Trong chiến lược Marketing, việc thấu hiểu người dùng – làm chủ được nội dung, thông điệp truyền tải sẽ là chìa khóa đưa doanh nghiệp của bạn “tỏa sáng” trên thị trường. Một trong số những phương thức xây dựng thương hiệu đẳng cấp thời 4.0 chính là Storytelling. Vậy Storytelling là gì? Làm thế nào để tạo tiếng vang cho thương hiệu nhờ Content Storytelling? Thôi miên khách hàng bằng Storytelling, bạn có nghĩ đến? Cùng Tino Group đi tìm câu trả lời ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
Giới thiệu về Storytelling
Storytelling là gì?
Storytelling được xem là một phương pháp quen thuộc và rất hiệu quả trong lĩnh vực Marketing. Phương pháp này được thể hiện thông qua việc xây dựng, lan tỏa câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hay tên tuổi của thương hiệu..
Các Marketer thường tìm đến Storytelling như một phương thức để xây dựng, phát triển thương hiệu một cách thông minh, gần gũi với khách hàng nhất. Đó là việc bạn thông qua câu chuyện, những nhận xét, phản hồi từ câu chuyện đó. Để nội dung truyền tải được hiệu quả, người viết cần cụ thể hóa cho từng cá nhân và phối hợp chặt chẽ giữa hình thức và nội dung.
Một thương hiệu được đánh giá mạnh luôn cần xây dựng những giá trị cốt lõi, cụ thể và quan trọng là phải nhận được phản hồi, chạm đến cảm xúc, sự liên hệ từ khách hàng. Khi đã nắm bắt cảm xúc khách hàng, thương hiệu dễ dàng tiến xa trên thị trường, nhận được “cơn mưa” lời khen, sự tín nhiệm của người dùng. Do đó, trong các phương thức Marketing, Storytelling là chìa khóa mang đến cảm hứng, tạo điều kiện để khách hàng tiềm năng có cái nhìn sâu sắc về giá trị của thương hiệu mà các Marketer muốn gửi gắm.
Dùng Storytelling có những ưu điểm nào?
Truyền tải điểm nổi bật của thương hiệu
Storytelling là phương thức hoàn hảo để giúp tính cách thương hiệu của bạn được “tỏa sáng” trong lòng khách hàng. Thông qua câu chuyện bạn kể, hình ảnh, dấu ấn, giá trị thương hiệu sẽ hiện lên chân thực và sinh động trước mắt người đọc.
Ví dụ: Năm 2001, đoạn quảng cáo “Bước chân Âu Cơ lên non. Bước chân Lạc Long Quân xuống biển. Bước chân Tây Sơn thần tốc. Bước chân vượt dãy Trường Sơn. Bước chân tiến vào thiên niên kỷ mới. Biti’s – nâng niu bàn chân Việt” đã trở thành quảng cáo “nằm lòng” mỗi người xem truyền hình thời đó.
Đưa thương hiệu của bạn lên vị trí hàng đầu
Tạo nên một câu chuyện có thể giúp thương hiệu nổi bật. Nhưng nếu bị làm sai, làm quá, thương hiệu của bạn có thể bị lãng quên một cách dễ dàng. Storytelling của bạn cần có định hướng, giá trị sâu sắc để khi cung cấp tạo được sự tin tưởng ở khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Chạm đến tâm lý khách hàng
Khi Storytelling của bạn kể những câu chuyện có thật, hay ít nhất là bạn dựa trên các sự kiện có thật. Như thế, bạn mới có thể khơi dậy cảm xúc ở khách hàng. Đúng như câu nói Max Tsypliaev, CEO của Comindware từng nói: ““Các marketer chuyên nghiệp sẽ tận dụng điều đó để tạo nên lợi thế cho mình. Đừng “bịa chuyện” khi “kể chuyện”, và đừng nói rằng câu chuyện của bạn là thật khi tất cả đều biết nó là giả”.”
Ví dụ: Sau hơn 30 năm, thương hiệu lại viết tiếp câu chuyện “Cuộc đời là những bước chân mà ta mãi nâng niu.” Không sở hữu những khoảnh khắc quá cao trào hay cảm động, Biti’s nhẹ nhàng chinh phục trái tim của khách hàng thông qua những chiến dịch quảng cáo Tết trọn vẹn ý nghĩa và sâu sắc. Cách thức dùng Storytelling tinh tế, chân thực này của Biti’s đã đưa thương hiệu “hồi sinh”. Giữa rất nhiều chiến dịch truyền thông được tung ra mỗi dịp Tết, tính đến thời điểm hiện tại, dường như Biti’s vẫn là thương hiệu giữ được nét riêng không thể nhầm lẫn.
Chạm đúng tâm lý “Tết là dịp gia đình đoàn viên” của bao người dân Việt sau một năm bôn ba, liên tiếp 3-4 năm nay, Biti’s đã viết liền mạch cảm xúc qua các sản phẩm viral Đi Để Trở Về, mỗi năm một thông điệp khác nhau và đều tạo được thành công nhất định trên thị trường. Tết đoàn viên, Tết của tình thân – một chủ đề quen thuộc mỗi dịp xuân về luôn được các brand tận dụng triệt để vì chưa bao giờ hết “hot”. Tuy nhiên, với Insight xuyên suốt, thông điệp mới lạ cùng hình ảnh thương hiệu Biti’s xuyên suốt đã khắc sâu và chiếm trọn tình cảm của công chúng ngay khi vừa ra mắt.
Níu giữ và tạo niềm tin ở khách hàng
Thay vì đưa ra những con số khô khan, hãy tận dụng Storytelling để sáng tạo trong cách bạn chia sẻ chúng đến khách hàng hay trong cách bạn quảng bá thương hiệu. Đọc một câu chuyện với nội dung cuốn hút không chỉ kích hoạt bộ não của người đọc mà còn giúp thôi thúc họ hành động, trải nghiệm ngay với dịch vụ của bạn.
Bật mí cách viết Content Storytelling chinh phục độc giả
Xác định góc nhìn của bạn
Tất cả những story cần đảm bảo có nhân vật chính. Những điều bạn suy nghĩ, phác thảo ra chính là những chi tiết bạn cần góp nhặt, hệ thống hóa nhằm tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Bạn hãy chắc chắn rằng: nhân vật chính bạn muốn xây dựng là ai? Có tính cách như thế nào? Có những tình huống nào xảy ra quanh nhân vật đó?
Đối với mỗi thương hiệu, sản phẩm/ dịch vụ là nhân vật chính mà bạn cần nương theo để nảy sinh các ý tưởng, triển khai thêm nhiều sáng kiến độc đáo. Đừng cố bắt chước một quy chuẩn nào sẵn có. Bạn hãy đứng từ góc nhìn của bạn một cách chân thật, thực tế. Câu chuyện mà bạn vẽ cần có Target cụ thể, đúng mục tiêu và quan trọng là chạm được cảm xúc, nhu cầu khách hàng mà bạn đang hướng đến.
Dù bạn xây dựng nhân vật ra sao, câu chuyện như thế nào, khách hàng vẫn luôn là tâm điểm để bạn hướng đến. Do đó, bạn hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu những suy nghĩ, mong cầu của họ. Có như thế, câu chuyện của bạn mới đạt được hiệu quả, ý nghĩa sâu sắc.
Để góc nhìn không đi lệch quỹ đạo, bạn hãy liên tục đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi liên quan. Ví dụ như:
- Thông điệp nào bạn mong muốn truyền tải đến khách hàng?
- Liệu bạn đã có đủ “chất liệu” để tạo nên câu chuyện thật sự hiệu quả hay không?
- Nếu bạn đại diện từ tổ chức muốn truyền tải mục tiêu thì câu chuyện nào về sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể tạo sự cộng hưởng trọn vẹn với khía cạnh đó của người nghe?
Muốn tạo nên một Storytelling “đỉnh của chóp”, để khách hàng thấy được họ trong câu chuyện, chinh phục được cảm xúc của họ thì bạn đừng rời xa khách hàng, hãy nhìn từ vị trí của khách hàng để xây dựng.
Phác thảo nên cốt truyện
Hiểu được bản chất Storytelling, bạn cần xây dựng cốt truyện, tạo ra một tổng thể hợp lý, dễ hình dung nhất cho tất cả mọi người. Nghĩa là bạn hãy hiện thực hóa những ý tưởng nảy sinh trong đầu thành một phác thảo cụ thể. Đặt hết tâm huyết, chỉn chu ở công đoạn này sẽ tạo bàn đạp vững chắc cho những bước tiến về sau. Nội dung kịch bản nên bao gồm: Brand Promise (lời hứa thương hiệu) và Brand Benefit (lợi ích thương hiệu). Những yếu tố này sẽ giúp thương hiệu của bạn tạo dựng sự tín nhiệm, uy tín từ khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể lưu giữ lại trong tâm trí khách hàng về một nhãn hàng tốt, hữu ích và tạo được giá trị thương hiệu trong lòng họ.
Sự trực quan trong tư duy xây dựng cốt truyện là điều bạn nên lưu ý. Dù bạn có thể hiện thành phẩm ở dạng câu chuyện hay biến nó ở dạng video, cốt truyện luôn cần đơn giản hóa câu chuyện trở nên chân thật, dễ hiểu. Điều này sẽ giúp thương hiệu được nổi bật, làm rõ những điểm mấu chốt trong dụng ý của bạn. Lúc này, bạn tiếp tục đi tìm câu trả lời trong những câu hỏi như: Địa điểm nó bắt đầu và kết thúc ở đâu? Những trải nghiệm của nhân vật đã làm tác động như thế nào? Sau cùng, những cảm xúc gì sẽ được tác động đến?
Bạn cần minh bạch trong việc giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, lĩnh vực kinh doanh. Bởi lẽ, không ai muốn đọc những câu chuyện vừa dài vừa chán. Hướng đến sự ngắn gọn và súc tích là lối đi thông minh cho bạn.
Khai thác những điều sâu xa
Vững chắc ở cốt truyện, bạn cần tô điểm thêm những điều đặc biệt và suy nghĩ cách diễn đạt nó ra sao để hợp lý nhất. Bạn hãy xác định sẽ kể nó ở định dạng nào? Có thể triển khai câu chuyện qua những kênh nào sẽ tạo hiệu ứng tốt nhất?
Một câu chuyện thương hiệu “đỉnh cao” phải thật linh hoạt để có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên các phương tiện truyền thông. Những bức ảnh đẹp trong câu chuyện đó phải được copy lại trên các nền tảng xã hội khác. Câu chuyện bạn xây dựng phải thật sự chạm đến cảm xúc người tiếp nhận. Họ đọc và tự đặt ra câu hỏi cho bản thân, thôi thúc họ chia sẻ câu chuyện này trên Facebook, Twitter, Instagram,… Các mảnh ghép dù là nhỏ nhất cũng phải chia sẻ được trên Twitter và Hashtag của nó phải làm cho nội dung được người đọc nhớ đến. Dành thời gian lên ý tưởng, phác thảo nên cốt truyện về thương hiệu của bạn thì hãy chắc chắn rằng bạn có thể kể lại, diễn đạt về nó thật nhiều lần.
Dẫn chứng thật thuyết phục thay vì lời nói suông
Bạn chỉ đơn thuần miêu tả, diễn đạt lại một sự việc mà người đọc vốn không hề có sự liên tưởng gì với nhân vật trong câu chuyện. Điều này sẽ làm câu chuyện của bạn mất đi giá trị, phá vỡ sự kết nối đến người tiếp nhận, khó hình dung và tin tưởng vào những gì bạn kể. Thay vào đó, bạn hãy cho họ thấy những dẫn chứng và hành động chân thật về điều đó.
Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện
“Anh hùng” ở đây không phải trong vai những người giải cứu thế giới, mang trọng trách cao siêu. Họ đơn giản là những người đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm ra giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề của câu chuyện. Trong nhận thức của khách hàng, câu chuyện luôn có những sự biến đổi khôn lường. Đó là quá trình nhân vật trong câu chuyện học hỏi để tìm ra giải pháp, nhận ra góc nhìn mới để chuyển thất bại thành thành công đầy thuyết phục. Đó là lý do bạn cần tạo nên một anh hùng thật hợp lý, tinh tế tương ứng với câu chuyện của bạn.
Tóm lại, có thể khẳng định Storytelling là một trong những phương thức hữu ích của chiến dịch Marketing mà các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ. Để xây dựng những Content Storytelling “đi vào lòng người” luôn đòi hỏi sự tinh tế, chân thực cùng các yếu tố mà Tino Group đã trình bày trong bài viết. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ khơi gợi những ý tưởng táo bạo giúp thương hiệu của bạn luôn “tỏa sáng” theo cách riêng nhé!
FAQs về Storytelling
Có những dạng cốt truyện Content Storytelling căn bản nào?
- Cốt truyện Storytelling – từ tồi tệ đến thành công
- Cốt truyện Storytelling – vượt qua quái vật
- Cốt truyện Storytelling – hành trình của người hùng
- Cốt truyện Storytelling chinh phục
- Cốt truyện Storytelling “hoài niệm – chân lý”
Các nguồn Content Storytelling ở đâu?
- Các group confession trên những trang mạng xã hội
- Các group “hóng hớt” với những mẫu chuyện phốt, drama,…
- Các group về triết lý, phát triển bản thân
- Các group chuyên ngành
- Các group “cộng đồng”, câu chuyện doanh nghiệp,…
- Các ADS xuất hiện trên các website báo chí,…
Storytelling có những định dạng nào?
- Data Storytelling – Kể chuyện thông qua số liệu
- Visual Storytelling – Kể chuyện thông qua hình ảnh
Những nguyên tắc cơ bản trong Storytelling là gì?
- Glue
- Reward
- Emotion
- Authentic
- Target