Trong lĩnh vực kinh tế, tồn tại một khái niệm gọi là “trader”. Khái niệm này nhận được nhiều sự chú ý hơn khi thị trường chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử,…ngày một phát triển. Từ đó, trader xuất hiện ngày càng nhiều trên các sàn giao dịch. Vậy thực chất trader là gì? Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp?
Trader là gì?
Trader là người giao dịch và thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả giữa các phiên mua vào, bán ra một tài sản nào đó. Trader được dùng để gọi tất cả nhà giao dịch ở bất kỳ thị trường nào: chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, ngoại tệ, cổ phiếu,…hay cả các trang sức vàng bạc thông thường.
Pros and cons của việc trở thành một trader
Pros
Đa dạng lựa chọn
Trader được dùng để chỉ chung các nhà giao dịch. Thế nên, khi trở thành một trader, bạn có thể chọn bất kỳ một lĩnh vực, một loại hình tài sản để kinh doanh. Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán, bạn cũng có thể trở thành trader. Nếu bạn thích lấn sân sang thế giới tiền điện tử, trader vẫn là bạn. Bạn sẽ không bị gò bó phải lựa chọn một thị trường kinh doanh.
Tự do làm việc không giới hạn
Nếu bạn chán ghét những quy cũ nơi công sở, bạn không thích sự bó buộc về thời gian, hãy trở thành một trader. Không gian và thời gian làm việc hoàn toàn nằm trong tay bạn. Khi thế giới đang dần chuyển mình sang các hình thức giao dịch phi tập trung, các trader đã có thể thoải mái thực hiện giao dịch một cách tự do, dễ dàng. Bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào, chỉ cần bạn, bạn đều có thể làm điều bạn muốn.
Mở rộng kiến thức tài chính
Trở thành trader không khó, nhưng không đồng nghĩa với việc bất kỳ ai cũng có thể thành một trader thành công. Bạn cần am hiểu ít nhiều các kiến thức tài chính trong lĩnh vực bạn chọn lựa. Như vậy, bạn mới không đầu tư thua lỗ hay giao dịch bất thành. Kiến thức có thể được lĩnh hội từ những người đi trước, trong sách vở hay thậm chí là cả những trải nghiệm thực tế từ bạn.
Lợi nhuận khổng lồ
Đây có lẽ là đích đến của hầu hết tất cả mọi người, không riêng gì trader. Việc trở thành một đại gia, doanh nhân giàu có trong thời gian ngắn không chỉ xuất hiện trong mơ. Đó còn là sự thật đối với các trader kinh nghiệm và bản lĩnh. Như một lẽ dĩ nhiên, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. “No risk no reward”. Nếu bạn tự tin vào bản thân, chuyện thành công chỉ là vấn đề của thời gian.
Thích nghi với sự thay đổi
Tính biến động của thị trường là bài học vỡ lòng dành cho trader. Bạn chỉ có thể quyết định mua hoặc bán, còn vấn đề tăng hay giảm giá, đó là sự điều tiết của thị trường. Việc làm quen với sự biến động giá cả này sẽ giúp bạn trở nên nhạy cảm hơn với môi trường và thế giới sống xung quanh, tập cho trader một khả năng thích ứng tốt với thời cuộc.
Cons
Rủi ro ngoài tầm kiểm soát
Như đã giới thiệu ở phần pros, lợi nhuận sẽ luôn song hành cùng hiểm nguy. Thành công chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều thách thức như thế. Không đơn thuần chỉ ở việc biến động giá, đó còn là tính minh bạch, hợp pháp của các sàn giao dịch, sự trong sạch, an toàn giữa những trader với nhau. Đôi khi, chỉ cần một yếu tố không đảm bảo, bạn gần như trắng tay.
Vấn đề pháp lý
Hiện tại, đối với giao dịch tiền điện tử chưa được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhà nước có thể không can thiệp, nhưng chắc chắn nếu thua lỗ, kiện tụng xảy ra, phần thiệt sẽ thuộc về trader. Chính vì chưa được pháp luật bảo vệ, nhiều kẻ bất chính lợi dụng lỗ hổng này để trục lợi từ những người tham gia nghiệp dư.
Cần đầu tư nghiêm túc
Bạn không thể chỉ nghe một vài lời nói, đọc một vài trang mạng là đã có thể “một bước trở thành trader”. Nếu mọi thứ dễ dàng như bạn tưởng, thế giới này sẽ không có người nghèo. Bạn cần tìm hiểu rất kỹ để có thể đưa ra các quyết định của mình, dù là nhỏ nhất. Vật chất, tinh thần, chất xám và thời gian luôn là những thứ “đắt đỏ” để trở thành trader.
Hành trình trở thành trader từ con số 0
Rèn luyện tư duy phản biện
Thương trường như chiến trường, tính khắc nghiệt và rủi ro luôn ẩn mình sau những “miếng mồi béo bở”. Nếu bạn không rèn luyện cho mình một óc phản xạ nhanh nhạy, một tâm lý vững vàng cùng một tư duy phản biện, bạn sẽ rất khó nhận ra tiềm ẩn sau các lần giao dịch. Thành công trong thị trường này không phải không có, chỉ là tỉ lệ thành công chỉ bằng một nửa nguy cơ thất bại.
Có những điều sách vở sẽ không bao giờ dạy bạn, nhưng bạn vẫn phải luôn ý thức được rằng: đường tắt chưa chắc đã là đường thẳng, thành công đến sớm không hẳn là thành công lâu bền. Nhận thức được điều này, bạn sẽ có được chiến lược và tâm lý phù hợp.
Lên kế hoạch chi tiết cho từng phiên giao dịch
Trader cần có hệ thống giao dịch rõ ràng, cụ thể. Điều này không đảm bảo bạn sẽ thành công 100%, nhưng chí ít sẽ giảm thiểu rủi ro thất bại. Hãy luôn đặt câu hỏi để bản thân có thể xác định các bước tiếp theo cần làm. Chẳng hạn, làm thế nào để xác định được xu hướng của thị trường? Thời điểm cắt lỗ, chốt lệnh là khi nào? Nên giữ khối tài sản trong bao lâu để tối đa hóa giá trị? Làm sao để quản lý vốn chặt chẽ?
Hãy hành động một cách có kế hoạch, thị trường này không dành cho những người hành xử theo bản năng.
Tham gia các khóa đào tạo bài bản, chuyên nghiệp
Tài nguyên xung quanh bạn nhiều vô số kể. Bạn có thể đăng ký các khóa học về chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, cổ phiếu, trái phiếu,…từ những tên tuổi uy tín. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” là điều cha ông ta vẫn dạy từ thuở ban sơ. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình trở thành một trader của bạn an toàn hơn.
Hãy nhớ kết hợp với yếu tố ban đầu, học một cách có chọn lọc và căn cứ, chỉ tiếp thu những gì bạn có thể kiểm chứng, đối chiếu.
Lựa chọn phong cách phù hợp
Bạn cần hiểu được bản thân phù hợp với hình thức giao dịch nào, loại hình kinh doanh ra sao. Có thể có rất nhiều trader muốn tham gia đầu tư lâu dài, nhưng cũng sẽ có không ít người muốn giao dịch trong thời gian ngắn. Hình thức nào không quan trọng, quan trọng là bạn hiểu được chính mình phù hợp với loại hình nào hay tài sản đó phù hợp với cách giao dịch nào.
Điều này cũng vô cùng linh động. Bạn có thể thay đổi khi thời cuộc bắt đầu đổi thay.
Bên cạnh những yếu tố trên, bạn cũng cần lưu ý một vài điều khác để trở thành một trader chuyên nghiệp. Ví dụ như hãy đừng để cảm xúc chi phối, học cách chấp nhận và đối mặt với thất bại khi xảy ra, quản lý nguồn vốn hiệu quả, giao dịch có mục đích hẳn hoi, không “all-in” vào một phi vụ,…Những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy nhưng sẽ là các bài học đắt giá trên hành trình trở thành một trader thực thụ của bạn.
Trên đây là những chia sẻ về trader cũng các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích vã hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đây sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức bổ ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
Bạn có thể đọc thêm bài viết về trade coin (một loại hình đầu tư tiền điện tử) tại đây.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Trader và investor giống hay khác nhau?
Nếu như trader được dùng để chỉ các nhà giao dịch ngắn hạn, tận dụng sự biến động giá cả trên thị trường để thu về lợi nhuận, investor hoàn toàn ngược lại. Đây sẽ là nhóm người đầu tư lâu dài, dựa vào quy tắc vốn có và ít quan tâm đến sự biến động nhất thời. Investor thường sở hữu tài sản nhiều hơn trader.
Có những loại trader nào?
Một số loại trader phổ biến hiện nay là: scalper trader lướt sóng, day trader, swing trader, position trader, insider trader, floor trader, high frequency trader, rogue trader,…với mỗi loại là những đặc tính khác nhau.
Trader có thể tham gia trên những thị trường nào?
Bạn có thể trở thành trader của các thị trường: chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, cổ phiếu, trái phiếu, vàng/ bạc, ngoại tệ,…
Trading là gì?
Trading là hoạt động giao dịch, buôn bán mà trader sẽ thực hiện. Trader là chủ thể, trading là hành động.