Phương pháp giúp con người phát triển ngôn ngữ là nghe và sử dụng thính giác. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để con người xây dựng kỹ năng cảm xúc – xã hội, kỹ năng nhận thức, đọc hiểu cũng như các kỹ năng học tập khác. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Tai người nghe được bao nhiêu Hz? Điều gì làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn?”.
Âm thanh là gì?
Âm thanh là yếu tố được tạo ra từ sự rung động của các hạt khí. Sự rung động này lan truyền trong không khí dưới dạng sóng âm thanh. Về cơ bản, sóng âm thanh có khả năng truyền qua chất lỏng và chất rắn. Để đánh giá chất lượng âm thanh, người ta sẽ dựa trên 2 yếu tố chính là tần số (cao độ) và cường độ (độ lớn).
Thông thường, các rung động chậm hay tần số thấp được nghe như một âm thanh trầm, ví dụ như tiếng sấm. Ngược lại, những rung động nhanh hay tần số cao sẽ được nghe như một âm thanh cao, ví dụ như tiếng chim hót.
Tần số âm thanh cao trên 100db (decibel) có thể làm hỏng tai người. Đồng thời, nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với âm thanh từ 80db – 100db cũng có thể khiến thính giác bị tổn thương. Vậy nên, ngưỡng độ âm thanh an toàn mà tai người có thể xử lý hiệu quả là nhỏ hơn 80db.
Thế nào là ngưỡng nghe?
Ngưỡng nghe hiểu đơn giản là mức âm thanh tối thiểu (loại âm thanh yên tĩnh nhất) mà tai người có thể phát hiện ra. Ở mức ngưỡng nghe, tai người sẽ phát hiện bất kỳ âm thanh nào trong khoảng 50% thời gian. Trong đó:
- Ngưỡng nghe tuyệt đối: Đây là mức âm thanh tối thiểu mà tai người có thể nhận biết được ở các tần số khác nhau trong phạm vi thính giác mà không có bất kỳ âm thanh nào khác.
- Ngưỡng đau: Đây là mức âm thanh cường độ cao nhất được tính ở 1 thời điểm bắt đầu gây khó chịu, có thể gây tổn thương tai cho người nghe. Nếu tiếp xúc quá lâu với mức áp suất âm thanh vượt quá ngưỡng chịu đau, bạn có thể bị suy giảm thính lực.
Về cơ bản, ngưỡng nghe sẽ bị giảm dần theo độ tuổi. Đồng thời, mỗi nhóm tuổi, ngưỡng nghe trung bình cũng không giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự ảnh hưởng của các bệnh lý khác nhau giữa tai trái và tai phải khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài hoặc các tế bào lông nhỏ trong tai bị hỏng. Điều này khiến cho quá trình truyền tín hiệu âm thanh gặp ảnh hưởng.
Để nhận định khả năng nghe của mỗi người, bác sĩ cần thực hiện các bài kiểm tra thính lực theo 2 phương án sau:
- Đo cường độ (độ lớn) của âm thanh bằng decibel (dB).
- Đo cao độ hoặc tần số của âm thanh. Đây là số dao động của cao độ hoặc tần số trong 1 giây, được tính bằng Hz.
Tai người nghe được bao nhiêu Hz?
Trên thực tế, mỗi người bình thường có thính giác không giống nhau. Về cơ bản, tỷ lệ đo thính lực trung bình của người trẻ (không mắc bệnh về tai – mũi – họng) được sử dụng làm chuẩn cho một người bình thường. Theo nghiên cứu, người bình thường có phạm vi nghe từ 16 – 20.000 Hz. Trong đó, mỗi tần số sẽ có một ngưỡng nghe tối thiểu và tối đa khác nhau.
So với khả năng nghe của các loài động vật, thính giác của con người được đánh giá là kém hơn. Một số loài như dơi, mèo, chuột,…, có phạm vi nghe lên đến 60.000 Hz, thậm chí, nhiều loài dơi còn nghe được 100.000 Hz.
Về cơ bản, giọng con người thuộc vùng nhạy cảm nhất của trường âm nghe được. Trong dải tần số từ 250 – 4.000 Hz, độ nhạy của thính giác đạt cực đại trong dải tần 1000 – 2000 Hz. Trên phương diện cường độ, giọng nói bình thường sẽ dao động từ 30 – 70 db, cụ thể như sau:
- Giọng nói nhẹ nhàng: 30 – 35 dB.
- Giọng nói trung bình: 55 dB.
- Giọng nói ti: 30 – 70 dB.
Thông thường, các máy đo thính lực truyền thống chỉ có thể đo sức nghe trong dài tần từ 125 – 8.000 Hz. Khi được đo bằng cường độ, người bệnh có thể nhận thấy sự suy giảm thính lực lên đến 30 dB. Một số người bị suy giảm khoảng 25 dB hoặc ít hơn sẽ không gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Đối với những bệnh nhân bị cảm, khả năng nghe sẽ kém đi 5 dB và chính họ cũng nhận biết thực trạng này. Nhiều người sẽ không nghe được âm thanh 8.000 Hz hoặc cao hơn. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống.
Giải pháp bảo vệ đôi tai của bạn
Đo thính lực
Đo thính lực chính là quá trình biểu diễn đồ hoạ để miêu tả khả năng nghe hiện có của một người cũng như mức độ mất thính giác ở mỗi tai. Những số liệu biểu thị trên biểu đồ thính giác sẽ dao động trong dải tần 125 – 8.000 Hz.
Khi kiểm tra thính giác, bác sĩ sẽ lặp lại âm thanh ở 1 tần số nhất định cùng lúc. Âm thanh nhỏ nhất mà bệnh nhân có thể nghe được ở bất kỳ tần số nào chính là cường độ được đánh dấu trên thính lực đồ. Đây chính là ngưỡng nghe mà Tino Group đã giới thiệu phía trên.
Dùng nút tai chống ồn
Nút tai chống ồn chính là giải pháp thông minh dành cho những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.
Dùng đồ vật cách âm
Để giảm tiếng ồn, bạn có thể sử dụng các vật liệu cách âm. Giải pháp này đặc biệt hiệu quả khi bạn thường xuyên ở trong không gian kín. Một số vật liệu cách âm được ưa chuộng nhất hiện nay là: xốp cách âm, rèm cách âm, kính cách âm,…
Che kín các khe cửa
Một trong những giải pháp khá hiệu quả để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn là che hoặc dán kín các khe cửa. Với giải pháp này, bạn nên sử dụng các loại băng keo chuyên dụng để dán kín các khe cửa. Nếu toàn bộ khe cửa hở được dán kín, không gian nơi bạn ở hoặc làm việc sẽ giảm thiểu tiếng ồn rất hiệu quả.
Qua những thông tin từ bài viết, Tino Group tin rằng bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Tai người nghe được bao nhiêu Hz?” cũng như những thông tin liên quan đến ngưỡng nghe. Hãy tiếp tục theo dõi Tino Group để cập nhật thông tin mới nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Dải âm Treble dài bao nhiêu?
Dải âm Treble trải dài từ khoảng 6 kHz – 20 kHz.
Vì sao nên đo thính lực cho trẻ em?
Những đứa trẻ bị phát hiện giảm thính lực muộn sẽ phải chịu nhiều hệ quả khuyết tật thính giác vĩnh viễn, không sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức. Thế nên, bạn cần đo thính lực cho trẻ em càng sớm càng tốt nếu có các phát hiện bất thường.
Biểu đồ thính lực dao động bao nhiêu Hz?
Thông thường, các biểu đồ thính lực sẽ dao động từ 125 Hz – 8000 Hz.
Có thể tiếp xúc âm thanh trên 100 dB không?
Câu trả lời là “Không!”. Nếu tiếp xúc âm thanh trên 100 dB, tai của bạn có thể bị hỏng nhanh chóng. Đồng thời, nếu tiếp xúc âm thanh từ 80 Hz – 100 Hz quá lâu, tai bạn cũng bị ảnh hưởng xấu.