Tiền điện tử vốn đã xuất hiện từ lâu nhưng đến thế kỷ 21 mới thực sự bùng nổ. Đây được xem là “cơn sốt tài chính” mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho những nhà đầu tư.
Sơ lược về tiền điện tử
Lịch sử hình thành
Tiền điện tử manh nha xuất hiện từ những năm 90 khi thời kỳ công nghệ thông tin và số hóa bùng nổ. Tiền điện tử bắt nguồn từ ý tưởng mới lạ về quá trình thương mại hóa. Một trong những nhà sáng lập tên tuổi lúc bấy giờ có thể kể đến như: Flooz, Beenz, Digicash,… Các công ty này hầu như đều phụ thuộc vào hệ thống điều khiển và thúc đẩy giao dịch bên thứ 3. Và đây là sai lầm chung khiến những công ty bước đến “thảm kịch” và sụp đổ.
Tưởng chừng không thể phát triển nhưng tiền điện tử lần nữa được các nhà đầu tư ủng hộ với sự xuất hiện của E-Gold. Doanh nghiệp này có trụ sở tại Hoa Kỳ sở hữu khối lượng giao dịch mỗi tháng lên đến hàng tỷ USD. Tuy không mắc phải sai lầm như thế hệ tiền nhiệm nhưng E-Gold lại bị hacker tấn công. Vậy nên, công ty này cũng sớm tuột dốc và “bốc hơi” khỏi thị trường.
Mãi đến năm 2008, tiền điện tử mới chính thức xây dựng đế chế riêng cho mình với sự ra đời của Bitcoin. Đồng tiền mã hóa của công ty này được áp dụng công nghệ chuỗi khối blockchain. Phương thức này không phụ thuộc vào bên thứ 3 và có tính bảo mật cao, khắc phục được mọi tình trạng của thế hệ trước. Từ đó đến nay, tiền điện tử đã phát triển ổn định và trở thành “cơn sốt tài chính” phổ biến nhất thị trường.
Tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử hay “cryptos” được tạo thành từ những bit số hay còn được gọi là tiền đã được số hóa. Tiền điện tử chỉ hoạt động trong môi trường điện tử dùng để thanh toán chi phí. Để thực hiện được các giao dịch, người dùng phải dựa trên 3 yếu tố: Internet, mạng máy tính và các phương tiện điện tử của tổ chức phát hành (bên thứ 3).
Tiền điện tử không hiện hữu như một vật chất mà tồn tại vô hình thông qua môi trường điện tử. Chúng được lưu trữ trên: Internet, điện thoại, thông tin và các thẻ thanh toán điện tử khác. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể cầm nắm số tiền của mình được.
Bên cạnh đó, tiền điện tử có thể hiểu là phương thức thanh toán thông qua chữ ký bảo mật (bút tệ). Cũng như tiền giấy, tiền điện tử là công cụ dùng để giao dịch, tích lũy giá trị. Tiền điện tử có thể chuyển đổi thành tiền giấy theo yêu cầu của chủ sở hữu.
Tiền điện tử được chia làm 3 loại như sau:
- Tiền số pháp định: Là tiền điện tử được Chính phủ công nhận. Chúng được lưu trữ trong thẻ ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Tiền pháp định có giá trị ngang hàng với tiền mặt.
- Tiền ảo (Virtual money): Là tiền điện tử được phát hành và kiểm soát bởi các tổ chức, doanh nghiệp. Tiền ảo không được Chính phủ công nhận. Chúng chỉ hoạt động trong một môi trường ảo phục vụ những mục đích nhất định. Chẳng hạn như: xu trong game, coin, token dùng để mua các sản phẩm hay dịch vụ trên website, các trang thương mại điện tử.
- Tiền mã hóa (cryptocurrency): Đây là tập hợp con của đồng tiền ảo (nổi bật nhất là bitcoin). Tiền mã hóa dựa trên nền tảng kỹ thuật số không bị chi phối bởi Chính phủ. Ưu điểm của dòng tiền này là tính bảo mật cao, không qua trung gian nên đảm bảo được an toàn.
Phương thức hoạt động
Hầu hết các đồng tiền điện tử đều hoạt động dựa trên công nghệ blockchain. Cách thức hoạt động này sẽ mang lại những cuộc giao dịch an toàn và tiện lợi. Mỗi đồng tiền được hiểu như một tệp được lưu trữ trong “chiếc ví” kỹ thuật số. Người dùng có thể truy cập vào “ví” của mình bằng smartphone hoặc các thiết bị có hỗ trợ Internet. Các tệp lưu trữ được vận hành từ người này sang người khác nhờ blockchain.
Blockchain là gì?
Blockchain (tạm dịch: chuỗi khối) là công nghệ mã hóa phổ biến giúp người dùng hoàn tất giao dịch trong an toàn. Khi người dùng chuyển tiền đều được hệ thống này ghi vào sổ công khai ảo. Điều này giống như việc thêm các khối nhỏ vào một chuỗi. Trong đó, mỗi khối được xem như bản ghi của một cuộc giao dịch. Các khối khi được thêm vào chuỗi sẽ khiến việc làm giả tiền điện tử trở nên khó khăn hơn.
Tiền điện tử không được chính phủ hay tổ chức tài chính tạo ra như đồng đô la hoặc sẵn có như vàng. Chúng được phát triển dựa trên nền tảng toán học. Tiền điện tử áp dụng mạng lưới phân phối cho phép hệ thống giao dịch theo phương thức p2p (peer-to-peer). Tức việc giao dịch này được thực thi ngang hàng mà không cần bảo hộ bởi bên thứ 3. Những phương trình toán học được dùng để liên kết tài khoản với số tiền thực mà chủ sở hữu chi tiêu.
Khi tham gia giao dịch tiền điện tử bạn chỉ cần đăng nhập email và một nặc danh. Sàn giao dịch điện tử không yêu cầu bạn cung cấp tên thật hay đăng ký tại một ngân hàng nào. Bạn có thể tạo ra các đơn vị tiền điện tử bằng nhiệm vụ “đào coin” (săn tiền điện tử bằng thiết bị máy tính).
Đặc điểm nổi bật
- Được sử dụng rộng rãi trên các quốc gia khắp thế giới như: Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ,… và các công ty nổi tiếng như: Apple, Microsoft, Dell,… Tiền điện tử dùng để thanh toán các giao dịch và lưu thông như tiền hợp pháp.
- Không được phát hành quá nhiều vì tránh nguy cơ lạm phát.
- Tính thanh khoản cao, sử dụng dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng.
- Là phương tiện trao đổi ngang giá trung gian, hoạt động ở môi trường điện tử trên nền tảng thuật toán.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng tiền điện tử
Ưu điểm
- Giao dịch được mọi lúc mọi nơi: cho phép người dùng nhận và gửi nhanh chóng với số tiền không giới hạn.
- Phí giao dịch thấp: giao dịch tiền điện tử thường không tốn phí hoặc phí cực kỳ thấp.
- An toàn, bảo mật: mọi giao dịch được diễn ra nhanh chóng và an toàn, không dễ sao chép và chứa những thông tin nhạy cảm của khách hàng. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng gian lận và không phụ thuộc vào bên thứ 3 trong quá trình giao dịch như thẻ tín dụng.
- Phát triển trong ngành thương mại điện tử: người dùng có xu hướng sử dụng tiền điện tử để thanh toán khi mua sắm trực tuyến. Vì vậy, trong những năm gần đây, tiền điện tử đã trở thành nhân tố phát triển song hành cùng các trang thương mại điện tử.
- Thông tin minh bạch, theo dõi dễ dàng: do sử dụng công nghệ blockchain, nên mọi thông tin liên quan đến tiền điện tử đều được cập nhật sẵn trên chuỗi khối. Vì vậy, bạn có thể xác minh và theo dõi tiền điện tử dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hạn chế
- Khó dự đoán: Do tiền điện tử thường xuyên có sự biến động về giá trị, tăng/giảm thường xuyên. Điều này rất dễ dẫn đến rủi ro cho người nắm giữ tiền điện tử.
- Một số quốc gia chưa chấp nhận sử dụng tiền điện tử với 3 lý do sau:
- Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng đồng tiền quốc gia của mình.
- Nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc tăng/giảm thất thường của tiền điện tử.
- Tiền điện tử ở một số quốc gia còn ở trạng thái bất hợp pháp.
- Tiền điện tử sử dụng các phương trình toán học nên một vài giao dịch thường xuyên gặp lỗi.
- Tiền điện tử sẽ bị mất đi nếu các thiết bị điện tử gặp vấn đề như: ổ cứng bị hỏng, dữ liệu bị mất, dữ liệu bị nhiễm virus,… Đồng thời người dùng không thể khôi phục và tìm lại số tiền đã mất.
- Là mảnh đất màu mỡ cho các hacker, tội phạm rửa tiền thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tiền điện tử là “mảnh đất màu mỡ” mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về tiền điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ với TinoHost để được giải đáp.
Câu hỏi thường gặp về tiền điện tử
Có những sản giao dịch điện tử nào uy tín hiện nay?
Hiện nay, các sàn giao dịch tiền điện tử xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ. Sản giao dịch điện tử là một không gian hoạt động như một trang web. Tại đây, người dùng có thể thực hiện các giao dịch như: mua bán (trading) các đồng tiền điện tử. 3 sàn giao dịch điện tử uy tín và phổ biến hiện nay:
- Bitcoin
Vị trí đầu bảng trên thị trường tiền điện tử là Bitcoin. Sàn giao dịch này ra đời vào năm 2008, Bitcoin là phiên bản tiền điện tử đầu tiên với số vốn hóa thị trường lên đến 246 tỷ USD.
- Ripple
Ripple ra mắt người dùng vào năm 2012, sử dụng hệ thống phân tán mã nguồn mở. Vốn số hóa trên thị trường của Ripple đang ở mức 146 tỷ USD. Ripple ra đời giúp người dùng sử dụng các dịch vụ: Paypal, thẻ tín dụng, ngân hàng, tổ chức tài chính,…, với chi phí thấp cùng tốc độ xử lý nhanh chóng.
- Ethereum
Đây là loại tiền tệ xếp thứ 3 trên sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay. Ethereum chính thức phát hành vào năm 2015 và sở hữu vốn hóa thị trường là 95 tỷ USD.
Tiền điện tử có hợp pháp không?
Đối với những quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Vương quốc Anh,… tiền điện tử như bitcoin là hợp pháp. Tuy nhiên, với những thị trường còn non trẻ, tiền điện tử có tình trạng pháp lý rất khác nhau.
Ở Việt Nam, bitcoin tuy không vi phạm pháp lý nhưng chỉ được sử dụng như hình thức thanh toán thay cho tiền mặt. Đồng thời, mọi vấn đề và sự cố liên quan đến lừa đảo, sập sàn khi sử dụng bitcoin, bạn sẽ không được giải quyết.
Đầu tư tiền điện tử có phải là khoản đầu tư dài hạn tốt không?
Tiền điện tử rất khó để chắc chắn rằng việc đầu tư của bạn vào chúng có tốt hay không. Đầu tư tiền điện tử sinh lời nhanh nhưng cũng rất khó vì việc này đòi hỏi tính kỹ lưỡng và mạo hiểm.
Nếu quyết định theo đuổi đầu tư tiền điện tử, bạn cần dành thời gian theo dõi biến động của đồng tiền. Hơn hết, trước khi đầu tư vào tiền điện tử, bạn phải thật sự hiểu về đồng tiền mình định đầu tư. Những người đầu tư tiền điện tử theo phong trào hoặc chưa biết cách đánh giá thị trường sẽ rất dễ rơi vào thua lỗ.
Đầu tư tiền điện tử như thế nào?
Có 3 cách để đầu tư tiền điện tử: Trade coin, đầu tư dài hạn (hold), đào tiền điện tử.
Trade coin
- Trade lướt sóng: Hình thức này phù hợp với người có kinh nghiệm trade coin. Kiểu giao dịch này giúp người dùng kiếm được lợi nhuận từ nhiều giao dịch nhỏ. Ví dụ: Mỗi ngày bạn có thể đặt 10 -15 lệnh, mỗi lệnh thu được 0,1% tương đương 1 – 1,5%/ngày.
- Trade ngắn hạn: Hình thức này phụ thuộc về quá trình phân tích kỹ thuật. Mỗi giao dịch có thể kéo dài từ vài giờ hoặc vài ngày. Ví dụ: Bạn phân tích biểu đồ BT/USDT và thấy rằng đồng tiền này sẽ tăng 10% trong 1 – 2 ngày. Khi ấy, bạn chỉ cần đặt lệnh và chờ đợi kết quả.
- Trade theo tin tức: Hình thức giao dịch này hiệu quả hay không phụ thuộc vào khả năng cập nhật tin tức của bạn. Ví dụ: Bạn theo dõi tin tức thấy một coin ra kế hoạch mua hoặc đốt coin. Lúc này, bạn có thể mua vào hoặc bán ra để thu lại kết quả tốt nhất.
Đầu tư dài hạn (hold)
Đây là phương thức dễ dàng và phổ biến nhất khi đầu tư tiền điện tử. Việc của bạn là đợi điểm thích hợp sau đó mua và hold một hoặc vài năm. Khi ddtj được lợi nhuận mong muốn, bạn có thể bán ra. Hình thức này đòi hỏi người dùng có tính kiên nhẫn cao và không quan tâm đến biến động giá trị ngắn hạn.
Đào tiền điện tử (đào coin)
Đây còn được gọi là hình thức khai thác tiền ảo. Những “thợ đào” dựa trên nền tảng hệ thống máy tính, bằng kinh nghiệm của mình họ sẽ tìm cách giải các thuật toán trên blockchain để tìm được “vàng kỹ thuật số”. Độ khó của những câu đố tỉ lệ thuận với số người tham gia quá trình giải toán.