Trade Marketing là gì? Lợi ích khi sử dụng Trade Marketing? Ai nên sử dụng Trade Marketing? Trade Marketing là một công việc như thế nào? Để trở thành Trade Marketing sẽ phải có những tố chất gì? Trong bài viết này, TinoHost sẽ giải đáp những câu hỏi trên cho bạn nhé!
Trade Marketing là gì?
Trade Marketing hay tiếp thị thương mại, là một phương pháp tiếp thị lâu đời, phổ biến và là phương pháp chính yếu nhất trong tiếp thị. Đây là phương pháp bán hàng B2B, đồng nghĩa với việc trọng tâm không phải là người tiêu dùng (customer: là những người mua cuối cùng và sử dụng sản phẩm) mà là các nhà phân phối bán lẻ (shopper).
Mô hình này hoạt động như sau: Các nhà sản xuất tiếp thị sản phẩm dịch vụ của mình cho các nhà phân phối bán bản lẻ (shopper), nhằm tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm trên thị trường, trước cả khi người tiêu dùng mua sản phẩm. Công việc tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm sẽ được thực hiện bởi các shopper.
Trade Marketing là một phương pháp tiếp thị được cả những doanh nghiệp/ tập đoàn khổng lồ, lẫn những doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng để tiếp thị sản phẩm của họ.
Shopper trong Trade Marketing
Shopper không chỉ là những nhà phân phối, từ shopper còn bao gồm cả những đơn vị như: Nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, cửa hàng tiện lợi…
Khi đi siêu thị, bạn có từng để ý đến các quầy trưng bày lớn kèm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá hay tặng quà chứ? Đó là Shopper Marketing. Hoạt động này nhằm thúc đẩy người mua, mua một sản phẩm A thay vì sản phẩm B họ đang dự định chọn. Lý do các shopper làm vậy là vì họ được nhận nhiều lợi ích hơn từ thương hiệu A và đây chính là cách các nhà sản xuất thực hiện để tối ưu chi phí của mình.
Bạn có thể thấy rõ, shopper đang thực hiện các hoạt động kích thích customer mua sản phẩm A, thay vì chính nhà sản xuất trực tiếp tác động lên người mua.
Khi liên quá trình lại, bạn sẽ thấy chuỗi cung ứng như sau: nhà sản xuất => nhà phân phối => nhà bán sỉ => nhà bán lẻ/ nhà bán sỉ và bán lẻ kết hợp => cửa hàng bán lẻ => người tiêu dùng.
Lợi ích khi sử dụng Trade Marketing
- Tạo ra chuỗi cung ứng bền vững với các nhà phân phối bán lẻ.
- Phát triển nhiều lớp bán hàng khác nhau trong chuỗi cung ứng, tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.
- Hỗ trợ customer có thể tiếp cận với sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng rộng mở.
- Tạo dòng doanh thu ổn định cho nhà sản xuất.
- Nếu chiết khấu của nhà sản xuất đủ lớn, sẽ tạo điều kiện cho các shopper tạo ra chương trình bán hàng mạnh hơn, thúc đẩy mua hàng và gia tăng thị trường, từ đó tối ưu lợi nhuận cũng như tạo lợi thế trước đối thủ.
Các phương pháp Trade Marketing hiệu quả
Với sự thay đổi khốc liệt trong thời đại số, các Trade marketer cũng tạo ra nhiều chiến thuật Trade Marketing mới. Và TinoHost sẽ liệt kê những phương pháp Trade Marketing hiệu quả cao, bạn có thể áp dụng kết hợp những chiến thuật trên vào doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu
Đây là cách tốt nhất để ghi điểm với người dùng cuối lẫn những nhà phân phối của bạn. Khi thương hiệu của bạn đủ lớn và đủ tốt, các nhà phân phối sẽ sẵn sàng nhập hàng của bạn, vì sản phẩm có thương hiệu sẽ dễ bán hơn sản phẩm không có thương hiệu.
Các triển lãm
Thông qua các triển lãm, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm những mối quan hệ, nhà phân phối tốt. Vì mục đích chính của cá triển lãm nhằm thu hút người có nhu cầu bán và người có nhu cầu mua về cùng 1 chỗ.
Khuyến mãi
Đây là một hình thức hết sức thông dụng và phổ biến, vì người mua nói chung, ai cũng thích mua những sản phẩm có ưu đãi đặc biệt.
Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
Bạn có thể tận dụng mối quan hệ đối tác dựa trên việc 2 bên cùng thắng. Một ví dụ điển hình như Crocs kết hợp với Gucci, vừa tạo sự thích thú cho người mua, vừa tận dụng được sự nổi tiếng của thương hiệu Gucci và hai bên đều thắng lợi về mặt quảng bá.
Nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần biết người dùng cuối của mình là ai, những điểm họ thích hoặc không thích ở sản phẩm dịch vụ. Từ những dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm phù hợp hơn với người dùng, lẫn đưa ra những chiến dịch Trade Marketing phù hợp hơn với người mua.
Digital Marketing
Nếu bạn vẫn đang phân vân và không có kiến thức, kinh nghiệm với những hình thức digital Marketing trên. Doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng các sàn thương mại điện tử, kết hợp với mạng xã hội để làm một kênh bán hàng mạnh mẽ. Sàn bán hàng B2B nổi tiếng có thể kể đến như Alibaba, Tradekey, IndiaMart,…
Mô tả công việc Trade Marketing
Mô tả cụ thể về công việc của Trade Marketing
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phù hợp với thương hiệu
- Chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì liên lạc giữa nhà sản xuất và shopper.
- Hỗ trợ cho các shopper bán được sản phẩm.
- Giám sát, trưng bày các sản phẩm tại từng địa điểm
- Thực hiện báo cáo kế hoạch định kì hoặc theo yêu cầu đột xuất
- Thu thập và phân tích các thông tin về thị trường nơi Trade Marker quản lý
Những yếu tố và yêu cầu cần có để trở thành một Trade marker
Hiểu rõ và hiểu sâu sắc về sản phẩm của doanh nghiệp
Nếu bạn không biết sản phẩm của bạn đang bán có điểm gì đặc biệt, có công dụng như thế nào hay những yếu tố tổng quan về ngành, liệu người mua có dám tin tưởng những gì bạn nói?
Biết cách bán hàng
Công việc của Trade Marker là bán hàng cho các shopper, vì thế yêu cầu hiểu biết về việc bán hàng là một điều cốt yếu.
Hiểu rõ về khách hàng của bạn
Đối tượng khách hàng chính của Trade Marker là các shopper. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ những khách hàng của mình đang cần điều gì, quan sát được và phân tích được đâu mới là khách hàng tiềm năng để việc bán trở nên hiệu quả và ít tốn thời gian.
Hỗ trợ shopper bán hàng
Bạn là một Trade Marker chứ không phải 1 người bán hàng 1 lần và vĩnh viên ra đi. Bạn cần phải duy trì mối quan hệ với các shopper, cách hiệu quả nhất là bạn giúp họ bán được hàng.
Khả năng phân tích
Khả năng phân tích tài chính để xem lỗ, lãi ra sao, khả năng phân tích đánh giá hiệu quả bán hàng tại từng điểm shopper hay vùng (phường, quận, thành phố, tỉnh chẳng hạn). Từ những con số trên bạn dùng để báo cáo với cấp trên và xây dựng lại chiến thuật cho chính vùng bạn quản lý.
Kỹ năng đánh giá và lên kế hoạch
Nếu bạn chỉ mới ở cấp thấp và chủ yếu bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ hay tạp hoá, kĩ năng này vẫn chưa phát huy hết công dụng. Tuy nhiên, khi bạn thăng cấp lên và bán hàng cho cả một vùng, một tỉnh thậm chí một quốc gia thì sao? Bạn sẽ phải lên kế hoạch từng ngày tháng thậm chí là năm hoặc giai đoạn dài hạn hơn, và đánh giá quá trình thực hiện nhằm thay đổi các kế hoạch sao cho phù hợp.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Trade Marketing là gì, các yếu tố để trở thành một Trade Marker xuất sắc và cả những chiến lược Trade Marketing thường thấy trên thị trường. TinoHost chúc bạn trở thành một Trade Marker xuất sắc, chúc doanh nghiệp vận dụng những chiến lược Trade Marketing một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao!
Những câu hỏi thường gặp về Trade Marketing
Quán ăn có thể sử dụng phương pháp Trade Marketing nào?
Đối với các quán ăn, các chủ quán có thể sử dụng hình thức digital Marketing kết hợp với các sàn thương mại điện tử như: Foody, Grab Food, Now, Gojek Food,…
Một số công cụ Trade Marketing truyền thống hiệu quả?
Khi đi đường hoặc đi dạo, bạn sẽ thấy rất nhiều các hình thức Trade Marketing như: Các bản quảng cáo lớn dọc đường, các poster, kiot trong các trung tâm thương mại/ siêu thị, các hình thức khác như: tờ rơi, danh thiếp, tờ bướm,… Song song với digital Trade Marketing, các hình thức này vẫn vô cùng hiệu quả.
Một số công cụ digital Trade Marketing hiệu quả?
Bạn có thể áp dụng các công cụ digital marketing như sau vào doanh nghiệp của mình:
- Website
- Các mạng xã hội
- Landing page
- Chạy quảng cáo như: Facebook Ads, Google Adsense.
Tìm nơi tuyển dụng Trade Marketing ở đâu?
Có rất nhiều cách để tìm kiếm các doanh nghiệp tuyển dụng vị trí này như:
- Tìm tại các trang việc làm: CareerBuilder.vn, Indeed.com, JobsGO, JobStreet,…
- Tìm thông qua các kênh tuyển dụng thuộc thương hiệu bạn mong muốn, ví dụ: theo dõi các trang chính thức, tìm từ khóa “tên thương hiệu + tuyển dụng Trade Marketing”,…
- Sử dụng các mối quan hệ của bạn có để tìm vị trí Trade Marketing trong các công ty.