Trước đây, người ta thường sử dụng sử dụng vật liệu từ hoặc chip bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu. Sau này, người dùng có thêm một lựa chọn cải tiến mới mang tên SSD. SSD dần được phổ biến đông đảo nhiều nơi trên thế giới.
SSD là gì?
SSD là viết tắt của Solid State Drive là một thiết bị lưu trữ dữ liệu được làm từ vật liệu bán dẫn, được cấu tạo với hai thành phần chính: Bộ điều khiển Flash và chip bộ nhớ flash NAND.
SSD có kết cấu đặc, không chứa các bộ phận chuyển động cơ học nên ít bị ảnh hưởng do va chạm, rung động và có độ bền cơ học tốt hơn so với HDD.
SSD ra đời vào năm nào?
Ban đầu SSD được sử dụng từ sắt, với sự xuất hiện của thiết bị lưu trữ dạng trống nên nó đã bị ngưng sử dụng.
Những năm 70-80 ở thế kỷ 20, SSD được phát triển bởi IBM, Amdahl và Cray.
Giữa những năm 80, Santa Clara Systems giới thiệu về BatRam – kết hợp chip DIPRAM kèm theo card điều khiển mô phỏng ổ đĩa cứng. BatRam còn hỗ trợ pin sạc nhiều lần để đảm bảo lưu trữ dữ liệu khi tắt nguồn.
Năm 1996, M-system giới thiệu SSD trên công nghệ bộ nhớ Flash. Thời điểm này SSD được sử dụng như một lựa chọn thay thế HDD trong nhiều ngành công nghiệp và những nghiên cứu quan trọng.
Năm 2009, SSD đã bắt đầu được sử dụng trên laptop, nhưng chi phí vẫn đắt hơn HDD nhiều lần .
Vào năm 2018, Nimbus Data giới thiệu SSD có dung lượng lên tới 100 TB, tốc độ ghi là 500MB/s.
Ổ cứng SSD hoạt động như thế nào?
Ổ cứng SSD được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và tệp để sử dụng lâu dài. SSD sử dụng bộ nhớ Flash, tương tự như RAM, những dữ liệu trên SSD vẫn tồn tại ngay cả khi mất điện.
Ổ cứng SSD sử dụng mạng lưới điện để nhận và gửi dữ liệu một cách nhanh chóng. Các ô lưới được tách thành các phần gọi là trang, các trang là nơi dữ liệu được lưu trữ. Các trang được nhóm lại với nhau để tạo thành khối.
Ổ cứng SSD chỉ có thể ghi vào các trang trống trong khối, các dữ liệu không bị ghi đè trực tiếp trong các trang riêng lẻ.
Khi số trang trong một khối được đánh dấu là không sử dụng, SSD sao chép toàn bộ giá trị dữ liệu của khối vào bộ nhớ và xóa toàn bộ khối, sau đó sao chép lại dữ liệu từ bộ nhớ trở lại khối và để trống các trang không sử dụng.
Chức năng của SSD
Ưu điểm và hạn chế của SSD
Ưu điểm
- SSD sử dụng ít bộ phận nên ít bị ảnh hưởng bởi rung lắc, rơi rớt hay các yếu tố tác động khác.
- Tốc độ truy xuất nhanh, hiệu suất hoạt động bền bỉ.
- Ít tiêu tốn điện năng, đồng nghĩa với việc giữ nhiệt cho máy tốt hơn.
- Cải thiện tốc độ khởi động máy tính.
- Tính bảo mật tốt.
Nhược điểm
- SSD có giá thành đắt hơn HDD
- Quá trình khôi phục dữ liệu khá khó khăn và rất tốn kém
- Chip bộ nhớ trong SSD có chu kì hạn chế nên có thể dẫn đến mất dữ liệu không thể khôi phục.
- Chip điều khiển, Chip bộ nhớ hay bộ nhớ đệm bị hỏng về mặt vật lý thì hoàn toàn không thể truy cập vào dữ liệu được.
- Quá trình trích xuất dữ liệu gây khó khăn và mất thời gian.
3 loại ổ cứng SSD cơ bản
- MLC (NAND Multi Layer Cell): Sử dụng ô nhớ nhiều cấp, dùng 2 bit dữ liệu lưu trên một ô nhớ. Tốc độ cao nhưng tính ổn định chưa được tốt, MLC thích hợp đối với những người dùng phổ thông.
- SLC (NAND Single Layer Cell): Sử dụng ô nhớ một cấp, chỉ sử dụng 1 bit dữ liệu lưu trên một ô nhớ. Tuy tốc độ không quá cao nhưng tính ổn định hơn hẳn so với MLC, Độ bền và chức năng được đánh giá hơn gấp 10 lần so với MLC, vì vậy giá thành khá đắt đỏ, lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp.
- TLC (NAND Triple Layer Cell): Tuy có tốc độ cao nhưng độ bền kém nhất .
Sử dụng SSD mang đến những lợi ích nào?
- Kinh doanh: SSD được sử dụng đối với doanh nghiệp vì khối lượng lớn dữ liệu cần được đảm bảo về khả năng lưu trữ, ngoài ra thời gian truy cập và tốc độ truyền tệp cũng rất quan trọng.
- Tính di động: Ổ cứng SSD ít tiêu tốn năng lượng nên có khả năng duy trì tuổi thọ pin trên các thiết bị. Giảm nguy cơ mất dữ liệu khi rơi thiết bị nhờ vào khả năng chống sốc của SSD.
- Máy chủ: Máy chủ cần ổ cứng SSD để thực hiện các đọc và ghi phục vụ cho các mục đích công việc.
- Chơi game: Cấu hình game luôn là thách thức đối với các thiết bị, để có thể trải nghiệm các thể loại game chất lượng cao phải cần đến SSD đủ tốt và các chức năng hoạt động mạnh.
Ổ cứng SSD được tạo ra với các phiên bản, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người để đưa ra những lựa chọn phù hợp, giúp tận dụng tối ưu chức năng của SSD mang lại và tiết kiệm chi phí.
Làm thế nào để chọn ổ cứng SSD phù hợp?
Tất cả các ổ cứng SSD đều gợi cảm giác như một bản nâng cấp tuyệt vời cho ổ cứng HDD. Nhưng để lựa chọn một ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm chi phí, bạn cần hiểu các tiêu chí bên dưới.
Tốc độ tối đa cao
Tốc độ đọc tối đa khoảng 400MB/ giây và tốc độ ghi tối đa khoảng 300MB/ giây. Không cần phải chính xác theo tham số trên vì nhanh hơn hay chậm hơn một ít không khác biệt nhiều.
Tốc độ thực tế tốt
Các nhà sản xuất SSD sẽ không cung cấp tốc độ thực tế, nhưng có thể tham khảo qua các đánh giá trải nghiệm. Khi muốn đánh giá một SSD có xứng đáng với số tiền phải bỏ ra không, bạn hãy kiểm tra tốc độ thử nghiệm thực tế, nó sẽ cao hơn 2/3 so với báo cáo thực tế của các nhà sản xuất.
Bộ nhớ flash NAND đa cấp (MLC)
MLC có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn trên mỗi ô. MLC có chi phí thấp đối vơi người tiêu dùng bình thường, nhưng tỷ lệ lỗi sẽ cao hơn.
Hỗ trợ SATA III
Hầu hết ổ cứng SSD đều sử dụng giao diện Serial ATA (SATA), để đảm bảo SSD có đủ băng thông truyền dữ liệu nhanh nhất, nó phải tương thích với SATA III. Yêu cầu máy tính hỗ trợ kỹ thuật SATA mới nhất để tận dụng tối đa chức năng SSD.
Bộ nhớ ECC
EEC sẽ cung cấp cho SSD khả năng phát hiện và sửa các lỗi dữ liệu phổ biến để tránh gặp phải tình trạng dữ liệu không sử dụng được. EEC giúp cho bộ nhớ SSD được đảm bảo an toàn, đáng tin cậy hơn.
Lịch sử về độ tin cậy
Xem các xếp hạng đánh giá và các bình luận về SSD trong các bài đánh giá mua sắm trực tuyến. Ngay cả các thương hiệu lớn đôi khi cũng sản xuất ra các ổ cứng SSD không chất lượng, vì vậy hãy xem các đánh giá của người dùng trước để đưa ra quyết định.
SSD là minh chứng cho bước tiến về mặt công nghệ ảnh hưởng đến đời sống con người. SSD ra đời với nhiều lựa chọn đa dạng, áp dụng cho tất cả các mục đích người dùng. Trước khi mua SSD, bạn nên tìm hiểu kỹ về tính năng và công dụng để quá trình sử dụng được vận hành suôn sẻ.
Một số câu hỏi thường gặp về SSD
Có thể sử dụng ổ cứng SSD và ổ cứng HDD cùng lúc không?
Hoàn toàn sử dụng được. Vì SSD có nhiều ưu điểm đặc biệt như tốc độ tải nhanh, ít tiêu thụ điện năng nên khi sử dụng SSD và HDD cùng lúc có thể tận dụng được chức năng của SSD và dung lượng lớn của HDD, do SSD có dung lượng lớn thường có giá thành cao hơn so với HDD thông thường.
Nên lựa chọn mua ổ cứng SSD ở đâu?
Bạn có thể lựa chọn một số thương hiệu uy tín để đảm bảo về chất lượng như Intel, Kingston, Samsung, SanDisk, Seagate,…Các thương hiệu đều kinh doanh và tiếp thị SSD dựa trên chip flash của riêng họ, vì vậy mỗi thương hiệu đều có những điểm nổi bật của riêng, tùy vào nhu cầu của bạn để đưa ra quyết định phù hợp.
Ổ cứng SSD SATA và NVMe nên sử dụng loại nào?
SSD NVMe mang lại hiệu năng mạnh mẽ hơn nhưng giá thành khá đắt đỏ, cần tản nhiệt tốt và yêu cầu hỗ trợ mainboard. Bù lại SSD SATA giá thành tương đối phù hợp nhưng so về hiệu năng thì kém xa 4-5 lần với SSD NVMe.
Ổ cứng SSD có cần được sắp xếp thường xuyên như ổ cứng HDD không?
Không, SSD hoàn toàn không cần thực hiện sắp xếp. Việc sắp xếp sẽ làm giảm tuổi thọ của SSD. Một số hệ điều hành tự động thực hiện tính năng sắp xếp, bạn nên tắt hoặc hủy kích hoạt các tính năng này trên SSD để không gây ảnh hướng đến tuổi thọ SSD.