Transfer Payment được xem là cách thanh toán chuyển giao ý nghĩa từ chính phủ hoặc những cá nhân, tổ chức mà không nhận lại bất kỳ giá trị tiền mặt, sản phẩm gì. Cùng Tino Group tìm hiểu rõ hơn về Transfer Payment là gì trong bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về Transfer Payment
Transfer Payment là gì?
Transfer Payment được dịch ra tiếng Việt là “thanh toán chuyển giao” hay còn có tên gọi khác là “trợ cấp thu nhập“. Đây là khoản thanh toán một chiều mà chính phủ trực tiếp chi ra nhưng không thu về bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ tương ứng. Thuật ngữ này trái ngược hoàn toàn với thanh toán trong kinh tế. Đó là việc chuyển tiền để đổi lấy một sản phẩm/ dịch vụ có giá trị tương ứng.
Bởi vì Transfer Payment không thực hiện để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ, nghĩa là không làm tăng tổng sản lượng, thu nhập nên hoạt động này không được đưa vào các tài khoản thu nhập quốc gia. Đây là một hệ thống phản ánh giá trị bằng tiền của sản lượng quốc dân với tư cách thu nhập của nhân tố sản xuất.
Như vậy, Transfer Payment được sử dụng để mô tả những khoản thanh toán của chính phủ dành cho các cá nhân, tổ chức thông quá những chương trình phúc lợi, trợ cấp hay thậm chí là An sinh xã hội. Ví dụ như trợ cấp tuổi già, trợ cấp tàn tật, trợ cấp sinh viên nghèo, bồi thường thất nghiệp,… Tuy nhiên, những khoản thanh toán chuyển giao sẽ không bao gồm khoản trợ cấp chi trả cho nông dân, các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước. Và Transfer Payment của chính phủ được xem là một thành phần của thu nhập cá nhân, mặc dù không có dịch vụ mua bán nào được thực hiện.
Đặc điểm của Transfer Payment
- Transfer Payment là thanh toán bằng tiền và không có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
- Thông thường Transfer Payment sẽ đề cập đến những nỗ lực, hỗ trợ từ chính quyền địa phương nhằm phân phối, trao gửi tiền đến những người thật sự cần thiết.
- Tại Mỹ, Transfer Payment phổ biến thường được kể đến là an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
- Những khoản cứu trợ và trợ cấp từ chính phủ cho công ty thường không được xem là các khoản thanh toán chuyển giao.
Những hình thức Transfer Payment phổ biến
Transfer Payment An sinh xã hội
Đây được xem là hình thức Transfer Payment nổi tiếng nhất. Vào năm 1935, cơ quan An sinh xã hội (SSA) được thiết lập và trở thành một phần của Hợp đồng Mới của tổng thống Franklin D. Roosevelt. Ban đầu, SSA có tên gọi là Hội đồng An sinh xã hội với vai trò giúp đỡ những người nghỉ hưu hoặc người cao tuổi tại Mỹ, hoặc những người đã mất tất cả mọi thứ trong cuộc Đại suy thoái. Mặc khác, hội đồng còn được xây dựng nhằm hỗ trợ trẻ em, những phụ nữ góa bụa và người tàn tật nghèo khó.
Đến nay, SSA trở thành một cơ quan độc lập của chính phủ liên bang. Dù vậy, SSA vẫn đảm nhận vai trò giám sát các chương trình bảo hiểm xã hội dưới dạng phúc lợi về hưu, người tàn tật. Và các chương trình chỉ thay thế khoảng 40% thu nhập của người lao động đã về hưu.
An sinh xã hội hoạt động như thế nào?
Năm 2016, trong khoảng thời gian tham gia lao động, bạn sẽ bị trừ một khoản 6% để chi trả thuế cho An sinh xã hội trên tổng thu nhập. Và chủ của bạn sẽ phải trả khoản tiền tương ứng là 6.2%. Trường hợp bạn tự làm chủ kinh doanh, bạn chịu toàn bộ trách nhiệm là 12.4% thuế cho cá nhân mình. Khoản tiền này sẽ không chuyển riêng vào tài khoản cá nhân mà bạn phải trả cho An sinh xã hội. Và SSA sẽ sử dụng nguồn quỹ này trợ cấp hàng tháng cho những người trong diện hưởng An sinh xã hội (người về hưu, người già,…). Và đồng nghĩa rằng, khi đến thời điểm đủ điều kiện thì bạn cũng sẽ được hưởng trợ cấp An sinh xã hội.
Transfer Payment từ cá nhân đến tổ chức
Hình thức Transfer Payment này có thể hiểu là các cá nhân hoặc nhóm người thực hiện những khoản quyên góp tự nguyện đến các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Đó có thể là tiền mặt, hàng hóa, dịch vụ, thời gian hoặc những hoạt động khám chữa bệnh miễn phí, xây dựng nhà ở, đường xá, cầu cống,… mà không thu nhận về bất kỳ sản phẩm, hàng hóa gì.
Bên cạnh hỗ trợ tiền, các cá nhân tình nguyện bỏ thời gian, trao kỹ năng của họ đến những tổ chức. Chẳng hạn như hỗ trợ dọn dẹp công viên, trang trí tường, giúp thiết lập hoặc tháo gỡ các thiết bị công cộng,…
Một số tổ chức phi lợi nhuận thiết lập nhằm thực hiện quyên góp cho các tổ chức phi lợi nhuận khác. Tổ chức sẽ thu hút tiền tạo thành nguồn quỹ và sử dụng số lãi hàng năm kiếm được để tài trợ cho các nhóm khác làm công tác từ thiện. Ví dụ như một đơn vị sẽ phụ trách trao gửi những khoản tài trợ cho tổ chức trực tiếp tham gia các chương trình thanh thiếu niên hoặc môi trường và tài trợ.
Ví dụ: Câu chuyện của ca sĩ Thủy Tiên đã kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung chống thiên tai với số tiền hơn 100 tỷ đồng. Thủy Tiên cùng với Ekip của mình đã trực tiếp đến từng nơi bà chọn sinh sống và trao gửi tiền mặt, nhu yếu phẩm. Bên cạnh việc sử dụng số tiền mọi người ủng hộ, Thuỷ Tiên đã bỏ thời gian, công sức và cả tiền cá nhân để hỗ trợ bà con miền Trung.
Có rất nhiều hình thức Transfer Payment phổ biến khác có thể kể đến như: trợ cấp cho giáo dục và đào tạo hay thậm chí là món quà đơn giản từ cá nhân này gửi đến một người khác,…
Trên đây là toàn bộ thông tin về Transfer Payment mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Có lẽ bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về thuật ngữ Transfer Payment là gì cũng như các hình thức thanh toán chuyển giao rồi phải không? Chúc các bạn thành công!
FAQs về Transfer Payment
Trợ cấp thôi việc khác gì với trợ cấp mất việc làm?
Trợ cấp thôi việc cần đảm bảo người lao động có tổng thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp đủ 12 tháng. Và số tiền được hưởng trợ cấp hàng tháng là ½ số tiền lương. Còn trợ cấp mất việc làm là doanh nghiệp cho người lao động thôi việc hoặc do chia tách, sáp nhập doanh nghiệp. Số tiền trợ cấp người lao động được hưởng là 1 tháng tiền lương. Nhưng
Mẹ đơn thân có con dưới 06 tuổi có được trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trường hợp này cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc hộ nghèo, đã được địa phương cấp giấy chứng nhận hộ nghèo.
- Không có chồng hoặc chồng đã chết/ mất tích.
- Đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc từ 16 tuổi – 22 tuổi nhưng người con đó còn đang học.
Làm việc trong bao lâu thì đủ điều kiện nhận trợ cấp An sinh xã hội?
Điều kiện để nhận trợ cấp xã hội là bạn phải làm việc ít nhất 10 năm.
Những khoản phụ cấp, trợ cấp nào không tính thuế?
- Trợ cấp hàng tháng hoặc một lần cho những đối tượng tham gia kháng chiến, có công với tổ quốc.
- Phụ cấp cho các lực lượng vũ trang
- Phụ cấp những nguy hiểm đối với các ngành nghề, công việc ở những nơi làm việc nguy hiểm,…