Một trong những giải pháp tối ưu giúp sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận đến tay người dùng là hợp tác với các trung gian Marketing. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng tốt thị hiếu người dùng, nhưng việc đưa sản phẩm đến với khách hàng với số lượng sản phẩm lớn lại là trung gian Marketing. Hãy cùng Tino Group tìm hiểu trung gian Marketing là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về trung gian Marketing
Trung gian Marketing là ai?
Yêu cầu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để có thể làm chủ được các kênh bán hàng, cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của bên thứ 3. Chính vì thế, hầu hết mọi doanh nghiệp đều hợp tác với những cá nhân hoặc đơn vị đóng vai trò làm trung gian để tăng độ phủ sóng của sản phẩm. Vậy thực chất trung gian Marketing là gì?
Trung gian Marketing hay trung gian bán hàng là những cá nhân hoặc tổ chức cùng nhà sản xuất tham gia vào quy trình phân phối sản phẩm cũng như kết nối người tiêu dùng. Để thành công chinh phục khách hàng, trung gian Marketing có tiến hành quảng bá, truyền thông về các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu. Thông qua đó, sản phẩm/dịch vụ và tên tuổi của doanh nghiệp sẽ tiếp cận đến người tiêu dùng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để chiến dịch hợp tác với trung gian Marketing đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:
- Sản phẩm chất lượng, nhận được nhiều đánh giá và lời khen tích cực từ người tiêu dùng.
- Luôn xây dựng kế hoạch mở rộng, cải tiến danh mục sản phẩm một cách tối ưu.
- Có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng nguyên liệu, trung gian tài chính,…
4 hình thức trung gian Marketing phổ biến hiện nay
#1. Phân phối sản phẩm
Một hình thức trung gian Marketing phổ biến và được biết đến nhiều nhất hiện nay là phân phối sản phẩm. Các trung gian này bao gồm: nhà bán lẻ, nhà môi giới, nhà bán buôn,…
Nhiệm vụ của trung gian phân phối sản phẩm là tạo ra những thuận lợi về mặt địa điểm lưu trữ, phạm vi tiếp cận người tiêu dùng cho doanh nghiệp. Sức mạnh của nhóm trung gian này là họ có khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi. Không những thế, trung gian phân phối sản phẩm còn giúp người tiêu dùng tối ưu thời gian mua sắm và mang lại nhiều lợi ích khác.
#2. Hỗ trợ bán hàng
Những trung gian Marketing hỗ trợ bán hàng chính là các công ty chuyên kinh doanh kho bãi, bảo quản hàng hoá, đơn vị vận chuyển,… Họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về phương diện lưu trữ sản phẩm, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Sự hỗ trợ của nhóm trung gian này giúp doanh nghiệp đảm bảo về tốc độ giao hàng, chi phí vận chuyển và mức độ an toàn.
#3. Dịch vụ tiếp thị
Nhóm trung gian này cũng khá phổ biến trong bối cảnh công nghệ số, chuyển đổi số ngày nay. Trung gian Marketing dịch vụ tiếp thị bao gồm các công ty nghiên cứu, tư vấn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan báo chí, báo đài, công ty truyền thông,… Đối với những doanh nghiệp không đủ tiềm lực và quy mô, họ thường phải thuê các đơn vị bên ngoài để hỗ trợ mình thực hiện chiến lược truyền thông, tiếp thị, quảng bá sản phẩm.
#4. Hỗ trợ tài chính
Các trung gian Marketing liên quan đến tài chính là các tổ chức tài chính, ngân hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ tín dụng,… Đối với hình thức trung gian Marketing này, doanh nghiệp cần dành thời gian phân tích kỹ về đặc điểm, các hoạt động của họ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những chính sách phù hợp nhất để thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các trung gian Marketing hỗ trợ tài chính.
Tầm quan trọng của trung gian Marketing
Hầu như những doanh nghiệp có nhu cầu duy trì, mở rộng quy mô sản xuất đều hướng đến việc bắt tay hợp tác với các trung gian Marketing. Chiến dịch này mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, như:
- Giúp người tiêu dùng dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình.
- Giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí phân phối cho các nhà sản xuất. Do hầu hết các nhà sản xuất không thể tự mình tổ chức một mạng lưới phân phối ngay khi doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn.
- Doanh nghiệp có thể tập trung nhiều nguồn lực hơn vào các khâu dây chuyền để khai thác thị trường cũng như nâng cao giá trị sản phẩm.
- Giúp doanh nghiệp gia tăng phạm vi tiếp cận khách hàng, giảm các đầu mối tiếp xúc cho khách hàng cũng như doanh nghiệp. Sản phẩm có thể nhanh chóng tiếp cận với các đối tượng người dùng tiềm năng.
- Việc tái đầu tư trở nên nhanh chóng và đảm bảo tính an toàn hơn. Bên cạnh đó, trung gian Marketing còn giảm bớt các mối lo về sản phẩm đầu ra cho các doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin thị trường nhanh chóng bởi các điểm phân phối và những nhà bán lẻ chính là người hiểu rõ nhất về luật pháp cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Một số ví dụ về trung gian Marketing
Vinamilk
- Trung gian phân phối:
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa có mạng lưới phân phối và bán hàng phủ sóng khắp cả nước. Để đảm bảo việc cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng và cải thiện hiệu quả tiếp thị, Vinamilk mở rộng xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Đối với hệ thống phân phối nội địa, thương hiệu này sở hữu 250 đại lý phân phối, 140.000 điểm bán lẻ ở khắp 64 tỉnh thành.
- Trung gian vận chuyển:
Tại Việt Nam, Vinamilk sở hữu hệ thống kho bãi được lớn nhất được đặt ở hai đầu tổ quốc là Hà Nội và TP.HCM. Không những thế, thương hiệu còn đầu tư đến 300 xe tải nhỏ hỗ trợ nhà phân phối trong việc vận chuyển được diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt, Vinamilk đã ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh để đảm bảo chất lượng sữa. Đây là một trong những thế mạnh của “ông hoàng sữa tươi” Việt Nam.
- Trung gian tài chính:
Thương hiệu sữa Vinamilk được hỗ trợ vốn từ Bộ Tài chính. Nhờ đó, quy trình huy động vốn từ cổ phiếu, trái phiếu của hãng cũng trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, việc này cũng giúp Vinamilk đảm bảo rủi ro về tính thanh khoản cao.
Coca Cola
- Trung gian bán buôn:
Coca Cola sẽ quyết định nhà phân phối bán buôn của mình dựa trên mức doanh thu mà hãng quy định. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực và thỏa thuận đôi bên, Coca Cola sẽ quyết định các mức doanh thu khác nhau. Không những thế, nhà phân phối cũng cần đảm bảo việc cung cấp đủ và đúng thông tin đến các nhà bán lẻ, người tiêu dùng cuối.
Nếu đáp ứng đúng doanh thu, trung gian bán buôn sẽ nhận được mức hoa hồng theo thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu doanh số bán hàng không đạt chuẩn, trung gian có thể bị cắt hoa hồng hoặc ngưng hợp tác.
- Trung gian bán lẻ:
So với các thương hiệu khác hệ thống trung gian bán lẻ của Coca Cola cực kỳ phong phú, đa dạng. Ngoài việc cung cấp nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, Coca Cola còn đưa ra nhiều chính sách giảm giá, ưu đãi cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng.
Biti’s
Tương tự như những thương hiệu khác tại Việt Nam, Biti’s ứng dụng chiến dịch trung gian Marketing phân phối với 4 cấp độ, bao gồm:
- Người sản xuất.
- Người bán buôn.
- Nhà bán lẻ.
- Người tiêu dùng.
Để tạo dựng hệ thống trung gian vững chắc, Biti’s đã tập trung nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu thật kỹ. Các thông tin mà thương hiệu nghiên cứu gồm có mật độ dân cư, tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí địa lý,… Việc này giúp thương hiệu tạo ra các chiến lược về trưng bày và bày bán sản phẩm hiệu quả hơn. Song, Biti’s cũng tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh cùng địa phương để xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp.
Hiện tại, Biti’s đã sở hữu 5 chi nhánh phân phối trực thuộc trải dài khắp các miền như:
- Chi nhánh miền Bắc.
- Chi nhánh Đà Nẵng.
- Chi nhánh Tây Nguyên.
- Chi nhánh miền Nam.
- Chi nhánh miền Tây.
Bên cạnh đó, để trở thành đại lý của thương hiệu giày Biti’s, cơ sở kinh doanh của bạn cần phải đảm bảo một số tiêu chí sau:
- Mặt bằng: Cần diện tích rộng trên 12m2 hoặc 4m2 (nếu là sạp trong chợ), kho hàng phải đảm bảo có khả năng chứa được trên 1000 đôi, địa điểm gần chợ hoặc khu dân cư đông đúc.
- Tài chính: Sau khi nhận hàng, đại ký cần thực hiện thanh toán 100% ngay (đối với các đại lý thành phố và thị xã : 120 triệu đồng, đại lý thị trấn, huyện: 80 triệu đồng).
- Nhân lực: Đại lý cần đảm bảo có ít nhất 1 nhân viên bán hàng thường xuyên.
- Kinh nghiệm: Đại lý cần có kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực giày dép.
Kết luận
Nhìn chung, trung gian Marketing chính là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tối ưu hoạt động tiếp thị trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung phát triển và cải tiến sản phẩm/dịch vụ một cách trọn vẹn hơn. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về trung gian Marketing cũng như tiềm năng của chiến dịch này.
Những câu hỏi thường gặp
Các đơn vị truyền thông và trang báo mạng nào mà doanh nghiệp có thể hợp tác?
Một số đơn vị truyền thông uy tín:
- Metub.
- VNG.
- VCCorp.
- Dentsu.
- YouNetDigital.
- …
Một số trang báo mạng uy tín:
- Zing.vn.
- Vietnamnet.com
- Dân trí.
- Báo mới.
- Yeah 1.com.
- …
Làm thế nào cải thiện hiệu quả chiến dịch trung gian Marketing?
- Tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị trung gian Marketing.
- Sản phẩm chất lượng, nhận được sự yêu thích từ thị trường.
- Luôn xây dựng kế hoạch mở rộng và cải tiến danh mục sản phẩm.
Trung gian Marketing có giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí không?
Câu trả lời là “Có!”. Thực hiện chiến dịch Marketing sẽ giúp bạn tối ưu chi phí tiếp thị.
Doanh nghiệp có thể hợp tác với các trung gian liên quan tài chính nào?
Một số trung gian tài chính doanh nghiệp có thể hợp tác là ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính,…