Một công nghệ có thể giúp quốc gia này phát triển nhưng không thích hợp với quốc gia khác trong cùng một giai đoạn. Vậy làm sao biết một công nghệ có phù hợp với quốc gia đó hay không? Đó là lý do Technology Assessment đã ra đời và dần trở thành bộ môn khoa học giá trị.
Tổng quan về Technology Assessment
Technology Assessment là gì?
Technology Assessment được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “đánh giá công nghệ”.
Định nghĩa “Technology Assessment” theo Wikipedia như sau: “Technology Assessment là một quá trình khoa học, tương tác và giao tiếp nhằm góp phần hình thành quan điểm của công chúng và chính trị về các khía cạnh xã hội của khoa học công nghệ”.
Trên thực tế, không phải mọi đổi mới về công nghệ đều mang đến những hữu ích cho xã hội và con người. Chính vì thế, Technology Assessment đã ra đời và ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm hoạch định lại công nghệ nói riêng và các chính sách kinh tế nói chung. Tuy nhiên, Technology Assessment vẫn còn là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam và các nước đang phát triển.
Lịch sử hình thành
Vào năm 1960, lịch sử phát triển của Technology Assessment xuất phát tại Hoa Kỳ. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực quốc phòng đã được đưa vào dân dụng. Một mặt những công nghệ hiện đại này đã đưa nền kinh tế nước Mỹ tăng trưởng vượt trội, mặt khác chúng để lại sự ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.
Trước những áp lực mà người dân Mỹ đang hứng chịu, chính phủ Mỹ đã xem xét và nhìn nhận rõ về những mặt trái trong sự phát triển của công nghệ. Cũng từ đấy, Technology Assessment chính thức được hình thành.
Sau đó, Technology Assessment tiếp tục phát triển thêm tại Tây Âu dưới dạng thế chế hóa. Đến năm 1980, đánh giá công nghệ dần hoàn thiện và phát triển rộng rãi trên toàn cầu. Và Việt Nam cũng đã thành lập Viện Đánh giá Khoa học và Định giá Công Nghệ thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.
Vai trò của Technology Assessment
Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong lựa chọn công nghệ
Trong trường hợp Technology Assessment chỉ thực hiện với một công nghệ thì kết luận sẽ nằm ở một trong hai phương án là chuyển giao hay áp dụng. Để mục đích này đảm bảo được thực hiện, Technology Assessment cần phải xác định rõ sự tính phù hợp của công nghệ trong bối cảnh áp dụng cụ thể.
Điều chỉnh và kiểm soát công nghệ tốt hơn
Thông qua quá trình Technology Assessment, bạn có thể nhận biết được lợi ích của từng công nghệ cụ thể. Trên cơ sở đó để phát huy, khai thác triệt để những lợi ích, đồng thời tìm ra điểm bất lợi tiềm ẩn của công nghệ nhằm có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tốt hơn.
Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào về công nghệ cho quá trình ra các quyết định
Technology Assessment được triển khai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thực tế nhằm hỗ trợ cho quá trình đưa ra quyết định. Cụ thể:
- Khi có những thay đổi lớn trong chính sách kinh tế – xã hội quốc gia cần xác định chiến lược công nghệ cụ thể.
- Quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ từ nước ngoài.
- Thực hiện triển khai công nghệ mới hay mở rộng, phát triển công nghệ đang hoạt động.
- Xác định rõ thứ tự ưu tiên trong việc phát triển công nghệ của quốc gia theo từng giai đoạn.
Khám phá 3 nội dung tổng quát trong Technology Assessment
#1. Trình bày đặc trưng công nghệ và phác thảo sơ lược các phương án
Bước 1: Thu thập dữ liệu, thông tin chi tiết về công nghệ
Dữ liệu công nghệ có thể thu thập thông qua nhiều cách thức khác nhau như: Internet, phỏng vấn, hội thảo, khảo sát thông tin, thăm dò, tham khảo thông tin từ các trung tâm tư liệu chính thống,… Những dữ liệu này chủ yếu xoáy sâu vào các thông số liên quan về công nghệ.
Bước 2: Dự đoán những vấn đề phát sinh, giới hạn phạm vi đánh giá
Mặc dù Technology Assessment đòi hỏi đơn vị thực hiện phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện, nhưng không nhất thiết phải trình bày tất cả vấn đề liên quan trong một Technology Assessment bởi những ràng buộc như sau:
- Technology Assessment được xem là hoạt động thể hiện sự chuyên nghiệp cao, đòi hỏi phải có kinh phí mới đảm bảo quy trình thực hiện.
- Technology Assessment yêu cầu các chuyên gia có kiến thức chuyên về lĩnh vực cần đánh giá. Bởi nội dung, kết quả đánh giá sẽ phụ thuộc vào các chuyên gia có đủ trình độ ở mỗi lĩnh vực.
- Thực hiện Technology Assessment sẽ liên quan đến quá trình đưa ra quyết định về sau. Do đó, thời gian hoàn thành đánh giá sẽ bị giới hạn.
Bên cạnh những khía cạnh về địa lý, kỹ thuật, quy mô tổ chức, các cơ cấu giá trị xã hội cũng là một trong những ràng buộc trong đánh giá công nghệ. Để hiểu tường tận về một dự án lớn, rõ ràng cần phải thực hiện nhiều Technology Assessment.
Bước 3: Phác họa phương án thực hiện Technology Assessment
Những phương án thực hiện đánh giá cần được mô tả chi tiết nhất có thể thì mới có thể đánh giá được xuất xứ, những thông số sử dụng, thị phần,… của công nghệ cụ thể
#2. Nhận xét về những tác động
Bước 1: Chọn tiêu chuẩn cho từng tác động
Mối quan hệ giữa công nghệ và các yếu tố của bối cảnh xung quanh khá phức tạp. Do đó, khi Technology Assessment cần phải xem xét ở nhiều góc độ, xem xét ở nhiều yếu tố khác nhau như: dân số, kinh tế, môi trường, đầu vào, công nghệ, văn hóa – xã hội, pháp lý, chính trị.
Ví dụ: Khi đánh giá một dự án công nghệ, tiêu chuẩn đánh giá của yếu tố kinh tế có thể là tính khả thi về kinh tế. Hay tiêu chuẩn đánh giá của yếu tố công nghệ là tính linh hoạt trong sử dụng của công nghệ.
Bước 2: Đo lường và dự đoán các tác động
Mỗi tiêu chuẩn thể hiện sẽ tác động đến các yếu tố. Ví dụ như tính khả thi về kinh tế của công nghệ nếu xét trên yếu tố kinh tế, bạn cần xác định giá trị thông qua các đo lường, dự báo kết quả trong trường hợp cụ thể của dự án. Để xác định các giá trị chính xác, bạn nên sử dụng các công cụ, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá.
Bước 3: Trình bày và so sánh những ảnh hưởng tác động
Bước này sẽ thực hiện dựa vào các giá trị kết quả đã xác định cụ thể với mỗi tiêu chuẩn đối với từng yếu tố. Thực hiện so sánh với những tiêu chuẩn quy định (nếu có) hoặc trình bày về những ảnh hưởng để có cơ sở chính xác trong phần phân tích chính sách.
#3. Báo cáo kết quả về chính sách Technology Assessment
Thực chất, báo cáo kết quả về Technology Assessment là phân tích cụ thể về chính sách đánh giá đã thực hiện tới cơ quan sử dụng kết quả. Quy trình báo cáo kết quả có thể thực hiện theo hai mức cụ thể:
- Mức 1: Đưa ra phương án được đánh giá là tốt nhất. Từ đó thiết lập tổ chức cụ thể để thực hiện phương án này.
- Mức 2: Nhìn nhận, xem xét kỹ về các vấn đề, trở ngại còn tiềm ẩn của công nghệ. Từ đó đề xuất phương án, giải pháp mới để khắc phục, ngăn ngừa.
Có thể thấy, sự thích hợp và phát triển của một công nghệ không được quyết định bởi bản chất của công nghệ đó mà phụ thuộc vào những mục tiêu, yếu tố của bối cảnh xung quanh và rất nhiều ảnh hưởng khác. Vì vậy, để xác định được những tiềm năng và hạn chế của một công nghệ trước khi áp dụng thì cần phải thực hiện đánh giá công nghệ. Hy vọng những chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về Technology Assessment là gì cũng như tầm quan trọng của đánh giá và lựa chọn công nghệ trong thời đại 4.0 hiện nay.
FAQs về Technology Assessment
Những lưu ý nào cần quan tâm trong phát triển công nghệ?
Mọi chiến lược phát triển công nghệ xây dựng đều phải dựa trên các nguyên tắc như sau: sự cân đối, xem xét quyền lợi của tất cả nhóm dân cư trong xã hội, tính toàn diện giữa công nghệ với bối cảnh xung quanh, tính khoa học, chính xác.
Các kỹ thuật nào được sử dụng trong phương pháp xử lý nhóm?
Các kỹ thuật thường sử dụng trong phương pháp xử lý nhóm là: thử nghiệm xã hội, điều tra xã hội, phương pháp delphi.
Những công cụ hỗ trợ Technology Assessment
Các công cụ trong Technology Assessment phần lớn được sử dụng từ những ngành chuyên môn khác như: phân tích hệ thống, phân tích kinh tế, đánh giá mạo hiểm, phương pháp tổng hợp.
Các nhóm công nghệ nào phổ biến cho quốc gia đang phát triển?
Có ba nhóm công nghệ phổ biến đó là: công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy, công nghệ hỗ trợ.