Có thể khẳng định ngành thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đang có sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ khi các kênh như Shopee hay Lazada luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng online. Tuy nhiên, “không có con đường nào trải đầy hoa hồng”, thực sự vẫn có một vài rào cản đã khiến lĩnh vực này chưa thể đạt đến đỉnh cao ở nước ta. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ cùng bạn điểm qua một số trở ngại lớn của thương mại điện tử Việt Nam để cùng tìm cách khắc phục.
Sơ lược về những sàn thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
Shopee
Đầu tiên phải kể đến một cái tên cực kỳ quen thuộc với người tiêu dùng trẻ hiện nay là Shopee. Sàn TMĐT này gia nhập vào thị trường Việt Nam từ tháng 8/2016. Kể từ khi ra mắt, Shopee đã có tốc độ tăng trưởng chóng mặt và liên tục đứng top 1 ứng dụng TMĐT được dùng nhiều nhất.
Giao diện và các tính năng của Shopee khá thân thiện với người dùng, các chức năng xử lý đơn hàng, bộ lọc sản phẩm thông minh cũng là ưu điểm đáng chú ý của sàn TMĐT này.
Lazada
Lazada Việt Nam ra đời vào năm 2012 và là một phần của Lazada Group thuộc sở hữu bởi tập đoàn Alibaba. Bên cạnh Shopee, Lazada luôn đứng top đầu trong các bảng xếp hạng những sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam.
Mặc dù thời gian đầu thường hay bị đánh giá bán sản phẩm kém chất lượng, nhưng thời gian gần đây, Lazada đã khắc phục được rất nhiều hạn chế, mang lại yên tâm hơn cho khách hàng. Đặc biệt là sự xuất hiện của Lazada Mall, kênh chỉ bán những mặt hàng chính hãng.
Tiki
Được thành lập vào tháng 3/2010, Tiki luôn nằm trong top các sàn TMĐT tại Việt Nam được yêu thích nhất. Trong nhiều năm trở lại đây, Tiki đã có bước phát triển vượt bậc khi xây dựng một hệ sinh thái TMĐT riêng, gồm có TikiNOW (cung cấp dịch vụ logistics), Ticketbox (dịch vụ vé sự kiện, vé xem phim), Tiki Trading và sàn giao dịch Tiki cung cấp sản phẩm từ 26 ngành hàng khác nhau.
Những trở ngại lớn của thương mại điện tử Việt Nam
Vấn đề an ninh mạng
An ninh mạng không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là hạn chế chung của TMĐT trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do các trang web TMĐT lớn thường bị tấn công hoặc lỗi hệ thống dẫn đến tài khoản của khách hàng bị đánh cắp. Điểm đáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến an ninh mạng.
Bên cạnh đó, các nền tảng hiện nay gặp số khó khăn khi tích hợp phần mềm với trang web ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu.
Vấn đề chất lượng hàng hóa
Sự đa dạng về số lượng sản phẩm trên website TMĐT luôn được đảm bảo để có thể đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa vẫn còn là một rào cản đáng lo ngại.
Các vấn đề hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện mỗi ngày. Nhìn chung, chất lượng của hàng hóa cần được đảm bảo bởi 3 yếu tố: Ý thức của người bán, các nền tảng TMĐT và nhận thức từ người mua.
Ý thức của người bán
Yếu tố chất lượng cần được kiểm soát và quản lý từ người bán, những người tiếp xúc đầu tiên với nguồn hàng và mang đến cho khách hàng. Nguồn sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo thời gian đã trở thành mối lo ngại lớn cho cả kinh doanh truyền thống lẫn TMĐT.
Các nền tảng thương mại điện tử
Việc hoàn toàn bị động hơn trong việc kiểm soát nguồn hàng kém chất lượng và chủ yếu dựa vào phản hồi từ người tiêu dùng là một rào cản lớn đối với uy tín của ngành TMĐT.
Khi xuất hiện các vấn đề về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp TMĐT là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng, nhất những nhà phân phối trung gian hoạt động dưới mô hình C2C, B2C hay sàn TMĐT kết nối nhà bán với người tiêu dùng.
Nhận thức từ người mua
Sự lan rộng của nguồn hàng hóa kém chất lượng một phần là do nhận thức của người tiêu dùng trong suốt quy luật cung – cầu. Trong thị trường trực tuyến vẫn có những nhóm khách hàng ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ hoặc những sản phẩm gắn mác giảm giá mà bỏ qua cả việc kiểm tra thông tin sản phẩm. Chính những nhận thức này đã góp phần tạo ra rào cản khiến nhiều người không còn niềm tin vào TMĐT.
Sợ bị lừa đảo
Người mua hàng không chỉ lo lắng về chất lượng sản phẩm mà còn e ngại về vấn đề lừa đảo.
Thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất là yêu cầu người mua chuyển khoản trước rồi mới nhận hàng nhằm lấy tiền của khách và bỏ trốn. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi khiến người mua thận trọng hơn và giảm lòng tin vào mua hàng trực tuyến đáng kể.
Nhiều người có thói quen mua sắm truyền thống
Với những người mua sắm truyền thống, họ luôn muốn được thấy và chạm trực tiếp vào những gì muốn mua. Họ cho rằng quy trình quan sát và kiểm tra thực tế có thể đảm bảo chất lượng cũng như sự phù hợp của sản phẩm.
Do đó, nhóm người tiêu dùng này sẽ không bao giờ tin tưởng bất kỳ sản phẩm nào trên các nền tảng TMĐT và cho rằng giá trị, chất lượng không thể kiểm soát được.
Ngoài ra, còn một nhóm khác gọi là người tiêu dùng lai, họ có xu hướng lựa chọn cách mua phù hợp và linh hoạt hơn. Thông thường, họ sẽ tìm kiếm sản phẩm trên các website, sau đó, trực tiếp đến cửa hàng để chọn hình dáng, kích cỡ cho phù hợp với bản thân.
Nhìn chung, việc thay đổi thói quen mua hàng của 2 nhóm này là một thách thức đối với lĩnh vực TMĐT.
Nguồn vốn đầu tư trong dài hạn
Nguồn vốn để duy trì hoạt động của các nền tảng này trong dài hạn cũng là một rào cản lớn đối với ngành TMĐT ở Việt Nam. Vấn đề này bắt nguồn từ yêu cầu truyền thông thương hiệu, thanh toán và vận chuyển.
Những yếu tố này cần được đảm bảo và duy trì liên tục khiến doanh nghiệp chịu các khoản lỗ không hồi kết.
Còn hạn chế ở khâu thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến rất quan trọng đối với TMĐT. Tuy nhiên, hoạt động mua bán trực tuyến nói chung và thanh toán online nói riêng ở Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại do tâm lý thiếu tin tưởng, cảm giác sợ bị lừa của người tiêu dùng.
Theo thống kê vào năm 2013, tại Việt Nam có hơn 72 triệu thẻ ATM được phát hành nhưng tỷ lệ thanh toán trực tuyến bằng thẻ chỉ chiếm 19%.
TMĐT Việt Nam trước đây gặp khó khăn ở khâu thanh toán online vì cơ sở hạ tầng dùng để thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro. Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều cổng thanh toán, người tiêu dùng đã phần nào xây dựng được thói quen thanh toán trực tuyến giúp hạn chế rất nhiều rủi ro.
Lộ thông tin riêng tư
Một trong những rủi ro của TMĐT là để lộ thông tin riêng tư của khách hàng. Hiện nay chúng ta có “Luật An ninh mạng” khá chặt chẽ nhưng lại không nhiều các hành lang pháp lý về bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng trong không gian mạng, đặc biệt là trên TMĐT.
Có thể nói, Việt Nam cuối năm 2021 được xem vùng trũng của khu vực trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Vấn đề cần nhận được sự quan tâm đúng mức từ chính quyền, đồng thời cần phải có giải pháp đồng bộ giữa khách hàng và người bán.
Cạnh tranh quá gay gắt
Khoản chi để bắt đầu kinh doanh trên nền tảng TMĐT quá nhỏ khiến cho thị trường hiện đang trở nên đông đảo hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh này, người bán phải chiến lược khác biệt để lôi kéo và giữ chân khách hàng về phía mình.
Tóm lại, ngành TMĐT ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Mỗi doanh nghiệp đang kinh doanh với mô hình TMĐT phải làm mọi cách để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng mới có thể vượt qua rào cản để phát triển trong tương lai.
Những câu hỏi thường gặp
Thương mại điện tử có những lợi ích gì?
- Xóa bỏ rào cản không gian và thời gian trong kinh doanh
- Tính chủ động cho cả người mua lẫn người bán
- Tiết kiệm tối đa ngân sách
- Dễ dàng kiểm soát hàng tồn kho
- Được hỗ trợ tiếp thị đúng mục tiêu
Đầu tư vào thương mại điện tử có cần nhiều vốn không?
Đầu tư nào cũng cần có chi phí. Tuy nhiên, nếu đầu tư đúng cách, TMĐT sẽ mang đến cho bạn hiệu quả kinh doanh lớn hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra.
Làm sao để thương mại điện tử chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng?
Một số giải pháp giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng với TMĐT:
- Xây dựng quy tắc bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến
- Chú trọng vào bảo vệ dữ liệu cá nhân
- Hoàn thiện dịch vụ logistic
- Có nhiều giải pháp thanh toán
- Kinh doanh sản phẩm chất lượng
- Các sàn TMĐT cần kiểm soát tốt hơn các gian hàng của mình
Đăng ký mở shop các sàn thương mại điện tử có khó không?
Để mở shop kinh doanh trên các sàn TMĐT không khó. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số thứ gồm: Địa chỉ email, số điện thoại và số tài khoản ATM là có thể đăng ký kinh doanh.