Thị trường crypto biến động và phát triển không ngừng. Các dự án về tiền mã hóa cũng “mọc lên như nấm” sau cơn mưa hưởng ứng của người dùng, trong đó có sự ra đời của Social Token. Vậy Social Token là gì? Hãy cùng TinoHost tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về Social Token
Social Token là gì?
Social Token là token xã hội do một cá nhân, tập thể, nhà sáng tạo nội dung, thương hiệu,…, sáng lập ra. Tùy vào từng mục đích của nhà phát hành, Social Token sẽ có các ứng dụng khác nhau. Và nếu “social” của token đó càng mạnh, token sẽ càng có giá trị.
Một vài cách gọi khác của Social Token là Personal Token, Community Coin, Creator Coin,…
Ví dụ: Nếu hãng thời trang Dior tạo ra token mang tên thương hiệu mình, đó có thể là DIOR. Hoặc nhóm nhạc Super Junior có thể giới thiệu SUJU là token của mình,…
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi đối tượng trong xã hội đều có một Social Token riêng?
Nếu điều này trở thành sự thật, Social Token sẽ vô cùng trở nên phổ biến trên thị trường và được rất nhiều người săn đón. Không những vậy, giá trị của token cũng có thể đạt được những con số kinh ngạc. Sẽ chẳng có điều gì ngăn nổi sự hâm mộ của một fan Kpop hay USUK đối với thần tượng của họ. Và dĩ nhiên, họ sẽ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn để đổi có được các Social Token yêu thích của mình.
Giá trị Social Tokens mang lại là gì?
Nếu dự án thành công, đây sẽ là một bước ngoặt lớn của thị trường crypto vì đã có thể rút ngắn khoảng cách giữa mọi người đến với thế giới tiền mã hóa. Và các Social Token, ngoài việc thỏa mãn niềm đam mê của người mua, cũng mang đến những giá trị nhất định trong đời sống. Sau đây là một vài giá trị cụ thể của “miếng bánh khổng lồ” này.
Tiền tệ hóa (Monetize)
Nhắc đến tiền tệ hóa trong lĩnh vực tiền mã hóa, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua yếu tố Play to Earn – động lực chính để thúc đẩy sự phát triển thần kỳ trong mảng game blockchain của cryptocurrency. Điều này cũng có phần tương tự với Social Token khi chính yếu tố “tiền tệ hóa” sẽ giúp cho cánh cửa này ngày một mở rộng hơn. Sau đây là một vài ví dụ điển hình:
- Phương tiện thanh toán: Người hâm mộ sau khi có được Social Token có thể dùng Social Token để đổi lấy các phụ kiện, quần áo,…của thần tượng hoặc brand thời trang yêu thích. Đôi khi, Social Token còn được sử dụng như một phiếu mua hàng ưu đãi.
- Mở khóa đặc quyền: Nắm giữ một lượng token nhất định sẽ mở ra những đặc quyền khác nhau (điều này tương tự với hệ thống tier trong DeFi).
- Tính linh hoạt: Khi nhà sáng tạo nội dung (hoặc một bên nào khác) muốn có một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu của mình, thay vì phải đợi tiền từ việc bán tác phẩm, họ có thể bán một lượng Social Token của mình để phục vụ nhu cầu đó..
- Loại bỏ bên thứ ba: Các cá nhân, nhóm,…có thể gọi vốn trực tiếp từ cộng đồng, những người có niềm tin ở mình thông qua Social Tokens.
Thúc đẩy hiệu ứng mạng lưới phát triển (Network Effect)
Dogecoin (DOGE) được xem là một token thiếu tính ứng dụng nếu xét về mặt value capture. Thế nhưng, nhờ vào meme và sự lớn mạnh của cộng đồng, Dogecoin đã trở thành một trong những dự án có vốn hóa thị trường hàng đầu hiện nay. Đó chính là sức mạnh to lớn của network effect. Những đặc trưng Social Token có thể thực hiện để thúc đẩy network effect:
- Tính mở rộng: Nắm giữ bất kể loại token nào cũng đều đồng nghĩa với việc mọi người đã sở hữu một phần của dự án. Khi là một chủ sở hữu token, mọi người sẽ có xu hướng xây dựng và phát triển dự án hơn. Lý do là vì họ nhận ra rằng cộng đồng càng lớn mạnh, giá trị của token càng cao.
- Tính biểu tượng: Social Token mang tính biểu tượng cao và có giá trị tinh thần to lớn. Thay vì dùng tiền để làm phần thưởng, người dùng sẽ nhanh chóng quên đi vì tiêu dùng hết. Thế nhưng, nếu người dùng được tặng Social Token và trở thành một phần của cộng đồng họ yêu thích, hành động này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới.
- Free incentive: Nhà sáng tạo nội dung sẽ không mất nhiều công sức nào để tạo ra token cho bản thân. Thay vì khuyến khích bằng tiền, họ có thể sử dụng token cho việc đó. Điều này vô hình chung mở rộng cánh cửa mới nơi người sáng tạo có thể có những biện pháp tăng tính nhận thức với mức chi phí vô cùng thấp.
Phân loại Social Token
Social Token được chia làm ba loại chính:
- Social platform token: Là token đại điện cho cả một nền tảng – nơi hỗ trợ việc sáng tạo và giao dịch các Social Token. Ví dụ: Rally (RLY), Bitclout (CLOUT), TryRoll (-),..
- Personal token: Là token đại diện cho một thương hiệu cá nhân sáng tạo nội dung nào đó. Người hâm mộ cần mua đồng coin để được hưởng những quyền lợi từ thần tượng của mình.
- Community token: Là token đại diện cho một nhóm, một tập thể, một cộng đồng. Ví dụ: WHALE, FWB,…người dùng phải sở hữu token để tham gia vào cộng đồng và được hưởng những đặc quyền từ cộng đồng đó.
Tiềm năng và biểu hiện phát triển của Social Token
Thử tưởng tượng nếu mọi cá nhân, tổ chức, thương hiệu, ngành nghề, lĩnh vực đều có cộng đồng token, thị trường đó trị giá bao nhiêu tỷ đô?
Theo Selectusa, chỉ tính riêng ngành dịch vụ của Mỹ vào năm 2017 ước tính đã mang về doanh thu gần 2 nghìn tỷ đô.
Theo Hollywood Reporter, doanh thu của ngành giải trí của Mỹ đạt đến con số 685 tỷ đô trong năm 2020. Con số này đã giảm nhiều do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài.
Chưa kể đến việc số lượng người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng, nhà sáng tạo,…đều có cộng đồng người hâm mộ của riêng mình và giờ đây họ lại có thêm một cách để gia tăng giá trị cho bản thân.
Chúng ta bắt đầu thấy sự phát triển của xu hướng này khi số lượng cá nhân, nhóm tạo ra Social Token cũng như giá trị của chúng đang ngày một tăng lên. Theo giám đốc điều hành Raoul Pal của RealVision, Social Token sẽ là bước nhảy vọt của thị trường tiền mã hóa trong thời gian sắp tới và có khả năng sẽ thay đổi cục diện ngành công nghiệp sáng tạo, giải trí truyền thống.
Web 3.0 là tương lai thế giới đang hướng tới và Social Token sẽ là một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong công cuộc này. Social Token cho phép người tạo nội dung tương tác nhiều hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết với người hâm mộ của mình cũng như kiểm soát nhiều nguồn doanh thu hơn từ công việc của họ.
Nhờ Social Token, nền tài chính phi tập trung đã trở thành hình thức trọng tâm mà người nổi tiếng kết nối với người hâm mộ của mình. Bằng cách này, các Social Token sẽ còn vượt xa hơn cả những gì NFT tạo ra. Đó sẽ là một bước ngoặt lớn đối với cách chúng ta từng nghĩ về truyền thông truyền thống.
Trên đây là các chia sẻ về dự án Social Token cũng như các khía cạnh liên quan bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Điều này sẽ là món quà tinh thần vô cùng quý giá giúp đội ngũ nhân viên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng bài viết cũng như chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có những Social Token cá nhân nào phổ biến hiện nay?
Social Token cá nhân phổ biến hiện nay có thể kể đến như KSK Honda Coin, Kevin Chou Coin, Allie Coin,…
Có những Social Token cộng đồng nào phổ biến hiện nay?
Hai Social Token cộng đồng được ủng hộ nhiều nhất là WHALE và Friend With Benefits Pro.
Có những Social Token câu lạc bộ nào phổ biến hiện nay?
Một vài Social Token câu lạc bộ nổi tiếng như Manchester City Fan Token, FC Barcelona Fan Token,…
Trong ba loại Social Token, loại nào có phạm vi tìm kiếm nhỏ nhất?
Platform token có phạm vi tìm kiếm nhỏ hơn so với Community token và Personal token.