Startup được đánh giá như mảnh đất vàng để thế hệ trẻ mạnh dạn “bay cao, bay xa” khẳng định bản thân. Việc tự chủ về tài chính, xây dựng mô hình kinh doanh lành mạnh, đầy tiềm năng cũng như góp phần nâng cao xã hội luôn là những định hướng được các bạn trẻ “nhen nhóm” và khao khát thực hiện. Vậy như thế nào là Startup?
Giới thiệu về Startup
Startup là gì?
Startup được tạm hiểu tiếng Việt là khởi nghiệp kinh doanh. Đây được xem là hình thức kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trong điều kiện không chắc chắn. Có thể thấy, Startup là danh từ để chỉ những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu của việc định hướng, phát triển kinh doanh.
Những dự án kinh doanh này thường được khởi đầu bởi 1 – 3 người sáng lập. Họ tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ nào đó khả thi. Nguồn vốn để khởi nghiệp được cung cấp để duy trì hoạt động cho công ty thường do người sáng lập đầu tư.
Trong giai đoạn đầu của việc Startup thường có quy mô nhỏ, khả năng tiêu thụ thấp nhưng chi phí cao nên thường không ổn định. Đó là lý do những Startup thường tham gia kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm.
Mục tiêu của Startup
Nói đến Startup, người ta thường mặc định rằng Startup luôn hướng đến một thời điểm không còn Startup nữa. Điều này có thể hiểu Startup là giai đoạn của vô vàn những thử thách, sự đổi mới và thử nghiệm. Đó là hành trình nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích rồi lại thử nghiệm. Do đó, nhiều bộ phận vẫn luôn nhằm tưởng về Startup chỉ dùng cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Về thực tế, một doanh nghiệp Startup sẽ vẫn giữ nguyên trạng thái Startup nếu họ nhận ra mình chưa thực sự hoàn chỉnh mọi khâu để trở thành một công ty đúng nghĩa. Giai đoạn Startup thường diễn ra với thời gian trung bình từ 1-2 năm, nhưng có những công ty Startup đến tận 5 năm. Thời gian đó, họ không ngừng tìm kiếm, đổi mới và điều chỉnh công ty thích hợp, có thể thất bại rồi lại bắt đầu, vững niềm tin như lời của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: ““Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
Mục tiêu hàng đầu của Startup có thể xem là việc điều chỉnh quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với thực tại, xác lập được một mô hình khả thi, vững vàng để có thể tạo ra lợi nhuận, tiêu chuẩn hóa và mở rộng hơn nữa trong tương lai.
Việc doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao giá trị thương hiệu là vấn đề sau khi doanh nghiệp đã ổn định mô hình kinh doanh.
Chính vì thế, Startup xác định sai mục tiêu, nguy cơ thất bại sẽ rất cao.
Những phương pháp được dùng để định giá Startup?
Định giá thông qua những khoản chi phí
Chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thanh toán cho việc sản xuất, dịch vụ kèm của mình. Phương pháp này cho nhà đầu tư biết rõ mức độ chi tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
Mặt khác, điều này cũng phản ánh phần nào số lượng tài sản hữu hình mà công ty đang có được ở mức bao nhiêu. Tuy vậy, phương pháp định giá thông qua khoản chi phí sẽ khó để xem xét được vấn đề tài sản vô hình cũng như tiềm lực thật sự của công ty trong tương lai.
Định giá thông qua việc tiếp cận thị trường
Cách thức tiếp cận thị trường thông thường được nhà đầu tư đưa ra để so sánh với những công ty cùng phân khúc, tương tự gần đây đã được mua lại trong doanh nghiệp. Điều quan trọng là những Startup thường không nhận định rằng không có công ty nào có thể so sánh được, kể cả doanh thu có tương đương nhau thì cũng có những điều khoản bắt buộc Startup không thể công khai.
Chính vì thế, cách thức định giá này không thể sử dụng đơn lẻ để đánh giá chính xác quy mô cùng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
Định giá bằng phương pháp tiếp cận dòng tiền
Phương pháp tiếp cận dòng tiền thường được các nhà đầu tư áp dụng để quyết định xem mức độ đầu tư vào doanh nghiệp ở mức bao nhiêu, nhiều hay ít. Việc tiếp cận dòng tiền chiết khấu sẽ dựa vào dòng tiền dự kiến ở tương lai của doanh nghiệp, tuy nhiên điều này thường mang tính chủ quan.
Định giá theo giai đoạn phát triển
Đây được xem là phương pháp định giá đơn giản và dễ hiểu nhất.
Những nhà đầu tư sẽ nhìn vào từng cột mốc phát triển của doanh nghiệp để quyết định đầu tư. Các Startup ngày càng phát triển thì khả năng rủi ro sẽ ngày càng thấp và định giá doanh nghiệp cao hơn. Nhờ đó, cơ hội để các Startup kêu gọi vốn sẽ có khả năng cao hơn.
Định giá theo Berkus
Phương pháp định giá Berkus được sáng lập bởi Dave Berkus. Đây được biết đến là phương pháp áp dụng vào những doanh nghiệp chưa có doanh thu rõ ràng và hoàn toàn dựa vào sự phát triển của Startup. Khi các Startup hoạt động chưa có lời thì việc kêu gọi vốn sẽ được những nhà đầu tư áp dụng phương pháp này để định giá doanh nghiệp.
Khám phá giai đoạn phát triển của Startup
Startup dù có xuất phát điểm như thế nào, mô hình khởi nghiệp ra sao, lĩnh vực gì thì điểm chung ở họ là hành trình phát triển đều phải trải qua bốn giai đoạn bên dưới.
Giai đoạn 1: Định hướng
Trong giai đoạn này, Startup sẽ thiết lập ý tưởng và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể. Giai đoạn khởi này này là những bước đi đầu tiên, có vai trò vô cùng quan trọng quyết định một nửa sự thành bại trong hành trình phía trước của một Startup.
Giai đoạn 2: Thử thách
Hoàn tất giai đoạn 1, bước đến giai đoạn 2 là lúc Startup vươn vai, đón nhận những thách thức gian nan với rất nhiều trở ngại khách quan lẫn chủ quan. Đây là giai đoạn phần lớn những Startup ở Việt Nam đều thất bại và phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Giai đoạn 3: Hòa nhập
Bước qua những thử thách dạo đầu, giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn trong mơ của các Startup. Lúc này, Co-founders sẽ đề ra các kế hoạch mục tiêu trong dài hạn và bắt đầu thực hiện theo đúng dự kiến, kế hoạch đề ra với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Trên đây là những chia sẻ về Startup và các vấn đề xoay quanh về Startup được Tino Group tổng hợp và gửi đến bạn. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan về Startup, có cho mình những lựa chọn sáng suốt và hết lòng với những quyết định trên đường đời của mình nhé!
Chúc các bạn thành công!
FAQs về Startup
Những vấn đề pháp lý mà các Startup cần lưu ý là gì?
- Lựa chọn sai mô hình kinh doanh
- Điều khoản sử dụng website
- Quyền sở hữu trí tuệ
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu của pháp luật
Ai có thể bắt đầu Startup?
Bất kể bạn là ai, bạn đều có thể khởi nghiệp kinh doanh nếu muốn. Tuy nhiên, những ý tưởng Startup hiện nay được hình thành chủ yếu bởi các bạn đam mê làm giàu và sáng tạo, đặc biệt là các bạn trẻ đầy năng lượng và sự nhiệt huyết, nhanh nhạy. Khởi nghiệp không bao giờ là lựa chọn dễ dàng, nó không dành cho tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn đủ quyết tâm, đủ kiên trì, đủ dũng cảm để đối mặt với mọi thách thức trên con đường Startup thì có lẽ đây chính là con đường phù hợp với bạn.
Startup có cần phải sáng tạo về khoa học công nghệ?
Startup cần phải có sáng tạo về khoa học công nghệ, nhưng chưa đủ. Mộ Startup không phải lúc nào cũng xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng một điều chắc chắn rằng các Startup thường ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề và sự xuất hiện của công nghệ ở khắp mọi nơi. Sống và phát triển ở thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, bất kỳ ai cũng cần trau dồi kỹ năng về công nghệ. Do đó, Startup cần phải sáng tạo về khoa học công nghệ là điều cần thiết
Người khởi nghiệp cần trang bị những yếu tố gì?
Startup chưa bao giờ là điều dễ dàng, do vậy người khởi nghiệp cần hội tụ những phẩm chất, kỹ năng như:
- Sự kiên nhẫn, quyết tâm
- Kỹ năng quản lý tài chính
- Kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chiến lược
- Óc sáng tạo vô tận