fbpx
close

Snapshot là gì? “Bí mật” về 5 loại Snapshot có thể bạn chưa biết!

Tác giả: TinoHost Ngày cập nhật: 05/09/2024 Chuyên mục: Webmasters
Disclosure
Website Wiki.tino.org được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Wiki.tino.org sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại wiki.tino.org được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.

Bạn đang quan tâm về “ Snapshot là gì?” cũng như bạn đang tìm hiểu về công dụng của Snapshot trên máy tính? Nếu vậy, Tino Group sẽ giúp bạn hiểu hơn về Snapshot, giới thiệu với bạn 5 loại Snapshot, cũng như tìm điểm khác biệt giữa backup và Snapshot là gì nhé!

Tìm hiểu về Snapshot

Snapshot là gì?

Snapshot, tạm dịch: ảnh chụp nhanh bộ nhớ, là một hình ảnh hoặc điểm tham chiếu được khởi tạo từ một điểm cụ thể để duy trì “trạng thái” của: hệ thống, máy chủ hoặc ổ đĩa. Nếu xảy ra các thảm hoạ không mong muốn như nhiễm virus, ransomware, lỗi do người dùng hoặc các lỗi khác,… Snapshot sẽ đóng vai trò giúp người dùng có thể khôi phục lại trạng thái ngay tại điểm họ đã khởi tạo trước đó.

Nói cách khác, Snapshot được ví như một “cổ máy thời gian”, cho phép bạn du hành về thời điểm bạn khởi tạo trong quá khứ để sửa sai.

snapshot-la-gi
Snapshot là gì?

Ví dụ:

Giả sử bạn đang làm việc trên một dự án phát triển phần mềm và vừa thực hiện một số thay đổi lớn trong mã nguồn. Trước khi tiếp tục, bạn có thể tạo một Snapshot của toàn bộ hệ thống để lưu lại trạng thái hiện tại. Nếu sau đó bạn gặp phải lỗi hoặc nhận thấy các thay đổi không như mong muốn, bạn có thể quay lại Snapshot đã tạo trước đó để khôi phục hệ thống về trạng thái ban đầu, tránh mất mát dữ liệu hoặc thời gian.

Storage Snapshot là gì?

Storage Snapshot là một công nghệ lưu trữ cho phép tạo ra một bản sao chụp nhanh của dữ liệu trong một hệ thống lưu trữ tại một thời điểm cụ thể. Storage Snapshot có thể được sử dụng trên nhiều loại hệ thống lưu trữ, bao gồm ổ đĩa cứng, ổ đĩa thể rắn (SSD) và các hệ thống lưu trữ mạng như SAN (Storage Area Network) hoặc NAS (Network Attached Storage).

Storage Snapshot không phải là một bản sao đầy đủ của toàn bộ dữ liệu mà thay vào đó, nó chỉ ghi lại các điểm khác biệt kể từ lần Snapshot trước. Khi một Snapshot được tạo, hệ thống sẽ “đóng băng” dữ liệu hiện tại và ghi lại các metadata (dữ liệu về dữ liệu) của toàn bộ hệ thống lưu trữ. Những thay đổi sau khi Snapshot được tạo sẽ không ảnh hưởng đến Snapshot đó mà sẽ được ghi lại ở một vùng lưu trữ riêng biệt.

storage-snapshot-la-gi
Storage Snapshot là gì?

Ví dụ, nếu bạn tạo một Snapshot vào lúc 10 giờ sáng, tất cả dữ liệu của hệ thống tại thời điểm đó sẽ được “đóng băng”. Sau 10 giờ, nếu bạn thay đổi hoặc xóa một số tệp tin, Snapshot vẫn giữ nguyên trạng thái của hệ thống vào lúc 10 giờ và bạn có thể khôi phục lại hệ thống về trạng thái đó bất cứ lúc nào.

Tầm quan trọng của Snapshot

Khả năng khôi phục nhanh chóng

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của Snapshot là khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng. Trong trường hợp xảy ra sự cố hệ thống, lỗi phần mềm hoặc tấn công mã độc (như ransomware), Snapshot cho phép người quản trị khôi phục hệ thống về trạng thái trước đó chỉ trong vài phút, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cần duy trì hoạt động liên tục và không thể chấp nhận thời gian ngừng hoạt động kéo dài.

Bảo vệ dữ liệu trước rủi ro

Trong môi trường doanh nghiệp, dữ liệu là tài sản quan trọng nhất. Snapshot cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung cho dữ liệu bằng cách lưu trữ các phiên bản khác nhau của hệ thống. Khi có sự cố hoặc sai sót, như xóa nhầm tệp hoặc cập nhật phần mềm không thành công, bạn có thể khôi phục lại phiên bản trước đó mà không bị mất dữ liệu. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo rằng dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn.

Tiết kiệm tài nguyên và không gian lưu trữ

Không giống như các phương pháp sao lưu truyền thống yêu cầu sao chép toàn bộ dữ liệu, Snapshot chỉ ghi lại các thay đổi kể từ lần snapshot trước đó. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể không gian lưu trữ, vì chỉ các phần thay đổi mới được lưu trữ. Đồng thời, việc tạo snapshot diễn ra nhanh chóng, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của hệ thống, giúp tối ưu hóa tài nguyên hệ thống.

tam-quan-trong-cua-snapshot
Tầm quan trọng của Snapshot

Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển và thử nghiệm

Snapshot cho phép các nhà phát triển phần mềm và quản trị viên hệ thống thử nghiệm các thay đổi trong môi trường phát triển hoặc sản xuất mà không lo lắng về việc gây ra hỏng hóc hệ thống. Họ có thể dễ dàng tạo snapshot trước khi thực hiện các thay đổi lớn và nếu cần, có thể khôi phục lại hệ thống về trạng thái trước đó. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo rằng các thử nghiệm có thể diễn ra trong một môi trường an toàn và có thể đảo ngược.

Hỗ trợ chiến lược khôi phục sau thảm họa (Disaster Recovery)

Snapshot là một phần quan trọng trong chiến lược khôi phục sau thảm họa (DR). Trong trường hợp hệ thống gặp sự cố nghiêm trọng, như mất điện, thiên tai hoặc tấn công mạng, Snapshot giúp khôi phục hệ thống một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch tạo snapshot định kỳ, đảm bảo rằng họ luôn có sẵn các bản sao của hệ thống để phục hồi khi cần thiết.

Tăng cường hiệu quả quản lý dữ liệu

Với Snapshot, việc quản lý và theo dõi các phiên bản khác nhau của dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Người quản trị có thể dễ dàng xem lại lịch sử các snapshot, xác định các thay đổi và khôi phục phiên bản mong muốn. Điều này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả quản lý dữ liệu mà còn hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định về bảo mật và quản lý dữ liệu.

Ứng dụng của Snapshot trong thực tế

Công nghệ lưu trữ dữ liệu

Snapshot là một công nghệ sao lưu dữ liệu tạm thời, cho phép người dùng lưu trữ nhanh chóng các dữ liệu quan trọng và bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa như ransomware. Nó hoạt động bằng cách ghi lại trạng thái của dữ liệu tại một thời điểm cụ thể, giúp người dùng có thể khôi phục lại dữ liệu nếu cần thiết.

Snapshot trong cơ sở dữ liệu

Trong lĩnh vực cơ sở dữ liệu, Snapshot được sử dụng để tạo ra một bản sao tạm thời của dữ liệu tại một thời điểm nhất định. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ của dữ liệu, đồng thời cho phép người dùng thực hiện các thao tác truy vấn hoặc phân tích mà không ảnh hưởng đến dữ liệu gốc.

Snapshot trong hệ thống tệp

Snapshot cũng được áp dụng trong các hệ thống tệp để quản lý và theo dõi các phiên bản lịch sử của tệp. Ví dụ, trong hệ thống tệp NTFS, Snapshot được cung cấp thông qua VSS (Volume Shadow Copy Service), cho phép người dùng truy cập vào các phiên bản trước đó của tệp.

Snapshot trong blockchain

Trong lĩnh vực blockchain, Snapshot có vai trò quan trọng trong việc ghi lại trạng thái của blockchain tại một thời điểm cụ thể. Điều này giúp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu trên blockchain, đồng thời hỗ trợ các hoạt động như phân phối token hoặc thực hiện các bản cập nhật hệ thống.

ung-dung-cua-snapshot-trong-thuc-te
Ứng dụng của Snapshot trong thực tế

Snapshot trong quan sát và gỡ lỗi ứng dụng

Trong lĩnh vực quan sát và gỡ lỗi ứng dụng, Snapshot cung cấp một tín hiệu quan trọng, cho phép các nhà phát triển chụp lại trạng thái của ứng dụng tại một thời điểm cụ thể. Các Snapshot chứa dữ liệu của ứng dụng cùng với trạng thái hiện tại, như ngoại lệ, ngăn xếp lời gọi và giá trị của các biến cục bộ. Điều này giúp việc phân tích và gỡ lỗi trở nên dễ dàng hơn.

Snapshot trong lĩnh vực tài chính

Trong lĩnh vực tài chính, nơi mà dữ liệu giao dịch và thông tin khách hàng cực kỳ quan trọng, Snapshot được sử dụng để bảo vệ dữ liệu và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tài chính thường tạo snapshot định kỳ của các hệ thống cơ sở dữ liệu để có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tấn công mạng.

Snapshot trong lĩnh vực y tế

Trong lĩnh vực y tế, việc bảo vệ và quản lý dữ liệu bệnh nhân là cực kỳ quan trọng. Snapshot được sử dụng để bảo vệ các hệ thống quản lý bệnh án điện tử (EHR), đảm bảo rằng dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ an toàn và có thể khôi phục lại khi cần thiết. Điều này rất quan trọng trong việc đảm bảo rằng các thông tin y tế không bị mất mát trong trường hợp xảy ra sự cố hệ thống.

Hơn nữa, Snapshot còn hỗ trợ trong việc thử nghiệm và triển khai các ứng dụng y tế mới. Các tổ chức y tế có thể sử dụng Snapshot để tạo ra các môi trường thử nghiệm an toàn, nơi mà các ứng dụng mới có thể được kiểm tra mà không ảnh hưởng đến hệ thống chính.

Snapshot trong lĩnh vực giáo dục

Trong giáo dục, Snapshot có thể được sử dụng để bảo vệ dữ liệu học tập và hỗ trợ việc triển khai các hệ thống quản lý học tập (LMS). Các tổ chức giáo dục thường tạo Snapshot của các hệ thống này để đảm bảo rằng dữ liệu học viên, khóa học, và kết quả học tập được bảo vệ an toàn và có thể khôi phục lại nếu cần.

Ngoài ra, Snapshot còn hỗ trợ trong việc triển khai các công nghệ mới trong giảng dạy và học tập. Trước khi triển khai một công nghệ mới, các tổ chức có thể tạo Snapshot của hệ thống hiện tại, cho phép họ dễ dàng quay lại trạng thái ban đầu nếu có vấn đề phát sinh.

Snapshot trong lĩnh vực giải trí và truyền thông

Trong lĩnh vực giải trí và truyền thông, nơi mà việc quản lý nội dung số và bảo vệ bản quyền là rất quan trọng, Snapshot được sử dụng để bảo vệ dữ liệu và hỗ trợ khôi phục hệ thống. Các công ty sản xuất nội dung số thường tạo Snapshot của hệ thống lưu trữ dữ liệu để bảo vệ các tập tin media quan trọng.

Snapshot cũng hỗ trợ trong việc quản lý phiên bản nội dung. Khi cần chỉnh sửa hoặc cập nhật nội dung, Snapshot cho phép các nhà sản xuất giữ lại các phiên bản trước đó và dễ dàng khôi phục nếu cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sản xuất nội dung.

Có những loại Snapshot nào?

Dựa trên thông tin từ StoneFly – nhà cung cấp dịch vụ/giải pháp lưu trữ đã đưa iSCSI trở thành tiêu chuẩn phổ biến trên toàn thế giới, snapshot bao gồm có 5 loại chính:

  • Copy-on-Write Snapshots
  • Redirect-on-Write Snapshots
  • Split-Mirror Snapshots
  • Copy-on-Write with background copy
  • Continuous data protection (CDP)

Copy-on-Write Snapshots

Với Copy-on-Write Snapshots, trước khi tạo Snapshots, hệ thống sẽ lưu trữ siêu dữ liệu gốc của khối sau đó tạo 3 I/O (Input/output – Đầu vào/đầu ra) như sau:

  • Đọc khối trước khi ghi
  • Khối được tạo/ ghi sẽ được lưu trữ Snapshots riêng
  • Dữ liệu mới sẽ ghi đè dữ liệu ban đầu
  • Điểm mạnh: không tạo bản sao lưu siêu dữ liệu giúp chúng khởi tạo nhanh hơn và gần như tức thì.
  • Điểm yếu: chúng ngốn nhiều tài nguyên khi thực hiện vì mỗi Snapshot yêu cầu 1 lần đọc và 2 lần ghi.
co-nhung-loai-snapshot-nao
Có những loại Snapshot nào?

Redirect-on-Write Snapshots

Redirect-on-Write Snapshots sử dụng con trỏ để tham chiếu đến các khối được bảo vệ bằng Snapshots. Quá trình của loại này như sau:

  • Hệ thống thực hiện lệnh ghi các thay đổi trong khối được bảo vệ bằng Snapshots
  • Tiện ích chuyển hướng ghi đến 1 khối mới và con trỏ liên quan được cập nhật.
  • Dữ liệu cũ vẫn nằm nguyên vị trí như một tham chiếu tại thời điểm của khối gốc.
  • Điểm mạnh: ít ngốn tài nguyên hơn Copy-on-Write Snapshots vì chỉ có 1 lần ghi duy nhất.
  • Điểm yếu: Redirect-on-Write Snapshots dựa trực tiếp vào khối gốc để tạo các khối bổ sung mới. Do đó nếu 1 Snapshots bị xóa sẽ dẫn đến việc đối chiếu nhiều khối mới với khối ban đầu trở nên phức tạp.

Split-Mirror Snapshots

Split-Mirror Snapshots sẽ tạo một bản sao lưu hoàn chỉnh của dung lượng lưu trữ gốc thay vì tạo các Snapshots cho những khối đã được sửa đổi.

  • Điểm mạnh: phục hồi dữ liệu đơn giản hơn, sao chép, lưu trữ đơn giản hơn. Bạn có thể khôi phục toàn bộ dữ liệu ngay cả khi bản gốc bị mất.
  • Điểm yếu: Split-Mirror Snapshots sẽ lưu toàn bộ dữ liệu. Do đó, thời gian tạo sẽ lâu hơn và dung lượng bộ nhớ của bạn sẽ bị tăng gấp đôi khi thực hiện.

Copy-on-Write with background copy

Đây là sự kết hợp độc đáo giữa Copy-on-write split-mirror. Bằng cách này, tiện ích sẽ tạo Snapshot bằng cách Copy-on-Write. Sau đó, một bản sao của Snapshot sẽ được tạo tại Storage Snapshot bằng quy trình nền.

Snapshot của phương thức này kết hợp ưu điểm của Copy-on-write split-mirror đồng thời giảm các nhược điểm của cả 2 phương thức trên.

Continuous data protection (CDP)

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản: Continuous data protection là quá trình tạo Snapshot dựa trên bản gốc liên tục mỗi khi dữ liệu có sự thay đổi dựa trên các cài đặt của bạn.

  • Điểm mạnh: giảm thiểu thời gian khôi phục dữ liệu xuống gần bằng 0.
  • Điểm yếu: ngốn tài nguyên máy, tốn kém băng thông nếu lưu trữ trên Cloud.

Sự khác biệt giữa backup và Snapshot là gì?

Định nghĩa và cách thức Hoạt động

  • Backup: Là quá trình sao chép toàn bộ hoặc một phần dữ liệu từ hệ thống chính sang một hệ thống lưu trữ khác (như ổ cứng, băng từ, hoặc đám mây) nhằm bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do sự cố hệ thống, hỏng hóc phần cứng, hoặc các thảm họa khác. Dữ liệu sao lưu thường được lưu trữ ngoài hệ thống gốc và có thể được phục hồi khi cần.
  • Snapshot: Là một bản sao chụp nhanh của dữ liệu tại một thời điểm cụ thể trong cùng hệ thống lưu trữ. Snapshot không sao chép toàn bộ dữ liệu mà chỉ ghi lại các thay đổi kể từ thời điểm snapshot được tạo. Công nghệ này chủ yếu hoạt động trên cấp độ hệ thống tệp hoặc ổ đĩa và thường được lưu trữ trong cùng hệ thống nơi dữ liệu gốc đang tồn tại.
su-khac-biet-giua-backup-va-snapshot-la-gi
Sự khác biệt giữa backup và Snapshot là gì?

Mục đích sử dụng

  • Backup: Được thiết kế để bảo vệ dữ liệu trong trường hợp mất mát dữ liệu nghiêm trọng, như hỏng hóc phần cứng, sự cố hệ thống, hoặc thảm họa. Dữ liệu được sao lưu có thể được lưu trữ trong một địa điểm khác (offsite), cung cấp khả năng phục hồi ngay cả khi hệ thống gốc không còn hoạt động.
  • Snapshot: Thường được sử dụng để bảo vệ dữ liệu ngắn hạn và hỗ trợ khôi phục nhanh chóng trong các trường hợp sự cố nhỏ hoặc khi cần hoàn nguyên các thay đổi gần đây. Công nghệ này hữu ích cho việc khôi phục nhanh chóng trạng thái hệ thống trong các tình huống như cập nhật phần mềm thất bại hoặc xóa nhầm tệp.

Khả năng khôi phục

  • Backup: Cho phép khôi phục dữ liệu từ một thời điểm nhất định, thậm chí từ các thời điểm rất xa trong quá khứ, tùy thuộc vào chính sách sao lưu và thời gian lưu trữ. Tuy nhiên, quá trình khôi phục từ backup thường mất nhiều thời gian hơn do cần phải sao chép dữ liệu từ vị trí lưu trữ về hệ thống gốc.
  • Snapshot: Cho phép khôi phục dữ liệu nhanh chóng về trạng thái tại thời điểm Snapshot được tạo. Vì Snapshot chỉ ghi lại các thay đổi, nên quá trình khôi phục có thể diễn ra rất nhanh. Tuy nhiên, do được lưu trữ trong cùng hệ thống, nên nếu hệ thống này gặp sự cố nghiêm trọng, khả năng phục hồi có thể bị hạn chế.

Tần suất và jiệu suất

  • Backup: Thường được thực hiện định kỳ, ví dụ như hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng. Do backup có thể liên quan đến việc sao chép một lượng lớn dữ liệu, quá trình này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống và tốn thời gian.
  • Snapshot: Có thể được tạo ra thường xuyên hơn, thậm chí vài lần trong một ngày, vì quá trình này diễn ra nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của hệ thống. Snapshot cho phép bảo vệ dữ liệu với mức độ chi tiết hơn, ghi lại trạng thái của hệ thống tại các thời điểm gần nhau.

Khả năng bảo vệ và lưu trữ

  • Backup: Có thể được lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau, bao gồm cả các địa điểm ngoại vi và đám mây, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các thảm họa như hỏa hoạn, lũ lụt, hoặc tấn công mạng. Dữ liệu backup thường được nén và mã hóa để bảo vệ và tiết kiệm không gian lưu trữ.
  • Snapshot: Thường được lưu trữ trong cùng hệ thống hoặc thiết bị lưu trữ, nên nó ít được bảo vệ hơn trước các thảm họa lớn hoặc hỏng hóc phần cứng. Tuy nhiên, do Snapshot chỉ lưu trữ các thay đổi, nó tiết kiệm không gian lưu trữ hơn so với backup.

Đến đây, chúng ta đã tìm hiểu về Snapshot là gì, sự khác biệt giữa backup và Snapshot ra sao cũng như những hình thức khởi tạo Snapshot. Tất nhiên, kiến thức về Snapshot vẫn còn rất nhiều khía cạnh chưa được khai thác. Nhưng TinoHost vẫn mong những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể nắm rõ hơn về Snapshot khi sử dụng.

Những câu hỏi thường gặp

Có nên sử dụng backup và Snapshot cùng lúc hay không?

Có. Sử dụng các 2 hình thức thức backup và Snapshot sẽ giúp cho dữ liệu của bạn được an toàn hơn.

Làm sao để sử dụng Snapshot hiệu quả?

Bạn nên đặt tên cho từng phiên bản hoặc ghi chú lại phiên bản Snapshot đó có chứa gì bên trong, dữ liệu ra sao. Điều này sẽ giúp bạn có thể lựa chọn khôi phục chính xác phiên bản bạn đang cần.

Khi nào nên sử dụng Snapshot để khôi phục hệ thống máy tính?

Trong hầu hết các trường hợp máy tính gặp sự cố, bạn đều có thể sử dụng Snapshot, ví dụ như:

  • Máy tính quá chậm
  • Lỗi, bug
  • Màn hình xanh, trắng, đen

Lúc này, Snapshot sẽ phát huy tác dụng khi trả về phiên bản ổn định gần nhất của thiết bị.

Có nên lưu trữ Snapshot trên nhiều thiết bị khác hay không?

Có, việc này tương đối giống với backup. Lưu trữ các phiên bản Snapshot trên nhiều thiết bị khác nhau sẽ giúp cho những bản dữ liệu này an toàn hơn, khiến người dùng có thể an tâm hơn phần nào về dữ liệu của mình.

Tần suất tạo Snapshot nên như thế nào?

Tần suất tạo Snapshot phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ thay đổi của hệ thống. Trong môi trường có nhiều thay đổi, nên tạo Snapshot thường xuyên, thậm chí là hàng giờ. Trong các hệ thống ổn định hơn, Snapshot có thể được tạo hàng ngày hoặc trước các thay đổi lớn.

Snapshot có ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống không?

Snapshot thường không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hệ thống, đặc biệt là trong quá trình tạo Snapshot. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều Snapshot tồn tại cùng lúc, nó có thể tiêu tốn không gian lưu trữ và ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể.

Snapshot có thay thế hoàn toàn được Backup không?

Không. Mặc dù Snapshot rất hữu ích trong việc khôi phục nhanh chóng và ngắn hạn, nhưng nó không thay thế hoàn toàn được Backup. Snapshot không bảo vệ được dữ liệu trong các trường hợp hỏng hóc phần cứng nghiêm trọng hoặc thảm họa tự nhiên. Backup vẫn cần thiết để bảo vệ dữ liệu lâu dài và an toàn.

Có cần mã hóa Snapshot không?

Nếu Snapshot chứa dữ liệu nhạy cảm hoặc quan trọng, việc mã hóa Snapshot là cần thiết để bảo vệ thông tin khỏi truy cập trái phép, đặc biệt khi Snapshot được lưu trữ trên các hệ thống chia sẻ hoặc môi trường đám mây.

Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông tin này có thể được công khai.

Xem thêm bài viết

Bài viết liên quan

Xem nhiều

giá tốt, chất lượng cao mình rất hài lòng
chất lượng dịch vụ tốt lắm...á
chất lượng dịch vụ rất tốt.
giá tốt, chất lượng cao mình rất hài lòng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
Dùng rất oke nha mọi người
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, mình rất hài lòng về dịch vụ của TINOHOST
Đã mua rất nhiều tên miền tại Tinohost. Chất lượng tốt
dịch vụ và chăm sóc khách hàng rất tốt , mình rất thích tinohost , mình đã sử dụng nhiều dịch vụ của tinohost rồi
tuyệt vời chăm sóc khách hàng quá tốt
dịch vụ và chăm sóc khách hàng rất tốt , mình rất thích tinohost , mình đã sử dụng nhiều dịch vụ của tinohost rồi
Quá tốt - Quá xuất sắc và tuyệt
Hỗ trợ nhiệt tình. dịch vụ chất lượng
Đội ngũ support rất nhiệt tình.
Sử dụng dịch vụ của bạn Tinohost 2 3 năm nay chưa khi nào phải thất vọng.
host dùng chất lượng, miền giá rẻ
dịch vụ hỗ trợ rất nhanh, tốc độ hosting tốt
Hộ trợ tốt, nhanh. Tuyệt vời 🥰
tuyệt vời, dịch vụ cực tốt và hỗ trợ siêu nhanh
Làm việc nhanh chóng, giá thành hợp lí.
Hosting rẻ và nhanh thích hợp cho học sinh sinh viên như mình
dịch vu tốt ! Sẽ sử dụng thưởng xuyên !
Mỗi lần cần gì, nhắn Tino là được hỗ trợ ngay. Nên một đứa không biết gì về web như mình cũng tạo được blog. Cơ bản mình chỉ lo viết, mọi thứ có anh IT của Tino lo hết.
Nhìn chung thì Tino xứng đáng là một trong những nhà cung cấp host giá rẻ #1 tại VN. Bên này support khá nhanh và nhiệt tình nên quá trình sử dụng diễn ra tương đối trơn tru.
Chất lượng quá ok so với mức giá. Các SME có thể tham khảo để dựng web nhé.
uy tín chất lượng chuẩn cho 5 sao
Dịch vụ nhanh chóng thanh toán tiện lợi
Dịch vụ nhanh chóng, giá cả hợp lý
Chất lượng phục vụ ok, support khá nhanh chóng và chất lượng gói lớn tốt, gói nhỏ cần tốt hơn.
Dịch vụ tốt, giá cả hợp lý👍
Rất hay, rất tốt, rất hữu ích
Hỗ trợ rất nhanh và nhiệt tình
Chất lượng phục vụ ok, support khá nhanh chóng và chất lượng gói lớn tốt, gói nhỏ cần tốt hơn.
dịch vụ tốt, thanh toán nhanh chống
Hài lòng dịch vụ của tinohost
Sau khi sử dụng dịch vụ của TinoHost. Mình thấy website load nhanh hơn hẳn so với sử dụng ở nhà cung cấp cũ. Giá cả do mình đc mua với giá sale 99% của TinoHost nên rất là rẻ. Gói mình mua là gòi Hosting Bussiness 20GB. Thông số cấu hình cao nên web load khá mượt
Chúc TinoHost phát triển!
domain rẻ, có nhiều gói hữu ích thích hợp cho sinh viên
Hài lòng về dịch vụ và tư vấn
Dịch vụ tốt . Support nhiệt tình
Chất lượng OK
Nhanh chóng
dịch vụ rất tốt
Nhân viên support nhanh, hỗ trợ nhiệt tình, giao dịch tự động nên khá tiện
Đã dùng nhiều dịch vụ tại Tinohost, chất lượng tốt, rất hài lòng ...😀
Sự dụng rất hài lòng với các dịch vụ của tinohost
Dịch vụ tốt, uy tín chất lượng
Tino dịch vụ quá tuyệt vời
Giá rẻ, dịch vụ tốt, hỗ trợ nhanh chóng
dịch vụ rất tốt rất tuyệt vời
Giá hợp lý cho người mới dùng
Mình thấy Tinohost có giao diện thân thiện, dễ đăng ký sử dụng cho người mới tập tành làm web như mình. Hosting hỗ trợ có nhiều lựa chọn về dung lượng và giá cả! Thanh toán qua momo thuận tiện. Recommended!
wed quá ok làm việc nhanh ngọn
Dịch vụ tốt. Khá hài lòng vì support nhiệt tình
Dịch vụ quá tuyệt vời danh cho các bạn
Xin cảm ơn đội ngủ kỹ thuật. Các bạn rất chuyên nghiệp và thân thiện. Tôi sẽ giới thiệu các bạn cho bạn bè của mình.
Dịch vụ hỗ trợ tốt, ổn định, thanh toán dễ dàng.
Mình từng dùng VPS bên Vietel IDC, hay gặp lỗi vặt và bảo trì liên tục. Nhưng Tino thì rất ok
dùng tốt, nhanh, dễ sử dụng
Giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng
Đề nghị xem lại vấn đề phục vụ khách hàng (livchat)!
Good. Tốc độ cao. Tùy chỉnh nhiều trên shared hosting.
hosting ngon, giá luôn rẻ, tôi làm code nhưng rất thích sài host tino
Tino cung cấp host rất chuyên nghiệp. Đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ rất tận tâm và nhiệt tình. Mình sẽ tiếp tục ủng hộ Tino 🥰.
Rất tuyệt vời🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆🙆
Xét về tầm giá thì TinoHost rất đáng để mua và sử dụng lâu dài.
Dịch vụ chất lượng, ủng hộ 1 năm nay rồi
tuyệt vời quá đi,tuyệt vời quá đi
Tốc độ ổn định, tư vấn nhiệt tình
mới tham gia, mong mọi người hỗ trợ thêm
Tốc độ khá tốt với gói rẻ nhất 9k
Giao dịch nhanh,support nhanh và tận tình,chuyển miền nhanh,Hosting Ok
mua sản phẩm dịch vụ tinhot rất tốt tặng ad 5tr ** luon nè🥰🥰🥰
tinohost
một truong những nơi bán hosting rẻ, chất lượng dành cho anh em nào cần để làm web
mua tại : tinohost.com
mình đã mua 2 tên miền + hosting của Tino Host . quả nhiên hiệu quả SEO cải thiện đáng kể và chứng chỉ bảo mật HTTPS miễn phí của Tino Host cũng ko kém phần quang trọng cho việc SEO website của mình
Tino host là một trong nhà cung cấp tốt nhất mình từng sử dụng. Với ưu đãi khuyến mại nhiều, giá thành rẻ kèm theo đó là sự support tuyệt vời của các admin. Nếu ai chưa lựa chọn được nhà cung cấp cho bản thân mình thì Tinohost sẽ là câu trả lời tốt nhất.
dịch vụ tốt, đội ngũ support nhiệt tình, cảm ơn #tinohost
Uy tín, chất lượng, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình
mua 2 domain tại tinohost dùng rất chất lượng
Đã mua 02 domain và hosting tại TinoHost, hài lòng cách tư vấn và chăm sóc khách hàng của TinoHost :)
Giá rẻ cấu hình mạnh, black friday là sự bùng nổ của Tino
Hay web bán tài nguyên rất ngon
dịch vụ tốt, mua luôn host chất lượng cao của công ty nhân dịp blackfriday, cảm ơn #tinohost
Dịch vụ rất tốt, nhân viên tận tình.
Hỗ trợ nhiệt tình nhất trong các nhà cung cấp mih từng dùng. Không những server mạnh, ưu đãi có 1 không 2 mà còn nhiều plugin pro bản quyền đính kèm nữa. Quyết định gắn bó "Lifetime" với tino 😁
Dịch vụ tốt hỗ trợ nhanh chóng
Thích cách tư vấn tận tình và nhanh gọn của Tino mỗi khi có vấn đề trục trặc. Hosting ổn định, giá rẻ tốt lắm nhé mọi người
mình có mua 2 tên msiền của tino, mình rât thích cách tư vấn và chăm sóc khách hàng tại đây. Ngoài ra giá domain khá rẻ, phù hợp cho mọi người. 5 sao
Dịch vụ tốt, support nhiệt tình
tinohost tuyệt vời giá cả hợp lý
domain mua rất rẻ :))))
tốt, chất lượng, hostingok
Hosting tốt, giá cả cạnh tranh
Tuyệt vời , Hosting quá ổn
Chất lượng lắm ạ. Domain mua rẻ nhất thị trường
Dịch vụ tốt và chất lượng
Chất lượng lắm ạ. Domain mua rẻ nhất thị trường
Tino Host dùng quá ngon đi !💥💥💥💥💥
Tôi đã mua domain và hosting của các nhà cung cấp khác rồi, nhưng thực sự thấy không tốt bằng Tino, ngoài ra còn hỗ trợ rất tốt. Cảm ơn tino nhiều!
Next Reviews
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn,  Phường Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng kinh doanh: Số 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP HCM
GPKD số 0315679836 do Sở KH và ĐT TP Hồ Chí Minh cấp
Hotline: 0364 333 333
Góp ý/Phản ánh dịch vụ: 0933 000 886