Ngày nay, thị trường kinh doanh gặp nhiều biến động, kéo theo đó là sự vươn lên của các “ông lớn” nước ngoài trở thành mối đe dọa lớn cho các công ty nhỏ khi phải chật vật tìm kiếm thị trường đại chúng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Trước những cạnh tranh khốc liệt này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể bỏ lỡ cơ hội thành công với thị trường ngách. Vậy thị trường ngách là gì? Làm sao để lựa chọn thị trường ngách phù hợp, ít rủi ro? Hãy cùng Tino Group khám phá ngay bài viết dưới đây!
Đôi nét về thị trường ngách
Thị trường ngách là gì?
Thị trường ngách (Niche Market) được hiểu là một phân đoạn nhỏ của thị trường hoặc một khoảng trống thị trường và hướng đến một nhóm khách hàng với những đặc thù riêng biệt. Để định hướng kinh doanh theo thị trường ngách, doanh nghiệp phải nỗ lực, tập trung vào một phân khúc thị trường nhỏ, kinh doanh theo nhu cầu thay vì tranh giành thị phần trong thị trường lớn.
Một số doanh nghiệp đã thành công với hướng phát triển theo thị trường ngách có thể kể đến như:
- Roll-Royce: đối tượng nhắm tới là một phân khúc doanh nhân thích xe hơi hạng sang.
- Tribeco: sản phẩm sữa đậu nành đầu tiên trên thị trường.
- Tân Hiệp phát: thị trường ngách với thức uống trà xanh.
- Nestle: thương hiệu đưa ra dòng sản phẩm NAN AL 110 dành riêng cho trẻ tiêu chảy và không dung nạp Lactose.
- Apple: thay vì cạnh tranh khốc liệt với thị trường máy tính cá nhân ở nhiều thập niên trước đây, Apple đã chọn tạo ra dòng iMac phục vụ khách hàng mục tiêu là họa sĩ, nhà thiết kế và thành công với thương hiệu “quả táo cắn dở” như một hình tượng của thời trang độc lạ.
Đây là một số thương hiệu đã lựa chọn kinh doanh sản phẩm theo thị trường ngách, tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định đã rất thành công khi thu hút được tệp khách hàng tiềm năng, có nhu cầu mà không cần tiêu tốn quá nhiều chi phí cho việc quảng cáo, cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.
Lợi ích nổi bật của thị trường ngách
- Tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.
- Giảm sức ép cạnh tranh trong thị trường kinh doanh.
- Dễ dàng nắm bắt, quản lý tệp khách hàng tiềm năng
- Đẩy mạnh khả năng tiếp thị khách hàng chất lượng và hiệu quả..
- Hạn chế sử dụng nguồn lực và tài nguyên hơn so với thị trường chính thống.
- Đẩy mạnh độ nhận dạng thương hiệu.
- Chuyên môn hóa, lựa chọn phân khúc thị trường có chọn lọc giúp giảm bớt rủi ro, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.
Đánh giá ưu và nhược điểm của thị trường ngách
Ưu điểm
- Giúp cá nhân, doanh nghiệp hạn chế tối đa những đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp lớn sẽ thường tập trung vào thị phần lớn sẵn có của họ còn những công ty nhỏ sẽ có những lựa chọn từ nhiều ngách khác nhau.
- Ở những phân khúc khách hàng nhỏ, thị trường ngách có đặc điểm nhiều điểm chung, nhu cầu tương đối cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chạm đúng tâm lý khách hàng nhanh nhất.
- Doanh nghiệp có thể thu được những khoản lợi nhuận sau thuế trên mỗi sản phẩm cao hơn thị trường địa chúng.
Nhược điểm
- Quy mô của thị trường ngách khá nhỏ nên không thể duy trì hoạt động của công ty.
- Nguy cơ các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường ngách sẽ khiến những doanh nghiệp nhỏ lao đao, khó khăn vì cuộc cạnh tranh không cân sức.
- Việc tìm kiếm và lựa chọn thị trường ngách không chắc chắn, khá nhiều bất ổn tiềm ẩn. Vì đặc điểm của khách hàng mục tiêu không cố định, dễ bị tác động bởi xu hướng.
- Cách lựa chọn thị trường ngách hiệu quả.
Cách lựa chọn thị trường ngách hiệu quả
Xác định sản phẩm
Để lựa chọn thị trường ngách một cách chuẩn xác, trước hết bạn phải xác định rõ sản phẩm mà mình kinh doanh thuộc thị trường nào.
Bạn có thể tìm đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Amazon,… để tìm kiếm những sản phẩm cùng loại. Tại đây, các sản phẩm sẽ được trưng bày theo từng danh mục, giá cả, mẫu mã giúp bạn dễ dàng thu thập thông tin cũng như nắm rõ đối thủ cạnh tranh mà bạn sẽ gặp phải. Hoặc bạn đang kiếm tiền trong mạng lưới Affiliate thì có thể tận dụng thị trường này để kinh doanh.
Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào những công cụ miễn phí hỗ trợ việc lựa chọn và phân tích sản phẩm, đối thủ cạnh tranh cũng nghiên cứu những biến động của thị trường
- Google Trends: Công cụ này sẽ giúp bạn cập nhật các xu hướng đang thịnh hành trên toàn cầu trong vài năm gần đây.
- Google Keyword Planner: công cụ nghiên cứu, thống kê giúp bạn số lượt tìm kiếm từ khóa trong từng khoảng thời gian bạn muốn.
- Keyword Tool: Công cụ cho phép bạn tìm kiếm những từ khóa liên quan và các cụm từ được tìm kiếm.
Kinh doanh thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết, kinh nghiệm cũng như đam mê của bản thân. Bên cạnh những yếu tố bên ngoài thị trường, bạn cần nhìn nhận lại sở thích, thế mạnh của bản thân để dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, nắm bắt xu hướng khách hàng và thị trường.
Thị trường ngách là thị trường tạo những khe hở, từ đó sẽ hình thành nên những nhu cầu của người dùng. Do đó, bạn cần phải chắc chắn về sản phẩm, tính năng nào của sản phẩm bắt kịp xu hướng diễn ra. Khi đó, khách hàng mới biết đến và mua sản phẩm của bạn nhằm giải quyết nhu cầu của họ. Để duy trì khách hàng trung thành, bạn phải mang đến những sản phẩm chất lượng, vượt mức mong đợi của khách hàng.
Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Để sản phẩm bán được, bạn phải xác định rõ sản phẩm mà bạn cung cấp sẽ đến với khách hàng cuối cùng như thế nào?
Bên cạnh đó, bạn nên nhận dạng và đánh dấu rõ khu vực địa lý mà bạn muốn bắt đầu khai thác, bán hàng cho cá nhân/ doanh nghiệp. Xác định càng rõ, càng chi tiết về người tiêu dùng càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn định hình được rất nhiều vấn đề liên quan, tiết kiệm thời gian.
Khi đã xác định rõ tệp khách hàng, bạn hãy thử mô tả sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp dưới góc nhìn của khách hàng. Chỉ khi đặt mình vào vị trí khách hàng thì bạn mới có thể nhận diện chi tiết nhất về nhu cầu và mong muốn của họ.
Xác định thị trường ngách
Thông qua bước khắc họa chân dung khách hàng đã phần nào giúp bạn hình thành nên thị trường ngách cho riêng mình. Lúc này, bạn cần kiểm tra, đối chiếu những thị trường ngách của bạn có đảm bảo phù hợp với những tiêu chí của một thị trường ngách tốt hay không bằng cách trả lời những vấn đề như sau:
- Mục tiêu dài hạn của bạn và sản phẩm trong thị trường có sự tương thích, phù hợp hay không?
- Ngoài bạn ra còn đối tượng nào có nhu cầu với những sản phẩm đó không?
- Sản phẩm của bạn đã được hoàn chỉnh về mọi mặt và chuẩn bị sẵn sàng chưa?
- Liệu sản phẩm của bạn có phải là duy nhất?
- Sản phẩm của bạn luôn không ngừng phát triển và điều này sẽ mang đến cho bạn những cơ hội lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể khác nhau nhưng vẫn giữ được giá trị cốt lõi trong kinh doanh, đảm bảo hướng đi bền vững, dài lâu.
Nếu sản phẩm của bạn thỏa mãn năm tiêu chí trên, xin chúc mừng vì bạn đã xác định được thij trường ngách chất lượng cho riêng mình rồi đấy.
Đánh giá về thị trường ngách
Mặc dù sản phẩm của bạn sở hữu đầy đủ các tiêu chí để tham gia vào thị trường ngách, nhưng bạn vẫn cần đánh giá khách quan về thị trường ngách mà bạn tạo ra. Nếu thị trường này đòi hỏi bạn sửa đổi nhiều hơn thì chắc chắn rằng thị trường đó chưa ổn, chưa thể đáp ứng tất cả những tiêu chí trên đây và không thể đáp ứng tốt nhu cầu của bạn. Do đó, bạn đừng ngại bỏ qua nó để tiếp tục triển khai những ý tưởng mới, tiềm năng khác.
Kinh doanh chưa bao giờ là điều dễ dàng, bạn hãy chắc chắn về hướng đi của mình và nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng khách quan nhất,
Thử nghiệm các sản phẩm tại thị trường ngách
Nếu thị trường ngách của bạn được đánh giá phù hợp, hãy thử nghiệm sản phẩm trực tiếp trên thị trường đó và nhận những phản hồi từ khách hàng.
Bạn nên thử nghiệm sản phẩm trên thực trường thực tế, cho khách hàng cảm nhận bằng cách tung ra các sản phẩm mẫu tại những buổi Seminar, thư giới thiệu,…
Vì đây là quá trình thử nghiệm, bạn không nên quá phung phí sản phẩm mà hãy phân bổ ở nhiều khu vực, nhiều đối tượng người dùng để có kết quả đa dạng. Sau đó, bạn nhận về những phản hồi và xem xét để cải tiến sản phẩm trở nên hoàn hảo, phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu trong thị trường ngách của bạn.
Chính thức lưu thông, kinh doanh sản phẩm trên thị trường ngách
Nếu kết quả thử nghiệm tốt, bạn còn ngần ngại gì mà không mang sản phẩm lan tỏa rộng rãi trên thị trường? Có lẽ, đây là giai đoạn khó khăn và thử thách đối với những người bước đầu khởi nghiệp. Nhưng điều này rất xứng đáng và thú vị để bạn trải nghiệm vì bạn đã bỏ ra một khoảng thời gian và công sức để đầu tư cho sản phẩm của mình.
Có thể nói, thị trường ngách là một thị trường tiềm năng, cuốn hút và tác động rất lớn đến nhiều doanh nghiệp. Ý tưởng khởi nghiệp với thị trường ngách sẽ tạo ra cơ hội lớn cho những cá nhân muốn “chen chân” thử sức với ngành nghề kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về “thị trường ngách là gì?” và cách để lựa chọn thị trường ngách chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được thị trường ngách cho riêng mình, đẩy mạnh lợi nhuận kinh doanh. Chúc các bạn thành công!
FAQs về thị trường ngách
Có nên xây dựng chiến lược tiếp thị khách hàng không?
Câu trả lời: Có. Để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng tốt nhất, bạn cần phải có chiến lược cụ thể có cấu trúc, hướng đi cụ thể trước khi bắt đầu. Đặc biệt, kế hoạch tiếp thị nên tập trung vào thông điệp, giá trị hữu dụng cho khách hàng.
Cần lưu ý gì khi xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?
- Xây dựng câu chuyện liên quan đến thương hiệu.
- Có sự nhất quán về mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
- Khẳng định giá trị của doanh nghiệp.
- Chú ý đến truyền thông và tương tác khách hàng.
Affiliate Network có an toàn không?
Affiliate Network còn gọi là mạng lưới tiếp thị liên kết đóng vai trò là một đối tác trung gian kết nối nhà cung cấp sản phẩm với người làm tiếp thị liên kết. Điều này hoàn toàn minh bạch và có quy định rõ ràng, không vi phạm pháp luật nên bạn có thể an tâm lựa chọn.
Đối tượng nào nên lựa chọn thị trường ngách?
Về cơ bản, thị trường ngách là một phân đoạn nhỏ của thị trường. Do đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới startup rất thích hợp để lựa chọn theo hướng này. Việc chọn thị trường ngách có thể giúp doanh nghiệp khởi động kinh doanh thành công, giảm thiểu rủi ro, ít cạnh tranh.