Rất có thể bạn đã từng nghe ở đâu đó về thuật ngữ “thung lũng Silicon”. Và bất ngờ hơn khi biết đây là thuật ngữ chỉ những khu thương mại công nghệ cao – trụ sở của rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Vậy cụ thể thung lũng Silicon là gì? Các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu sự thật thú vị về nơi được mệnh danh là “cái nôi công nghệ” của thế giới qua bài viết dưới đây nhé!
Thung lũng Silicon là gì?
Giải thích thuật ngữ “thung lũng Silicon”
Thuật ngữ “thung lũng Silicon” được sử dụng để chỉ khu vực đặc biệt trong vùng đồng bằng California, Hoa Kỳ. Đây là trung tâm của công nghệ thông tin và công nghệ cao với rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Google, HP, Intel, Adobe, Ebay, Nvidia, Mozila, Facebook, Netflix,… và các đại học công nghệ nổi tiếng như Stanford University và University of California, Berkeley.
Ngoài ra, thung lũng Silicon cũng là nơi sinh sống của rất nhiều nhà phát triển phần mềm, kỹ sư công nghệ và nhà sáng lập công nghệ. Hơn nữa, vùng đất này cũng là một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là khu vực được đầu tư mạnh mẽ nhất hiện nay.
Nguồn gốc tên gọi
Thực tế, không biết chính xác ai là người đầu tiên đặt tên cho vùng đất này, nhưng cụm từ “thung lũng Silicon” bắt đầu được biết đến vào năm 1971 bởi nhà báo Don Hoefler. Ông lấy thuật ngữ này làm tiêu đề cho hàng loạt các bài báo của mình và gọi là “Silicon Valley USA” đăng trong tuần báo Electric News.
Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì nơi này nằm trong khu vực sản xuất Silicon – một loại hợp chất dùng để sản xuất các linh kiện điện tử và mạch điện tử ra đời vào năm 1930 bởi tiến sĩ Fredrick Terman. Còn “Thung lũng” (Valley) chỉ thung lũng Santa Clara, nằm ở cực Nam của vịnh San Francisco thuộc bang California.
Trong rất nhiều năm giữa từ 1970 đến 1980, các nhà báo thường nhắc đến khu vực này với cái tên Silicone Valley trước khi trở thành một thuật ngữ thông dụng trong nền văn hóa Hoa Kỳ.
Tính đến năm 2019, đã có gần 40 công ty nằm trong danh sách Fortune 1000 có trụ sở chính đặt tại thung lũng Silicon.
Những sự thật thú vị về thung lũng Silicon
Miền đất hứa của kỹ sư công nghệ
Thung lũng silicon là nơi đặt trụ sở của rất nhiều công ty hàng đầu thế giới về công nghệ cao như: Adobe Systems, Apple, Cisco Systems, Facebook, Google,…Do đó, có thể coi đây là miền đất hứa của kỹ sư công nghệ, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm làm việc lâu năm.
Làm việc tại đây, bạn sẽ được trả một mức lương vô cùng hậu hĩnh nếu đáp ứng được những yêu cầu cao trong công việc. Mức lương trung bình tại các công ty công nghệ lớn ở thung lũng Silicon dao động từ 130.000 USD đến 170.000 USD/năm.
Các công ty khởi nghiệp có thể đưa ra mức lương ít hơn nhưng họ sẽ thường trả thêm “lương” cho những thành quả của nhân viên thông qua hình thức cổ phiếu. Khi công ty đó thành công và được niêm yết trên sàn chứng khoán Hoa Kỳ, số cổ phiếu của nhân viên có thể trở thành một khối tài sản kếch xù.
Ngoài ra, thung lũng Silicon cũng có môi trường làm việc sáng tạo và đột phá, với nhiều cơ hội để thăng tiến và phát triển trong ngành công nghệ thông tin.
Cái nôi hình thành những hạt giống công nghệ cho nhân loại
Sở dĩ thung lũng Silicon được mệnh danh là cái nôi của công nghệ vì khu vực này hội tụ rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, nơi đây có một nền khoa học phát triển với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu công nghệ hàng đầu hiện nay. Chính sự xuất hiện của những ngôi trường giúp các gã khổng lồ công nghệ tuyển chọn được những nhân tài xuất sắc nhất.
Tình đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị mà các công ty, tập đoàn công nghệ ở thung lũng Silicon tạo ra đã hơn 3 nghìn tỷ USD. Nhiều người đã xem khu vực này là tiêu chuẩn để hình thành nên các hạt giống về công nghệ thông tin và cũng là niềm khát khao to lớn của giới IT trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Thung lũng Silicon còn là vùng đất của sự “chết chóc”
Mặc dù là trung tâm của công nghệ thông tin và viễn thông, nơi chứng kiến sự thành công rực rỡ của nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Apple hay Tesla nhưng người ta vẫn gắn cho thung lũng Silicon với cái tên: “thung lũng chết chóc”. Bởi tỉ lệ các công ty startup thất bại hàng năm tại đây lên tới 90%. Để khởi nghiệp tại đây là vô cùng khó khăn.
Vùng đất của sự phân hóa giàu nghèo
Trong báo cáo của Silicon Valley Pain Index đã cho thấy rõ nét về sự phân hóa giàu nghèo có tại thung lũng Silicon. Có đến hơn 76,000 triệu phú và tỷ phú sinh sống tại đây. Chính vì vậy, khu vực này là một trong những nơi đắt đỏ nhất thế giới. Giá 1 căn nhà trung bình là 1 triệu USD và hàng hóa cũng như các dịch vụ khác cũng rất đắt đỏ.
Nhiều người nghĩ với những tỷ phú công nghệ, đây chỉ là chuyện nhỏ. Nhưng họ không biết rằng, vẫn còn một số người làm những công việc khác, chẳng hạn như nhân viên an ninh, nhân viên vệ sinh,…Chính giá nhà đất cao khủng khiếp đã khiến người dân ở đây lâm vào tình cảnh vô gia cư. Và họ đã lựa chọn đến nơi khác sinh sông chứ không thể trụ lại ở khu vực này.
Cần sa ở Thung lũng Silicon được giao tận nhà như thức ăn nhanh
Thung lũng Silicon thuộc bang California. Tiểu bang này lại cho phép sử dụng và mua bán cần sa. Thậm chí, ngành kinh doanh cần sa ở đây còn được đưa lên một tầm cao mới. Theo đó, bạn có thể đặt hàng cần sa bằng ứng dụng trên Smartphone, món hàng “cấm” sẽ ở ngay trên bàn làm việc của bạn.
Tham quan đến thung lũng Silicon không hề khó khăn
Bạn hoàn toàn có thể đặt chân lên “thánh địa công nghệ” qua những chuyến thăm quan doanh nghiệp hay các tour du lịch đến các công trình biểu tượng, bảo tàng công nghệ trong khu vực thung lũng Silicon.
Thung lũng Silicon đang dần mở rộng ra ngoài bang California
Vị trí địa lý của thung lũng Silicon cũng đang thay đổi. Khu vực này từng được gói gọn trong một vùng ở phía nam thành phố San Francisco tại bang California, Hoa Kỳ. Đây đã là trung tâm công nghệ khi quân đội Hoa Kỳ thành lập những cơ sở nghiên cứu từ thập niên 1930. Xu thế này dẫn được chuyển sang lĩnh vực tư nhân trong hàng chục năm sau đó.
Ngành công nghệ đã mở rộng ra xa hơn so với thung lũng Silicon nguyên bản, nhất là trong đại dịch COVID-19. Công ty xe điện Tesla năm 2021 đã chuyển trụ sở đến bang Texas, trước đó là Oracle và HP cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Xu hướng này nổi lên một phần do chính sách làm việc tại nhà. Vì các doanh nghiệp công nghệ đã chi hàng tỷ USD để xây dựng những khu tổ hợp văn phòng và cung cấp nhiều tiện ích cho người lao động nhưng không được sử dụng.
Sự thịnh vượng của thung lũng Silicon có đang bị suy thoái?
Thung lũng Silicon là trung tâm quan trọng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ xe hơi, công nghệ điện tử, công nghệ y tế,…Tuy nhiên, đây không phải là một thị trường hoàn toàn không biến đổi. Công nghệ cũng như các xu hướng kinh doanh thường thay đổi nhanh chóng và sự thịnh vượng của thung lũng Silicon cũng không ngoại lệ. Từ những năm 2010, có nhiều nhận định rằng thung lũng Silicon đã bắt đầu thoái trào, đặc biệt là với sự ra đời của các trung tâm công nghệ khác trên thế giới như thung lũng Đông Dương và thung lũng Đông Âu.
Thực tế, thung lũng Silicon vẫn là một khu vực quan trọng cho công nghệ. Có nhiều công ty công nghệ lớn vẫn đặt “đại bản doanh” tại đây. Ngoài ra, khu vực này vẫn đang tiếp tục phát triển và mở rộng với nhiều dự án mới đã được khởi động.
Cơ hội của Việt Nam tại thung lũng Silicon
Đưa startup Việt Nam tiếp cận với quốc tế
Để có thể tiến gần hơn với thung lũng Silicon, trước hết, chúng ta cần phải đưa startup Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với quốc tế. Trong ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest Vietnam diễn ra vào năm 2018 tại thung lũng Silicon, đã có khoảng 200 trí thức, chuyên gia, các nhà đầu tư và các đại diện quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo giữa hai nước Việt – Hoa Kỳ cùng trao đổi, thảo luận và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. Đây chính là bàn đạp lý tưởng giúp startup Việt Nam có cơ hội được vươn xa hơn và có cơ hội xây “đại bản doanh” tại thung lũng Silicon.
Kết nối hệ sinh thái của thung lũng Silicon với Việt Nam
Cũng tại ngày hội Techfest Vietnam, diễn đàn kết nối hệ sinh thái thung lũng Silicon đã diễn ra – nơi để các đại diện, nhà đầu tư quan trọng giữa hai nước Việt – Hoa Kỳ có thể trao đổi với nhau, thảo luận về những cơ hội phát triển và khả năng kết nối. Từ đó tạo điều kiện để đầu tư cho hệ sinh thái này.
Theo nhận định của các chuyên gia trên thị trưởng tại Hoa Kỳ, các startup Việt Nam không chỉ cần hỗ trợ để trau dồi, tích lũy thêm những kỹ năng chuyên môn và đặc thù về môi trường làm việc tại thung lũng Silicon mà còn cần phải được kết nối các mạng lưới trong toàn khu vực thì mới có thể dễ dàng đi đến hợp tác thuận lợi giữa đôi bên.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, thung lũng Silicon đã chứng kiến rất nhiều cuộc cách mạng trong công nghệ để có một thế giới hiện đại như ngày nay. Dù đứng trước viễn cảnh suy thoái nhưng sự huy hoàng trong quá khứ của thung lũng Silicon vẫn là một niềm tự hào của Hoa Kỳ nói riêng và lĩnh vực công nghệ toàn cầu nói chung.
Trên đây là những thông tin mà bạn nên biết về thung lũng Silicon. Hẹn gặp lại ở những bài viết thú vị khác nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có những thung lũng Silicon nào khác?
Hiện nay, thuật ngữ “thung lũng Silicon” đã được dùng để chỉ nơi tập trung nhiều công ty công nghệ, viện nghiên cứu nổi tiếng.
Ngoài Hoa Kỳ, các thung lũng Silicon khác trên thế giới là: Trung Quan Thôn (Trung Quốc), Bangolar (Ấn Độ), Tân Trúc (Đài Loan)….
Việt Nam có thung lũng Silicon riêng không?
Là quốc gia thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi số mạnh mẽ, Việt Nam đang được đánh giá là rất có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển trở thành một trung tâm công nghệ hay một “thung lũng Silicon” của khu vực Đông Nam Á.
Một số khu công nghệ cao nổi tiếng trước đây ở Việt Nam như: Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hoa Lac Hi-Tech Park), Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội – Long Biên, Dự án Saigon Silicon City, Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghiệp công nghệ cao Thành phố HCM (Saigon Hi-tech Park), Khu công nghiệp phần mềm Quang Trung (QTSC).
Bên cạnh đó, VinGroup cũng đã lên kế hoạch xây dựng một thung lũng Silicon Việt Nam mới tại Khánh Hoà trong 3 năm tới.
Thung lũng Silicon có gặp phải những thách thức gì trong quá khứ không?
Thung lũng Silicon đã phải đối mặt với một số vấn đề và thách thức trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như sự cạnh tranh khốc liệt từ các khu công nghiệp điện tử khác trên thế giới, những vấn đề về môi trường và an toàn lao động hoặc sự phản đối từ cộng đồng dân cư vì việc xây dựng các công trình công nghiệp trong khu vực này.
Thung lũng Silicon có ranh giới địa lý không?
Thung lũng Silicon không có ranh giới địa lý. Bới đây là một khái niệm dùng để định danh một khu vực hoàn toàn không có biên giới cứng.
Có những tỷ phú công nghệ nào sống ở thung lũng Silicon?
Các tỷ phú sống tại thung lũng Silicon là những người sáng lập những công ty công nghệ, những nhà đầu tư và các ông lớn bất động sản, có thể kể đến như: Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Larry Page, Elon Musk, Laurene Powell Jobs, Jan Koum,…