Trong suốt 17 năm qua, Facebook phát triển với cương vị là một công ty công nghệ thuộc nhóm Big4 cùng Google, Apple và Amazon. Tuy nhiên, tại hội nghị Facebook Connect được diễn ra vào ngày 28/10/2021, “ông chủ” mạng xã hội lớn nhất hiện nay – Mark Zuckerberg bất ngờ quyết định đổi tên công ty “mẹ” Facebook thành Meta, mở ra một chương mới về tương lai của Internet.
Giới thiệu đôi nét về công ty Facebook
“Đứa con” vĩ đại của các sinh viên Harvard
Facebook là công ty công nghệ chuyên nghiên cứu và phát triển phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Công ty được thành lập vào năm 2004 bởi các sinh viên trường đại học Harvard của Mỹ.
Trong số các thành viên, Mark Zuckerberg là “cha đỡ đầu” và là nhà điều hành chính của Facebook. Công ty có trụ sở tại Menlo Park thuộc bang California. Thời điểm đó, Facebook được xem là “dấu ấn vĩ đại” mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ cho người dùng Internet trên toàn thế giới.
Facebook cung cấp rất nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là mạng xã hội Facebook với các ứng dụng đi kèm như: Facebook Messenger, Facebook Watch và Facebook Portal. Bên cạnh đó, công ty còn mua lại các ứng dụng phổ biến khác như: Instagram, Oculus và WhatsApp.
Hành trình phát triển của công ty công nghệ hàng đầu thế giới
FaceMash được xem là “tiền thân” của mạng xã hội Facebook hiện tại. Sản phẩm được tạo ra bởi Zuckerberg cùng ba người bạn thân dựa trên hình mẫu của trang “Hot or Not”. FaceMash đóng vai trò như một trang mạng xã hội cho phép các sinh viên Harvard kết nối với nhau thông qua Internet.
Năm 2004, Zuckerberg tiếp tục cải tiến sản phẩm và đặt tên công ty là The Facebook. Sau gần một tháng hoạt động, The Facebook đã thu hút hơn một nửa số lượng sinh viên đại học Harvard đăng ký sử dụng. “Thừa thắng xông lên”, Zuckerberg cùng những người bạn ra sức quảng bá trang web đến nhiều trường đại học khác nhau tại Mỹ và Canada.
Đến năm 2005, một “đế chế” mới mang tên Facebook chính thức đứng vững trên thị trường dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg. Sứ mệnh và mục tiêu hàng đầu của Facebook là tạo ra không gian giao tiếp hoàn hảo giúp kết nối người dùng Internet trên toàn thế giới với nhau.
Sau gần 17 năm gắn bó với tên gọi Facebook, ngày 28/10 vừa qua, giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã quyết định đổi tên công ty thành Meta, nhằm nhấn mạnh “tham vọng” của tổ chức đối với nền tảng “metaverse” .
Tại sao Facebook đổi tên công ty thành Meta?
Ý nghĩa của tên gọi mới
Meta – tên gọi mới của công ty Facebook được lấy cảm hứng từ “metaverse” (vũ trụ ảo). Cụm từ này bắt nguồn từ quyển tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” xuất bản vào năm 1992 của Neal Stephenson – nhà văn người Mỹ nổi tiếng.
Theo “Snow Crash”, “metaverse” dùng để chỉ thế giới vật lý được tạo nên từ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR). Công nghệ “metaverse” cho phép người dùng giao lưu cùng bạn bè, mua sắm, tham gia sự kiện, làm việc,…, thông qua không gian thực tế ảo.
Bên cạnh đó, theo chia sẻ của Zuckerberg, “meta” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ với ý nghĩa là “vượt lên trên”. Vì vậy, “meta” giống như một “chương sách” mới vượt khỏi tầm nhìn và trí tưởng tượng đơn thuần của con người.
Logo Meta được thiết kế tương tự như một phiên bản mới của biểu tượng vô cực. Điều này đã phản ánh “tham vọng” muốn “chạm đến” những giá trị không giới hạn của “ông trùm” công nghệ hàng đầu thế giới.
“Tham vọng” về một tương lai của Internet
Trong bài phát biểu tại hội nghị Facebook Connect, Zuckerberg chia sẻ về nguyện vọng làm thay đổi tương lai của Internet qua tên gọi mới. “Ông chủ” Meta cho biết, sắp tới, công ty sẽ tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm thực tế ảo, kết nối người dùng toàn cầu qua một phương tiện mới mẻ hơn. Bên cạnh đó, Zuckerberg cũng dự đoán rằng sẽ có khoảng 1 tỷ người dùng sử dụng công nghệ “metaverse” trong thập kỷ tới.
Với những định hướng vượt ngoài mong đợi, Zuckerberg cho rằng Facebook – cái tên được anh phát triển từ phòng ký túc xá trường đại học vào năm 2004 đã không còn thích hợp với những đường lối phát triển hiện tại.
Theo Zuckerberg, Facebook chỉ đơn thuần là “một công ty truyền thông xã hội mang tính biểu tượng”. Trong khi đó, thương hiệu mà anh muốn hướng đến là những sản phẩm thực tế, mang lại giá trị mới cho tương lai của công nghệ. Cái tên Facebook đã gắn quá chặt với mạng xã hội Facebook trong nhiều năm qua. Điều này khiến những dự án mới trong tương lai của thương hiệu bị ảnh hưởng. Đổi tên thành Meta sẽ những bước đầu tiên cho sự chuyển mình của Facebook.
Ngoài ra, việc “thay tên đổi họ” cũng nằm trong “tham vọng” về một vị thế dẫn đầu của “gã khổng lồ” truyền thông. Nếu các nhà sáng lập Google chọn cách lùi về hậu trường sau khi tái cơ cấu vào năm 2015, Meta lại mong muốn đạt được vị trí cao nhất.
Trên thực tế, “ông chủ” Meta đã có ý định đổi tên thương hiệu từ khi anh mua lại Instagram (vào năm 2012) và WhatsApp (vào năm 2014). Nhưng đến đầu năm nay, Zuckerberg mới nhận ra đây là thời điểm tốt nhất để anh thay đổi.
Hiện tại, công ty cũng đã thông báo về việc thay đổi mã chứng khoán từ FB sang MVRS. Mã chứng khoán này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12 năm nay.
Những điều kỳ diệu từ Meta
Từ khi có ý định đổi tên thương hiệu, công ty đã phát triển những kế hoạch mới như sau: thăng chức Giám đốc Bộ phận Phần cứng Andrew Bosworth thành Giám đốc Công nghệ; thiết lập báo cáo riêng về bộ phận phần cứng Reality Labs; phát triển thiết bị gọi video Portal, mắt kính Ray-Ban Stories và headset thực tế ảo Oculus.
Không những thế, Meta cũng thông báo về việc sẽ chi mạnh 10 tỷ USD trong năm 2024 để tập trung phát triển công nghệ liên quan đến “vũ trụ ảo”. Tại hội nghị Facebook Connect, Zuckerberg đã giới thiệu về sản phẩm mới với tên gọi là Horizon Home, Horizon Worlds và Horizon Workrooms.
Trong màn demo, Horizon tạo ra một không gian ảo với những nhân vật hoạt hình 3D. Chúng có khả năng thực hiện các cử chỉ, khẩu hình miệng, bộc lộ cảm xúc,…, dựa trên một số hoạt động như: tham gia trò chơi, tổ chức tiệc, trò chuyện cùng bạn bè, tham gia sự kiện,…
Đối với Horizon Worlds, người dùng có thể tạo ra một thế giới và trò chơi riêng, thậm chí là tổ chức những buổi tiệc tùng hoặc sự kiện. Trong khi đó, Horizon Home cho phép người dùng tạo ra văn phòng cá nhân để thuận tiện làm việc trong không gian riêng.
Ngoài ra, công ty cũng đang phát triển ứng dụng Horizon Workroom. Sản phẩm này mở ra một không gian cộng tác, hội họp, giúp người dùng kết nối với những đồng nghiệp của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, Facebook đổi tên trong thời điểm này nhằm “xoay chiều” dư luận và “xoa dịu” cuộc khủng hoảng từ vụ bê bối Cambridge Analytics vừa qua. Mặc dù vướng phải các chỉ trí vì thiếu những biện pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội, nhưng phía công ty vẫn giữ im lặng như một lời phủ nhận các cáo buộc trên.
Dù vì lý do gì, việc đổi tên thương hiệu từ Facebook sang Meta cũng đã tác động rất lớn đến tương lai của Internet. Hiện tại, người dùng trên toàn thế giới đặt ra rất nhiều kỳ vọng về những sản phẩm mới đến từ Meta.
Với những cách tân và cải tiến của công ty, Tino Group cũng hy vọng Meta sẽ thật sự tạo một kỷ nguyên mới về công nghệ “metaverse” như những gì đã mong đợi.
FAQs về việc Facebook đổi tên công ty thành Meta
Tên các sản phẩm của công ty có bị thay đổi không?
Phía công ty chưa có bất kỳ quyết định nào về việc đổi tên các nền tảng con trong thời điểm hiện tại.
Trước đó, công ty đã từng đổi tên thương hiệu chưa?
Công ty đã từng đổi tên thương hiệu từ The Facebook sang Facebook vào năm 2005. Và đây là lần thứ 2 công ty đổi tên thương hiệu.
Đổi tên thương hiệu có ảnh hưởng gì đến mạng xã hội Facebook không?
Câu trả lời là “Không!”. Công ty đổi tên chỉ phục vụ cho những định hướng và kế hoạch mới trong tương lai, không gây ảnh hưởng hoặc làm biến đổi các sản phẩm hiện tại.
Có phải Facebook đổi tên vì muốn “tút tát” lại sau bê bối?
Không hẳn! Việc “tút tát” lại sau vụ bê bối có thể chỉ là một trong nhiều lý do mà Facebook quyết định đổi tên tại thời điểm hiện tại.