truyền thông Marketing hướng đến hai mục tiêu chính là:
- Hình thành, duy trì nhu cầu đối của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ.
- Tối giản quy trình bán hàng cho doanh nghiệp.
Hình thành, duy trì nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện truyền thông Marketing để định vị thương hiệu của mình trong tâm trí người tiêu dùng mục tiêu. Việc này giúp khách hàng nhận biết sự hiện diện của thương hiệu cũng như sản phẩm mà bạn cung cấp. Vì vậy, khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp, khách hàng sẽ lập tức nhớ đến thương hiệu bạn.
Việc định vị và xây dựng sự nhận biết thương hiệu đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự nhất quán. Ngoài các nỗ lực truyền thông, một số yếu tố cốt lõi như sản phẩm, phân phối giá cả cũng được cần duy trì và thống nhất. Chỉ có như vậy mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng mới được đảm bảo vững vàng.
Có thể nói, việc hình thành nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách xây dựng sự nhận biết thương hiệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, lợi nhuận cũng như là việc tiếp cận của doanh nghiệp đối với khách hàng tiềm năng – nguồn “huyết mạch” cung cấp lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
Tối giản quy trình bán hàng cho doanh nghiệp
Khi quy trình bán hàng được tinh gọn, nhân viên và các đối tác trong hệ thống kênh phân phối sẽ giảm bớt gánh nặng để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng trưởng lợi nhuận. Để rút ngắn chu kỳ bán hàng, doanh nghiệp cần nắm rõ quá trình mua sắm, giao dịch của người tiêu dùng.
Nhiệm vụ của bộ phận truyền thông Marketing là nghiên cứu thị trường và làm việc trực tiếp với người bán hàng. Chính vì thế, họ có thể xác định được cách thức đẩy nhanh quá trình mua hàng của người tiêu dùng tiềm năng.
Đối với những sản phẩm công nghệ cao, quy trình bán hàng có tác động trực tiếp đến việc hướng dẫn khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu mua hàng. Đồng thời, truyền thông Marketing cũng phải tập trung vào việc hình thành, đóng gói và phân phối các thông tin liên quan đến người mua trong suốt quá trình mua hàng. Nhờ đó, người bán có thể nắm rõ các thông tin về sản phẩm mà khách hàng cần trong một giai đoạn cụ thể.
Nhìn chung, những kỹ thuật truyền thông được dùng để rút ngắn chu kỳ bán hàng mang tính chiến thuật hơn so với việc sử dụng xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để đạt được hai mục tiêu trên, truyền thông Marketing phải được cân bằng và thống nhất. Chính vì thế, bạn cần xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các đối tác kênh bán hàng và đối tác với khách hàng để tạo nên sự cân bằng này.
Làm thế nào xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả?
Như đã đề cập, các chiến lược truyền thông Marketing phải được thực thi một cách nhất quán và liên tục. Vậy làm thế nào xây dựng chiến lược truyền thông Marketing hiệu quả?
Xác định đối tượng truyền thông
Trong bước đầu tiên, bạn cần xác định rõ phân khúc khách hàng cũ và cả khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Từ đó, bạn có thể tìm ra những điểm khác biệt giữa các tệp khách hàng thông qua việc nghiên cứu, báo cáo về tâm lý học, nhân khẩu học, tính cách, hành vi mua sắm hoặc lối sống. Thực hiện tốt bước này, bạn sẽ nắm được tâm lý của khách hàng. Đây chính là tiền đề tốt nhất giúp bạn xây dựng chiến lược truyền thống đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng.
Xác định mục tiêu truyền thông
Trên thực tế, bất kỳ kế hoạch Marketing nào cũng cần có mục tiêu, định hướng rõ ràng. Chính vì thế, bạn chắc chắn phải xác định mục tiêu truyền thông Marketing của mình là gì. Tuỳ vào từng thời điểm, doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu, định hướng ưu tiên khác nhau, cụ thể như:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Cải thiện doanh số bán hàng, tăng trưởng doanh thu.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
- …
Nếu không xác định được mục tiêu, định hướng, chiến lược truyền thông Marketing của doanh nghiệp rất khó thực thi. Ngoài ra, việc xác định kỹ mục tiêu cũng giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của kế hoạch truyền thông Marketing đã đặt ra.
Xác định chiến lược thực thi
Khi đã xác định được mục tiêu và đối tượng truyền thông, bước tiếp theo bạn cần làm là xây dựng chiến lược cũng như kế hoạch thực thi. Phương tiện truyền thông về cơ bản sẽ bao gồm nhiều kênh khác nhau như TVC ngoài trời, báo chí, Email, truyền hình, truyền thanh,… Đồng thời, trước tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ tân tiến, doanh nghiệp cần tích hợp nhiều phương tiện truyền thông Marketing cùng lúc. Việc này giúp thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được định vị tốt hơn trong tâm trí khách hàng.
Đo lường hiệu quả chiến lược
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông Marketing là đo lường hiệu quả. Sau khi thực hiện xong các bước trên, doanh nghiệp cần so sánh, đối chiếu với những mục tiêu đã lập. Thông số quan trọng bạn cần chú ý là chi phí thực hiện và tỷ lệ chuyển đổi dựa trên ngân sách đã bỏ ra. Các thông tin thu thập càng chi tiết, doanh nghiệp càng dễ đánh giá lại toàn bộ quy trình truyền thông tiếp theo. Dựa vào đó, doanh nghiệp cũng có thể rút kinh nghiệm và làm nền tảng phát triển cho chiến lược mới trong tương lai.
Các chiến lược truyền thông Marketing có ý nghĩa rất lớn trong việc định vị thương hiệu và tiếp cận với người dùng tiềm năng. Qua bài viết trên, Tino Group tin rằng bạn đã hiểu truyền thông Marketing là gì cũng như cách xây dựng chiến lược này sao cho hiệu quả. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Tino Group qua những bài viết tiếp theo bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Các yếu tố truyền thông Marketing là gì?
Một số yếu tố truyền thông Marketing là:
- Truyền thống.
- Đài phát thanh và truyền hình.
- Tin nhắn, Email.
- Quảng cáo thông qua Internet.
- Social Marketing.
- PR.
- Tiếp thị 1 – 1.
- …
Truyền thông Marketing có đặc điểm gì?
Truyền thông Marketing sở hữu 5 điểm đặc trưng là quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng.
Công cụ nào truyền thông Marketing hiệu quả nhất?
Một số công cụ hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông Marketing hiệu quả nhất như quảng cáo truyền hình, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên báo và tạp chí, tờ rơi, POSM, thư tín trực tiếp, điện thoại,…
Có bao nhiêu hình thức truyền thông Marketing?
Truyền thông Marketing có 2 hình thức chính, bao gồm:
- Truyền thông phi cá thể.
- Truyền thông cá thể.