SMTP Gmail đã không còn là một thuật ngữ xa lạ với các doanh nghiệp Việt. Ngày nay, nhờ vào giao thức này, người dùng có thể gửi một lượng lớn email với tốc độ nhanh chóng và hiệu quả. Nếu chưa hiểu rõ SMTP Gmail là gì, cách thiết lập SMTP Gmail như thế nào, mời bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu tổng quan về SMTP Gmail
SMTP Gmail là gì?
SMTP là từ được tạo nên nhờ cách ghép chữ cái đầu của 4 từ trong cụm “Simple Mail Transfer Protocol”, có nghĩa là “giao thức truyền tải thư đơn giản hóa”. Dịch vụ SMTP Gmail cho phép bạn gửi email với tốc độ cao và không giới hạn số lượng như giao thức gửi email thông thường.
Nhiệm vụ chính của giao thức SMTP là gửi email. Các giao thức khác sẽ đảm nhận việc nhận mail hay truy xuất dữ liệu.
SMTP Server Gmail là một máy chủ chuyên dụng để gửi mail thông qua cổng internet 25.
SMTP có từ khi nào?
Giao thức trước đó của SMTP trong Internet (thời điểm bấy giờ là Arpanet) là Mailbox Protocol (RFC 278) có từ tháng 7 năm 1971 và sau đó là FTP Mail (RFC 458) từ tháng 2 năm 1973. Khoảng năm 1980, Internet ra đời từ nền tảng Arpanet. Lúc này, Jon Postel đề nghị tách riêng ra khỏi sự phụ thuộc của việc vận chuyển thư điện tử từ dịch vụ FTP (RFC 772). Đến năm 1982, SMTP được công bố theo RFC 821.
Vào đầu những năm 1980, SMTP đã trở thành một bổ sung cho UUCP và được sử dụng chủ yếu cho các máy tính kết nối định kỳ dùng cho việc lưu hành email. SMTP đã trở thành tiêu chuẩn cho các máy tính nối liên tục với mạng.
Cách thức hoạt động của SMTP Gmail
Nhìn chung, cách thức hoạt động của SMTP Gmail có phần hơi phức tạp vì có sự tham gia của nhiều server. Quá trình thực hiện gửi email sẽ như sau:
Khi doanh nghiệp muốn gửi một email, hệ thống SMTP sẽ xác định địa chỉ của email đó và chuyển thông báo tới SMTP Server.
Sau đó, SMTP Server sẽ dựa vào tên miền của địa chỉ email mà bạn nhận để bắt đầu thực hiện việc trao đổi liên lạc với một DNS Server. Mục đích của thao tác này là để tìm ra tên miền gốc tại Hostname trong SMTP Server đích.
Kế tiếp, SMTP Server đầu tiên sẽ trao đổi thông tin trực tiếp với SMTP Server đích thông qua cổng 25 của TCP/IP.
Tiếp theo, máy chủ sẽ kiểm tra xem thông tin của người dùng có giống với thông tin trong email hay không. Nếu như giống, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể nhận hoặc gửi dữ liệu có dung lượng lớn qua email. Người nhận chỉ việc đợi thấy thông báo của email như thông thường.
Đối với trường hợp SMTP Server đầu tiên không thể liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp với SMTP Server đích, giao thức SMTP vẫn sẽ cung cấp các cơ chế để chuyển các thông báo thông qua một hay nhiều SMTP Server chuyển tiếp trung gian.
Server trung gian sẽ tiếp tục gửi thông báo đến server trung gian khác và cuối cùng sẽ đến server gốc. Quá trình này sẽ được thao tác liên tục cho đến khi thông báo được chuyển đi hoặc thời gian lưu giữ thông báo hết hạn.
Có nên sử dụng SMTP Gmail?
Những ưu – nhược điểm của SMTP Gmail
Ưu điểm:
SMTP Gmail được phát triển từ rất sớm và hiện đang là tiêu chuẩn sử dụng của hầu hết server mail trên thế giới
Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng định dạng NVT 7 bit ASCII
- Không có chức năng nhận thực
- Bản tin gửi đi không được mã hóa
Lợi ích của việc sử dụng SMTP Gmail
Sử dụng SMTP Gmail sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, SMTP còn mang lại những lợi ích tuyệt vời sau đây:
- Tỷ lệ thành công khi gửi email sẽ được tăng cao
- Chi phí cho Email Marketing sẽ được tối ưu hóa
- Email của bạn ít khi bị đánh dấu là spam.
Hướng dẫn cách thiết lập SMTP Gmail
Để thực hiện cấu hình SMTP, bạn cần phải làm 3 bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị những thông tin đầy đủ để thiết lập SMTP Gmail
Những thông tin cấu hình SMTP mà người dùng có thể lấy như:
- SMTP Server: smtp.gmail.com
- SMTP Username: Tên đầy đủ của tài khoản Gmail (email address), ví dụ: your mail@gmail.com
- SMTP Password: Mật khẩu Gmail của bạn.
- SMTP Port: 587
- TLS/SSL: Required.
Bước 2: Tạo mật khẩu ứng dụng Gmail
- Truy cập vào đường link https://myaccount.google.com/ và đăng nhập tài khoản gmail của bạn.
- Tiếp theo sẽ lấy mật khẩu ứng dụng → Nhấn vào ô chọn ứng dụng → Chọn mục “Khác (Tên tùy chỉnh)” → Đặt 1 cái tên bất kỳ, ví dụ điển hình như Gửi Mail SMTP.
- Cuối cùng. bạn nhấn nút “Tạo”. Lúc này, mật khẩu ứng dụng sẽ hiển thị, bạn chỉ cần lưu lại mật khẩu này là có thể sử dụng cấu hình SMTP Gmail trên website.
Bước 3: Tiến hành cài đặt plugins WP mail SMTP
Đầu tiên, bạn đến mục “Cài đặt”
Để mở trang cài đặt Plugin, bạn chọn WP Mail SMTP, sau đó chọn Other SMTP tại mục Mailer.
Sau đó, bạn điền thông số SMTP gồm:
- Mục SMTP Host: Điền smtp.gmail.com.
- Encryption: Bạn hãy dùng mã hóa và chọn nó khớp với số port mà mình dùng.
- SMTP Port: Mặc định SMTP Google đó là 465 (cho SSL và 587 cho TSL).
- Authentication: Lựa chọn On vì SMTP authentication cần được kích hoạt.
- SMTP Username: Địa chỉ tài khoản Gmail của bạn người dùng.
- SMTP Password: Mật khẩu ứng dụng Gmail bạn đã tạo được ở Bước 2
Khi đã cấu hình xong, bạn hãy click vào “Save Settings” để lưu lại cài đặt của mình.
Sau đó, tiến hành kiểm tra việc gửi mail có thành công hay không. Nếu thành công, bạn sẽ nhận được thông báo “Test HTML email was sent successfully! Please check your inbox to make sure it is delivered”.
FAQs về SMTP Gmail
Sử dụng SMTP Gmail có khắc phục ược lỗi spam không?
Có. Để tránh việc email bị liệt vào spam khi bạn muốn gửi email với số lượng lớn, bạn cần phải sử dụng SMTP Gmail.
Những lỗi nào khiến SMTP Gmail không hoạt động được?
Một số lỗi cơ bản sau sẽ khiến SMTP Gmail không thể hoạt động gồm:
- Sai mật khẩu
- Bạn quên chưa bật SMTP.
- Cần xác thực đăng nhập từ ứng dụng thứ 3
- Bạn có đang truy cập email từ vùng có múi giờ, vùng địa lý khác không?
- Chưa sử dụng đúng Port cho giao thức
SMTP có giới hạn số lượng gửi mail trong một khoảng thời gian ngắn không?
Không. Dịch vụ SMTP Gmail cho phép bạn gửi email với tốc độ cao và không giới hạn số lượng như giao thức gửi email thông thường.
Ngoài SMTP, có giao thức email nào khác nữa không?
Ngoài SMTP, người dùng vẫn còn nhiều lựa chọn giao thức email khác nữa. Ví dụ như:
- POP (Post Office Protocol): Ngược với SMTP, giao thức POP3 chỉ được dùng để nhận thư về. POP3 kết nối trên nền TCP/IP để đến máy chủ thư điện tử (sử dụng Port 110). POP3 là giao thức phổ biến nhất hiện nay.
- IMAP (Internet Message Access Protocol): IMAP là một dạng nâng cấp của POP. IMAP đặt sự kiểm soát email trên mail Server trong khi nhiệm vụ của POP là tải toàn bộ thông điệp email về client
- MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions): MIME là giao thức nhằm mục đích mở rộng thêm các định dạng dữ liệu trong thông điệp mail. Đây là ưu điểm so với việc SMTP chỉ có thể gửi dưới dạng văn bản thuần túy.
- X.400: X.400 là giao thức được ITU-T và ISO định nghĩa và đã được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Canada, X.400 cung cấp tính năng điều khiển và phân phối E-mail
Qua những chia sẻ về SMTP Gmail bên trên, hy vọng các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về giao thức SMTP để có thể tối ưu hiệu suất, tối thiểu chi phí trong thời đại mà vấn đề tối ưu chi phí được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!