Trong thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số doanh nghiệp là xu hướng chung trên toàn cầu. Chuyển đổi số mang đến những giải pháp tối ưu hơn cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cũng cần đến một Technical Architect để giải quyết một số vấn đề. Vậy Technical Architect là gì?
Technical Architect là gì?
Technical Architect (hay còn gọi là IT Systems Architect – “Kiến trúc sư hệ thống”) là một chuyên gia phải đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn và cả năng lực quản lý.
Technical Architect là người xây dựng, chịu trách nhiệm giám sát việc duy trì và triển khai hệ thống công nghệ thông tin cho một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Technical Architect cần làm gì?
- Kiểm tra và thay thế các thiết bị phần cứng, phần mềm cần thiết.
- Tổ chức và phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả nhất.
- Giám sát tiến độ dự án, đảm bảo các kế hoạch hoàn thành đúng thời hạn.
- Phân tích chức năng hoạt động của các hệ thống lớn và chia nhỏ chúng thành các nhiều phần để dễ quản lý.
- Thực hiện một số công việc về kỹ thuật nằm trong khả năng chuyên môn.
- Tư vấn và đề xuất ban quản trị, các nhà phát triển hoặc khách hàng về các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin trong tương lai.
- Báo cáo tiến độ thực hiện cho ban quản trị hoặc khách hàng.
Những kỹ năng một Technical Architect cần có
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là điều thiết yếu để bạn trở thành một Technical Architect. Bạn cần có bề dày kiến thức về ứng dụng phần mềm, ngôn ngữ lập trình, kiến thức phần cứng và những tiêu chuẩn về chất lượng tốt nhất đối với ngành công nghệ thông tin.
Dự đoán và giải quyết vấn đề
Một phần quan trọng của Technical Architect là xem các vấn đề có thể phát sinh ở đâu trong một dự án công nghệ thông tin và tìm ra giải pháp khắc phục trước khi các vấn đề tồn tại và gây ảnh hưởng đến dự án, doanh nghiệp.
Khả năng chịu áp lực
Một Technical Architect có rất nhiều trách nhiệm, bạn phải chịu được những áp lực với tần suất làm việc cao, cũng như những áp lực về kết quả mang lại doanh nghiệp.
Linh hoạt quản lý thời gian
Hầu hết, các dự án công nghệ thông tin đều được thiết lập vớ mốc thời gian chặt chẽ. Bạn cần khả năng linh hoạt trong việc quản lý thời gian để đảm bảo tiến độ dự án thực hiện đúng kế hoạch đề ra, việc sai xót có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho dự án và doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Bạn sẽ cần phải khéo léo trong việc lắng nghe, thấu hiểu và giải thích các vấn đề cho ban quản trị hoặc kỹ thuật, tạo sự đồng điệu trong công việc.
Xây dựng mối quan hệ
Là một Technical Architect, điều quan trọng là xây dựng lòng tin và sự hiểu biết giữa các nhóm kỹ thuật, các cấp quản lý hoặc khách hàng để đảm bảo quá trình hoạt động của một dự án trơn tru và đạt hiệu suất tốt nhất.
Các sơ đồ kiến trúc dành cho Technical Architect
Một Technical Architect cung cấp cái nhìn tổng thể về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hiển thị tất cả các thành phần của một hệ thống cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Các sơ đồ kiến trúc phục vụ cho các mục đích khác nhau, giúp các Technical Architect dễ dàng đưa ra các giải pháp phù hợp.
Sơ đồ kiến trúc ứng dụng
Sơ đồ kiến trúc ứng dụng tập trung vào các ứng dụng trong hệ thống máy tính và cách chúng tương tác với các cơ sở dữ liệu. Nếu một ứng dụng cần được thay thế, nâng cấp hay hợp nhất với ứng dụng khác, các Technical Architect sẽ đánh giá trạng thái có thể đạt được của các ứng dụng như thế nào để tiến hành thực hiện.
Sơ đồ kiến trúc tích hợp
Sơ đồ kiến trúc tích hợp sẽ tập trung vào cách thức, bằng cách nhấn mạnh các giao thức tích hợp giữa các thành phần đơn lẻ. Sơ đồ này rất hữu ích cho việc một hệ thống đối tác bên ngoài muốn tích hợp vào hệ thống hiện có.
Các Technical Architect cần nghiên cứu về cách thức tổ chức của các dịch vụ và cách chúng tiếp xúc với nhau. Họ quyết định về cách những giao thức sẽ được bảo mật và theo dõi sau khi tích hợp.
Sơ đồ kiến trúc triển khai
Trong sơ đồ kiến trúc triển khai, các Technical Architect mô tả ranh giới kết nối mạng lưới và cơ sở hạ tầng phần cứng, phần mềm. Sơ đồ này cũng có xu hướng xác định số lượng và kích thước của các thành phần.
Sơ đồ kiến trúc DevOps
Sơ đồ kiến trúc DevOps được sử dụng để tối ưu hóa các quy trình và luồng triển khai. Technical Architect có thể xác định các điểm yếu trong quá trình triển khai như thực hành không được tiêu chuẩn hóa hoặc tắc nghẽn.
Sơ đồ giúp Technical Architect kiểm tra loại ứng dụng nào được triển khai, quy trình hiện tại trông như thế nào và cách cấu hình quản lý trên các ứng dụng
Sơ đồ kiến trúc dữ liệu
Các Technical Architect sử dụng sơ đồ dữ liệu để hình dung cách thu thập, lưu trữ, xử lý và sử dụng dữ liệu, giúp họ nắm được các luồng dữ liệu giữa tất cả các thành phần tạo nên hệ thống.
Các doanh nghiệp hiện nay phải đối phó với các vấn đề lưu lượng dữ liệu ngày càng tăng, có thể làm chậm hệ thống hoặc gây ra các vấn đề tắc nghẽn hệ thống.
Sự khác biệt giữa Technical Architect và Solution Architect
Solution Architect là người thiết kế ra các giải pháp vận dụng trong nhiều trường hợp khác nhau và cũng là người chỉ đạo quá trình cung cấp hoặc thực hiện các giải pháp.
Technical Architect là người thiết kế các giải pháp tối ưu về kỹ thuật và cũng là người lãnh đạo, quản lý quá trình chuyển giao công nghệ.
Giữa Technical Architect và Solution Architect có một số điểm khác biệt như sau:
- Technical Architect có thiên hướng giải quyết các vấn đề về công nghệ. Trong khi đó, các Solution Architect đảm nhận hầu hết các vấn đề của doanh nghiệp.
- Các Solution Architect có thể giải quyết vấn đề bằng cách thuê một Technical Architect nếu công nghệ không thuộc chuyên môn của họ. Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, các Technical Architect thì không được thuê một Technical Architect khác.
- Solution Architect có ảnh hưởng trên mọi vấn đề cần giải quyết, kể cả liên quan đến công nghệ.
Vai trò của Technical Architect tương đối quan trọng với doanh nghiệp, một số vấn đề về công nghệ cũng gây ảnh hưởng đến cả một hệ thống trong doanh nghiệp. Qua bài viết này, chắc rằng bạn cũng đã hiểu hơn về khái niệm của một Technical Architect. Nếu cảm thấy hứng thú, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu và học hỏi ngay từ bây giờ để trở thành một technical Architect chuyên nghiệp, hy vọng bạn sẽ thành công trong tương lai.
Một số những thắc mắc liên quan đến Technical Architect
Làm thế nào để năng cao kỹ năng của Technical Architect?
Phần lớn, các kiến thức đều bắt nguồn từ quá trình học tập, nhưng điều này không phải tất cả. Bạn nên cân nhắc vào việc tham gia các khóa học ngắn hạn để nâng cao trình độ hoặc dành thời gian làm việc cho các doanh nghiệp liên quan để tiếp thu nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Một Technical Architect có cần quan tâm đến luật pháp trong công việc không?
Rất cần thiết. Bạn cần quan tâm đến luật pháp để định hướng cho các kế hoạch của mình được diễn ra theo đúng trình tự, không bị ảnh hưởng bởi các tính chất pháp lý. Luật pháp giúp bạn giải quyết các trường hợp không chuẩn mực đến từ phía đối tác hay khách hàng.
Technical Architect có thể đảm nhận các vai trò khác trong doanh nghiệp không?
Technical Architect có những kỹ năng thiêng về công nghệ. Nếu doanh nghiệp có các vấn đề liên quan thuộc phạm trừu khả năng của bạn, bạn có thể xử lý bằng những kỹ năng chuyên môn. Nếu vấn đề nằm ngoài khả năng hoặc bạn không chắc chắn thì không nên thử, vì có thể gây ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác.
Technical Architect có thu nhập cao không?
Tùy vào vai trò và trách nhiệm của bạn trong công việc. Mức đãi ngộ dành cho Technical Architect hấp dẫn, chỉ cần bạn đảm bảo về các yêu cầu trình độ và mang lại hiệu quả trong các dự án của doanh nghiệp. Một Technical Architect trình độ càng cao thì thu nhập càng nhiều.