Chuỗi cung ứng (hay Supply Chain) là gì? Supply Chain có gì khác so với Logistics? Và tầm quan trọng của Supply Chain trong thời đại số hiện nay như thế nào? Tất cả sẽ được TinoHost giải đáp giúp bạn ngay sau đây.
Supply Chain là gì?
Supply Chain hay chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm: các tổ chức yếu tố con người, các hoạt động, nguồn thông tin, nguồn nguyên vật liệu, có liên quan đến việc vận chuyển từ nhà cung cấp sản xuất A đến nhà cung cấp, sản xuất B; hoặc phân phối trực tiếp nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng.
Hoạt động này tạo ra một chuỗi cung ứng khổng lồ cho nhiều đơn vị khác nhau với mục tiêu cuối cùng là đưa sản phẩm hoàn chỉnh đến tay của người tiêu dùng. Sản phẩm của đơn vị A có thể là nguyên liệu của đơn vị B. Đơn vị B sẽ phân phối đến đơn vị C hoặc giao trực tiếp đến tay người dùng.
Có thể hiểu đơn giản hơn như sau: chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu để chuyển sản phẩm, dịch vụ thô, trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, thông qua các dòng thông tin, phân phối và tiền.
Những yếu tố chính trong Supply Chain
Tầm quan trọng của Supply Chain
Supply Chain có mức độ quan trọng rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những thông tin về chuỗi cung ứng của mình. Vì chuỗi cung ứng có thể:
- Tạo ra một bộ máy sản xuất, kinh doanh theo một quy trình nghiệp vụ chuyên nghiệp, có khả năng đáp ứng được sự mở rộng dài hạn.
- Giúp cải thiện được quy trình công nghệ, xây dựng các chức năng tự động giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sản xuất và giảm được chi phí trong quá trình hoạt động.
- Giúp doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ với các nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển. Các mối quan hệ này cực kỳ quan trọng. Để một doanh nghiệp phát triển ổn định, cả đầu ra và đầu vào của họ phải liên tục và đều đặn.
Tầm quan trọng của Supply Chain
Để thấy sự cụ thể về tầm quan trọng của Supply Chain, bạn thử nhìn lại đôi giày bạn đang mang. Có thể bạn đã biết rằng chúng hầu như không phải được đúc ra như nhựa. Để có được một đôi giày, quá trình này sẽ diễn ra vô cùng dài và phải kết hợp rất nhiều công đoạn như:
Tìm nguồn cung của nguyên liệu như nhựa hoặc vải, các nguyên phụ liệu khác như: màu, chỉ, keo dán,…
Chúng sẽ được tập trung lại hoặc gia công từ nhiều nơi khác nhau, như tại Trung Quốc chẳng hạn, để tập trung được sẽ phải có sự tham gia của Logistics.
Sau khi những đôi giày được gia công hoàn tất, chúng sẽ được gửi đi từ công xưởng đến những nhà phân phối tại từng quốc gia, vận chuyển đến các cửa hàng và cuối cùng mới đến tay của người tiêu dùng.
Để đôi giày đến được tay của người tiêu dùng tốn rất nhiều thời gian và công đoạn.
Từ ví dụ trên, bạn có thể nhìn ra thế giới chúng ta đang sống, từng cái ghế, bàn hay cây bút bạn đang cầm trên tay thậm chí là chiếc điện thoại hay laptop để bạn đọc bài viết này. Chúng được vận chuyển xung quanh bạn, và mỗi ngày, mỗi giờ đều như thế.
Từ đó, bạn có thể thấy được rằng Supply Chain là không thể thiếu trên thế giới này. Thử tưởng tượng xem nếu không có Supply Chain, không có sự liên kết và một doanh nghiệp phải vận hành tất cả mọi thứ một mình mà xem, điều đó sẽ khủng khiếp đến nhường nào!
Những ngành công nghiệp yêu cầu chuỗi cung ứng
Như đã đề cập đến ở trên, Supply Chain có mặt ở hầu hết các hoạt động, ngành hàng, tuy nhiên có những ngành đặc thù có chuỗi cung ứng rất rõ ràng như:
- Thiết bị điện tử tiêu dùng như Apple, Dell, Sony: họ cần linh kiện ở rất nhiều nơi khác nhau, nhà cung cấp khác nhau để tạo thành một cái IPhone, máy tính hay máy ảnh.
- Hàng tiêu dùng.
- Ô tô: bạn có thể đã từng nghe rằng Ô tô được lắp ráp ở Việt Nam hoặc Thái Lan và những linh kiện để lắp đặt chiếc xe đó được tập hợp cũng là một phần của Supply Chain.
- Phân phối bán buôn, bán lẻ.
- Các thiết bị y tế.
- Chăm sóc sức khỏe.
- Năng lượng.
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ có giá trị như thế nào?
Khi doanh nghiệp có thể quản trị chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thể có được những lợi ích thiết thực như:
- Giảm thiểu lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp
- Gia tăng mức độ chính xác trong việc dự báo sản xuất
- Cải thiện được vong cung ứng của Supply Chain.
- Giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
- Giúp giảm giá thành trên toàn chuỗi cung ứng.
- Giảm bớt được những vị trí việc làm không cần thiết, tinh giảm nhân sự.
Điểm khác biệt giữa Supply Chain và Logistics
Logistics là gì?
Logistics là tập hợp các dịch vụ và hoạt động như vận chuyển hàng hóa lưu trữ hàng hóa bao bì, đóng gói kho bãi; làm thủ tục hải quan…Tất cả các hoạt động trên nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng sao cho tối ưu nhất có thể.
Nhắc lại ngắn gọn lại về Supply Chain, ta có thể thấy Supply Chain bao gồm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối tổng quan từ vật tư, tài chính và nhiều thứ khác từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác cho đến tận tay người tiêu dùng sao cho mọi khâu trở nên trơn tru, hiệu quả và hợp lý nhất.
Vậy ta có thể nói rằng, Logistics là một phần trong Supply Chain.
Sự khác biệt giữa Supply Chain và Logistics
Quy mô
Supply Chain là một mạng lưới khổng lồ, liên kết nhiều đơn vị doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác nhau cùng thực hiện tạo ra sản phẩm; log hoạt động với quy mô gói gọn trong một doanh nghiệp.
Hoạt động
Hoạt động chính của Logistics là vận chuyển hàng hoá còn hoạt động chính của Supply Chain bao gồm quản trị và cả Logistics bên trong.
Mức độ ảnh hưởng
Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hạn, nếu không có Logistics riêng, doanh nghiệp có thể thuê một đơn vị khác. Supply Chain có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Về mục tiêu
Logistics mong muốn đạt được giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng được chất lượng dịch vụ; còn Supply Chain lại đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn chiến dịch phân phối dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.
Qua bài viết này, chắc rằng quý doanh nghiệp đã hiểu hơn về Supply Chain và tầm quan trọng của Supply Chain như thế nào rồi nhỉ? TinoHost chúc quý doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng của mình thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Trong Supply Chain bao gồm những vị trí nào trong doanh nghiệp?
Bạn có thể tham khảo một số vị trí rõ ràng như: Quản lý nguồn cung, chuyên viên quản lý hoạt động, quản lý kho hàng, quản lý kho bãi, quản lý các mối quan hệ trong cung cầu,…
Vì sao nguồn nhân lực của Supply Chain lại thiếu?
Theo tìm hiểu của người viết, trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, Supply Chain mới được chú ý phát triển tại Việt Nam. Vì thế, nguồn nhân lực đào tạo ra của các trường đại học không đủ để cung cấp, và các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng vào Supply Chain.
Supply Chain Management là gì?
Supply Chain Management là hoạt động liên kết các quá trình trong kinh doanh, từ nhà cung cấp nguyên liệu cho đến người tiêu dùng, dịch vụ, chức năng, tính năng đã thêm vào cho sản phẩm của các nhà sản xuất khác. Ta có thể hiểu đơn giản Supply Chain Management là hoạt động quản lý toàn bộ cung cầu của doanh nghiệp.
Sẽ ra sao nếu thiếu đi chuỗi cung ứng?
Chắc chắn một điều rằng, khi doanh nghiệp mất đi chuỗi cung ứng của mình sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong sản xuất, từ đó gây ảnh hướng đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp nếu không kịp thời xử lý.