Tương tự như một cỗ máy, để hoạt động tốt, website cần được đáp ứng cả về “vật lực” và “nhân lực”. Bên cạnh trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao và nền tảng vững chắc, yếu tố “con người” có vai trò quyết định trong đảm bảo hiệu suất website. Vậy, “nhân lực” là ai?
Giới thiệu về Webmaster
Webmaster là gì?
Webmaster (tạm dịch: người quản trị Website) là người chịu trách nhiệm duy trì mọi hoạt động của một hay nhiều website. Vị trí này còn có tên gọi khác là người tạo nên trang web, người phát triển trang web, quản trị viên của trang web, …
Tại sao Webmaster trở nên cần thiết?
Trong thời đại công nghệ 4.0, website được xem là gương mặt đại diện của tổ chức, cá nhân trên bản đồ toàn cầu. Các cá nhân, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp, đang dần dành nhiều sự quan tâm, đầu tư để website thật chỉn chu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức cũng như kỹ năng đủ để vận hành website và những vấn đề liên quan. Webmaster sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán khó này: “giữ lửa” cho website hoạt động tốt nhất.
Website cần một lộ trình đúng đắn để phát triển ổn định, lâu dài. Do đó, những bước tạo lập, cập nhật, chỉnh sửa, … cần người có chuyên môn để vận hành suôn sẻ.
Trải nghiệm người dùng và khả năng tiếp cận với người dùng phụ thuộc khá lớn vào website. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đầu tư vào webmaster là cách hữu hiệu nhất để giải bài toán này.
Khi nào doanh nghiệp cần đến Webmaster?
Webmaster có thể là một người, cũng có khi là cả một ê kíp với những nhiệm vụ chuyên biệt: thiết kế Web, phát triển, lập trình trang, biên tập nội dung, hỗ trợ kỹ thuật, …..
Doanh nghiệp cần phải liên lạc với quản trị Web khi:
- Hiển thị trang web có vấn đề bất thường.
- Khi người dùng muốn liên lạc với tổ chức đại diện cho Website, nhưng không tìm thấy địa chỉ trong phần nội dung.
Webmaster có nhiệm vụ gì?
Do đảm nhiệm duy trì, cập nhật trang web, vai trò người quản trị là đa nhiệm. Cụ thể như sau:
- Đảm bảo hoạt động của máy chủ của trang web, phần cứng, phần mềm được chính xác, không gặp bất cứ trục trặc gì. Webmaster cần hiểu cấu hình máy chủ của trang web và là quản trị viên máy chủ.
- Thiết kế, phát triển, lập trình trang web phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu có những phần nào chưa phù hợp thì tiến hành chỉnh sửa.
- Theo dõi, đánh giá website. Trả lời mọi thắc mắc của người sử dụng và kiểm tra mọi hoạt động của trang web.
- Hỗ trợ kỹ thuật.
Vai trò của Webmaster với doanh nghiệp
Doanh nghiệp được gì khi có Webmaster?
- Được tạo/cấu hình địa chỉ email
- Được xử lý hiệu quả các vấn đề về email đảm bảo thông tin, dữ liệu mail doanh nghiệp.
- Được quản lý hosting, tên miền, và cài đặt email.
- Được thường xuyên kiểm tra hiệu suất, tốc độ, cập nhật nội dung, dữ liệu cho website. Từ đó, doanh nghiệp kịp thời có những điều chỉnh phù hợp để hiệu suất website cao hơn.
- Được kiểm tra và sửa lỗi phát sinh
- web để người dùng tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trên web.
Webmaster cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Am hiểu về cấu trúc Website
- Biết thêm về các ngôn ngữ lập trình. Tùy thuộc vào từng loại trang web mà họ quản lí, webmaster có thể được yêu cầu phải biết các ngôn ngữ lập trình như: ColdFusion, JavaScript, JSP, .NET, Perl, PHP và Ruby.
- Sử dụng thành thạo các công cụ quản trị website như Google Search Console, Google Analytics,…
- Có khả năng viết nội dung, copywriting, biên tập
- Biết dùng Photoshop, đồ họa, các phần mềm chỉnh sửa, cắt ảnh, video, clip…
- Cẩn thận, chỉnh chu trong công việc.
- Có kiến thức cơ bản về SEO và Online Marketing
Công cụ Google Webmaster Tool hỗ trợ gì cho Webmaster?
Google Webmaster Tool còn được gọi là Google Search Console. Đây là công cụ đa năng hỗ trợ Webmaster cùng các chuyên gia SEO theo dõi hiệu suất và kiểm tra những sự cố xảy ra với website do Google cung cấp.
Lợi ích vượt trội của công cụ Google Webmaster Tool
- Nếu website xảy ra trình trạng nhiễm phần mềm độc hại, công cụ này sẽ thông báo cho các Webmaster kịp thời.
- Quản lý những liên kết đến website.
- Theo dõi và nắm các từ khóa mà người dùng tìm kiếm
Trên đây là những chia sẻ về “Webmaster là gì?” và tầm quan trọng của một quản trị web đối với các doanh nghiệp mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Webmaster được xem là một ngành nghề tiềm năng được nhiều doanh nghiệp “săn đón”. Nếu bạn ấp ủ theo đuổi công việc Webmaster thì đừng chần chừ, hãy đầu tư và rèn luyện ngay từ bây giờ đi nhé. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Webmaster
Việc quản trị web ở Việt Nam có gì khác so với nước ngoài?
So với nước ngoài, công việc quản trị web ở Việt Nam đa dạng lượng công việc hơn. Nghĩa là người làm Webmaster tại Việt Nam phải đảm nhận rất nhiều đầu việc.
Công việc Webmaster có phải là làm SEO không?
Hiện nay, khi nhắc đến Webmaster mọi người thường nghĩ là làm SEO, tuy nhiên công việc SEO chỉ là một phần nhỏ của Webmaster. Một nhân viên Webmaster không chỉ chịu trách nhiệm biên tập nội dung mà còn thiết kế web, phát triển, lập trình mạng, hỗ trợ kỹ thuật,…Ngoài ra, người quản trị web cũng phải biết quảng bá và mang lại lượng truy cập cao cho trang web.
Làm Webmaster có đòi hỏi kỹ năng tiếng Anh không?
Đây không chỉ là kỹ năng cần thiết cho công việc Webmaster mà hầu hết mọi ngành nghề hiện nay đều đòi hỏi trình độ tiếng Anh. Việc trang bị tiếng Anh không chỉ hỗ trợ tốt cho công việc mà còn mang lại cơ hội thăng tiến, phát triển cho bạn.
Thu nhập của nhân viên Webmaster bao nhiêu?
Thông thường, một nhân viên Webmaster có thu nhập giao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng. Mức lương của từng nhân viên Webmaster có thể chênh lệch nhau tùy thuộc vào trình độ năng lực cá nhân cũng như quy mô doanh nghiệp.