Đối với những dự án Blockchain, trải nghiệm của người dùng luôn được xem là thử thách vô cùng lớn mà đội ngũ xây dựng luôn phải chinh phục. Đặc biệt, THORChain là dự án tiên phong trong việc cung cấp cơ hội Stake BEP2, mang lại giải pháp thanh khoản độc quyền cho Binance Chain. Vậy THORChain (RUNE) là gì? Hệ sinh thái THORChain bao gồm những thành phần nào? Mua, bán đồng RUNE coin ở đâu? Mời bạn cùng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu về THORChain (RUNE)
THORChain (RUNE) là gì?
THORChain (RUNE) được biết đến là một giao thức thanh khoản chuỗi chéo (Cross-chain) phi tập trung được xây dựng dựa trên Tendermint & Cosmos SDK. Mục tiêu cốt lõi của dự án là cung cấp các giải pháp thanh khoản, hoán đổi các tài sản crypto (ví dụ như Bitcoin trên Ethereum) ngay lập tức mà không cần sự cho phép hay dựa vào bất kỳ sổ lệnh nào để tạo nguồn thanh khoản.
Khác với những sàn giao dịch phi tập trung khác, THORChain sử dụng một Cross-chain, cho phép sử dụng trên bất kỳ Blockchain nào và tương thích với mọi loại tài sản. Khả năng đồng thuận của THORChain là Proof-of-Stake với các trình xác thực mạng được yêu cầu, giúp liên kết (lock up) Token chính thức của mạng lưới là RUNE.
Trong hệ sinh thái của THORChain, người tham gia sẽ Stake các loại tài sản crypto thông qua Pool thanh khoản và nhận lại các phần thưởng tương ứng nhằm thu hút số lượng người Stake vào các Pool của nền tảng. Điều này được đánh giá là có lợi rất lớn trong việc mang lại mức trượt giá thấp cho quá trình giao dịch của nhà đầu tư. Không chỉ Swap tức thì, THORChain còn hỗ trợ các chuỗi sản phẩm đa dạng như Lending, Borrowing và dịch vụ thanh khoản khác.
Thành phần trong hệ sinh thái của THORChain
- Yggdrasil Protocol: Cầu nối Cross-chain nhanh chóng và an toàn cho THORChain.
- Flash Network: Mạng lưới Layer 2 cho phép trao đổi đồng Crypto giữa các Cross-Network, bao gồm những Liquidity Hub.
- Bifrost Protocol: Giao thức Cross-chain cho mạng lưới THORChain.
- Asgardex: Bộ giao diện thanh khoản nhanh, giúp đảm bảo an toàn cho nền tảng.
- AESIR Protocol: Bộ giao thức quản lý cho hệ sinh thái THORChain.
Cách thức hoạt động của THORChain
Những vấn đề THORChain “quan tâm”
Hiện tại, ội ngũ phát triển THORChain rất chú trọng vào những vấn đề còn hạn chế trong thị trường crypto liên quan đến tính thanh khoản và sự biến động về giá cả của các loại tài sản. Điển hình là:
- Sự biến động về giá cả của tài sản crypto không chỉ có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư mà còn là yếu tố ngăn cản việc đưa đồng crypto trở thành đồng tiền mã hóa sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
- Sự thiếu hụt tính thanh khoản (Buy Order, Sell Order) và thời gian giao dịch cực kỳ chậm đã dẫn đến những biến động lớn về giá cả của tài sản crypto. Đồng thời, tình trạng này còn khiến trải nghiệm của người dùng trên các sàn DEX không hiệu quả, thua kém các sàn giao dịch tập trung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các dự án có Token/ Coin riêng.
- Hiện nay, phần lớn các sàn DEX đều cho phép giao dịch Token trên một mạng lưới Blockchain mà không phải Cross-chain.
- Khả năng mở rộng các giao dịch đa Blockchain còn khó khăn.
Giải pháp của THORChain
Trước những vấn đề đặt ra, THORChain không chỉ cung cấp một Protocol riêng lẻ mà xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh với mục đích giải quyết các hạn chế trong thị trường tiền mã hóa hiện tại.
THORChain là một giao thức thanh khoản phi tập trung dựa trên Tendermint & Cosmos SDK. Giao thức sử dụng các Threshold Signature Schemes để tạo nên một thị trường giao dịch chuỗi chéo không yêu cầu sự cho phép và không tin tưởng. Tính thanh khoản của THORChain còn được cung cấp bởi các nhà cung cấp thanh khoản, họ sẽ nhận được phí giao dịch và phần thưởng là mã thông báo của dự án. Cách hoạt động này tương tự như dự án Uniswap.
Các nhà khai thác nút sẽ thực hiện nhiệm vụ duy trì hoạt động và đảm bảo an ninh cho mạng lưới. Họ sẽ nhận được phần thưởng là các mã thông báo RUNE Token. Đồng thời, nhà khai thác nút phải gửi một khoản tiền gửi vào hệ thống nhằm ngăn chặn các hành động xấu xảy ra.
Xét ở cấp độ kỹ thuật, THORChain hoạt động theo ba khía cạnh hỗ trợ chính là:
- Chốt trạng thái 1 chiều.
- Máy trạng thái.
- Giao thức cơ chế chữ ký ngưỡng (giao thức TSS).
Sự kết hợp ba công nghệ này và cơ chế khuyến khích mã thông báo RUNE đã tạo thành một hệ sinh thái với cơ chế trao đổi chuỗi chéo Cross-chain phi tập trung được gọi là THORChain. Mô hình hoạt động của dự án có thể được biết đến với một số đặc điểm như sau:
- Xây dựng một khoản dự trữ thanh toán mọi Block cho Node và Liquidity Provider.
- Sử dụng Incentive Pendulum giúp đảm bảo tính an toàn cho nền tảng mọi lúc mọi nơi.
- Xây dựng một quy trình quản trị rõ ràng để giảm thiểu sự gián đoạn đối với chuỗi. Đồng thời, dự án còn cho phép nâng cấp có trật tự.
- Tạo ra các Pool thanh khoản liên tục (Continuous Liquidity Pools CPL) để làm cơ sở trao đổi các tài sản. Các Pool này sẽ chưa các đồng crypto, cho phép người dùng Swap các tài sản này một cách tức thì.
- Cung cấp các Incentives cho các Stakers như phần thưởng là các Token, phí giao dịch,…, để khuyến khích các bên khác tham gia Stake tài sản của họ vào Pool này.
- Stakers có thể linh hoạt nạp và rút tài sản của họ dễ dàng.
- THORChain sử dụng Swap-Queue để Order và xử lý các giao dịch hoán đổi được gửi đến.
RUNE Token là gì?
RUNE Token là một Utility Token BRP-2 chính thức trong hệ sinh thái của THORChain. Token tiện ích này được sử dụng như một cầu nối tạo ra tính thanh khoản cho các Pools trong mạng lưới. Đồng thời, RUNE còn là cơ sở tài sản của 2 Pools khác nhau, hỗ trợ hoán đổi tài sản một cách tức thì.
RUNE Token được sử dụng để làm gì?
- Staking: Người sở hữu RUNE Token có thể tham gia Stake và trở thành một phần của Validator Set.
- Transaction Fee: Sử dụng RUNE Token để thanh toán các chi phí giao dịch trong mạng lưới THORChain. Ngoài ra, Token còn dùng để thanh toán phí thanh khoản, phí cầu nối,… khi sử dụng các dịch vụ của THORChain.
- Phần thưởng: Token được dùng làm phần thưởng cho các Validator, khuyến khích người dùng hoạt động và Stake nhiều hơn vào mạng lưới.
- Quản trị: Người sở hữu RUNE Token giúp duy trì hoạt động và bảo vệ an ninh cho mạng lưới.
Thông tin cơ bản của RUNE Token
- Token Name: THORChain Token.
- Ticker: RUNE.
- Blockchain: Binance Chain.
- Token Type: BEP2.
- Circulating Supply – Nguồn cung luân chuyển: 297,541,792.
- Total Supply – Tổng nguồn cung: 500,000,000.
- Max Supply – Nguồn cung cấp tối đa: 500,000,000.
- 24 hour Trading Vol – Khối lượng giao dịch 24 giờ (18/12/2021): $38,255,524.
- Market Cap – Vốn hóa thị trường: $1,907,763,932.
Khả năng phân bổ THORChain
- Liquidity Emission: 50%
- Operational Reserve: 13%
- Marketing: 12%
- Founders, Advisors: 10%
- Private Sales: 6%
- Pre-sale: 7%
- IDO: 2%
RUNE Token có thể mua bán và lưu trữ ở đâu?
Hiện tại, RUNE Token được niêm yết và hỗ trợ mua bán trên một số sàn giao dịch như:
Trong đó, RUNE Token được giao dịch nhiều nhất trên sàn Binance chiếm 46.47% tổng khối lượng giao dịch. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn một trong các sàn giao dịch trên đây để thực hiện mua bán RUNE Token nhé.
RUNE là Token thuộc BEP2. Do đó, bạn có thể lưu trữ an toàn trên các ví điện tử có hỗ trợ như: ví THORChain, ví Web Binance Chain, Trust Wallet, Ledger Nano S, Guarda, Atomic Wallet,…
Có thể thấy, sức mạnh của THORChain mang đến cho người dùng là một Blockchain hoàn toàn thanh khoản, phi tập trung và không bị ảnh hưởng, thao túng bởi thị trường hay bất kì đối tượng nào khác. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan về THORChain, từ đó sáng suốt trong từng quyết định đầu tư của mình nhé!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Đầu tư vào THORChain, nên hay không?
Thị trường tiền điện tử luôn biến động và tiềm ẩn rủi ro. Đồng thời, việc đầu tư thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bạn nên là người tự tìm hiểu và tự mình đưa ra lựa chọn đầu tư. Tuy nhiên, về THORChain, dự án nổi bật với khả năng thanh khoản hoàn toàn phi tập trung, hướng đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì vậy, bạn có thể tham khảo để lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với mình nhé!
Có thể cập nhật thông tin về THORChain ở đâu?
- Website: https://thorchain.org/
- Telegram: https://t.me/thorchain_org
- Twitter: https://twitter.com/thorchain
- Gitlab: https://gitlab.com/thorchain
Đối thủ cạnh tranh với THORChain
Mục tiêu cốt lõi của RUNE là gì?
Đội ngũ sáng lập dự án nhấn mạnh rằng: Sau khi dự án Mainnet và hoàn chỉnh, RUNE Token được thiết lập không phải để sử dụng như một tài sản thanh toán mà là cầu nối cho tính thanh khoản giữa các Pool. Tuy nhiên, RUNE Token vẫn có thể sử dụng để thanh toán, trả phí giao dịch.