Mỗi doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn khác nhau về các giải pháp cải thiện doanh thu. Trong đó, Shopper Marketing đã được nhiều chuyên gia tiếp thị ưu tiên áp dụng. Không chỉ giúp tăng trải nghiệm khách hàng, Shopper Marketing còn giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận. Vậy chính xác Shopper Marketing là gì? Vì sao chiến lược này lại mang đến nhiều lợi ích đến thế?
Giới thiệu tổng quan về Shopper Marketing
Shopper Marketing là gì?
Shopper Marketing là một chiến lược tiếp thị đặc biệt tập trung vào người mua hàng (shopper). Với chiến lược này, các Marketers sẽ lấy người mua hàng làm đối tượng mục tiêu để nghiên cứu và tiếp cận. Thông qua đó, Marketers sẽ xác định giải pháp, phương thức truyền thông phù hợp để chinh phục người mua hàng hiệu quả hơn.
Shopper Marketing có khả năng mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị nhất cho người mua hàng tiềm năng. Chiến lược này làm gia tăng mức độ hiệu quả trong việc chuyển đổi hành vi mua sắm từ người tiêu dùng. Shopper Marketing góp mặt từ khâu chọn lựa đến các quyết định mua sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng trên thị trường.
Thực hiện Shopper Marketing giống như việc bạn dùng sự hiểu biết của mình về cách thức mua hàng của người tiêu dùng và đưa ra giải pháp tiếp thị đúng đắn. Những giải pháp này có tính thực tiễn cao và mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Để thực hiện chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp cần trải qua một quá trình dài, tích lũy đầy đủ kiến thức thị trường và người tiêu dùng. Để từ đó, doanh nghiệp có thể điều hướng hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng tích cực, góp phần làm gia tăng doanh số.
Tầm quan trọng của Shopper Marketing
Đối với mọi doanh nghiệp, tăng trưởng doanh số, cải thiện lượng tiêu thụ chính là mục tiêu hàng đầu. Và Shopper Marketing chính là một trong những “chiếc chìa khóa” giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó. Chiến lược này tập trung vào việc nâng cao nhu cầu và mức độ tương tác của người tiêu dùng trên hành trình mua sắm của họ.
Áp dụng Shopper Marketing nghĩa là bạn đang phân tích hành vi của khách hàng. Đồng thời, chiến lược này còn bao gồm việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Shopper Marketing phù hợp với cả kinh doanh online lẫn truyền thống (mở cửa hàng vật lý).
Thông qua Shopper Marketing, bạn có thể thu thập những dữ liệu hữu ích từ người mua hàng. Nghiên cứu, quan sát và tiếp cận với người tiêu dùng chính là “chất liệu” giúp bạn xây dựng nền tảng cho chiến lược của bạn.
Đối với phương thức kinh doanh truyền thống, bạn có thể theo dõi hành vi của người mua trước khi họ bước vào cửa hàng. Đồng thời, bạn nên chú ý xem sản phẩm nào khiến người tiêu dùng dừng lại, xem xét và lấy ra hoặc đặt lại vào kệ.
Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi và phân tích những sản phẩm mà người tiêu dùng thường mua và hiếm khi mua. Nghiên cứu hành trình mua sắm giúp bạn xác định được thời gian người tiêu dùng chuyển đổi thành người mua.
Ngoài ra, bạn có thể xem xét lại kỹ năng bán hàng, cách giao tiếp của nhân viên trong quá trình tiếp cận với người tiêu dùng hoặc mong muốn của người tiêu dùng về giá. Toàn bộ những dữ liệu này sẽ mang đến cho bạn một “bức tranh” rõ ràng về người tại thời điểm mua hàng. Thông qua đó, bạn có thể nâng cao trải nghiệm của người mua và cải thiện doanh số.
Thực hiện Shopper Marketing bằng cách nào?
Tăng mức độ hiển thị
Để thu hút người tiêu dùng, bạn có thể đặt và trưng bày các bảng hiệu, banners và tờ rơi ở cửa hàng của mình. Trên thực tế, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi mua sắm.
Chẳng hạn như khi thấy một cửa hàng sang trọng, không phải người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng bước vào. Vì vậy, bạn có thể cung cấp thông tin bên ngoài cửa hàng như sản phẩm, mức giá, chương trình khuyến mại,…, để người tiêu dùng yên tâm hơn.
Cung cấp các bản dùng thử
Đây cũng là một giải pháp rất hữu hiệu khi thực hiện chiến lược Shopper Marketing. Nhiều người thường có xu hướng xem qua hoặc dùng thử các bản demo trước khi quyết định mua hàng.
Bằng cách cung cấp những sản phẩm dùng thử miễn phí, bạn có thể chinh phục người tiêu dùng từ giây phút đầu tiên. Cách thức này phù hợp với những cửa hàng nhỏ, vừa khai trương và mong muốn nhiều người biết đến.
Đầu tư không gian xung quanh cửa hàng
Bạn nghĩ sao khi bước vào một không gian mua sắm tràn ngập mùi hương thơm mát và nghe chút nhạc “chill chill”? Việc cải thiện môi trường, không gian cũng là “gia vị” làm tăng trải nghiệm và cảm xúc mua sắm của người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu của Bisinesswire, hơn 90% người tiêu dùng sẽ tiếp tục quay lại cửa hàng có mùi hương thơm mát, hình ảnh sống động và âm nhạc du dương.
Tăng cường tiếp thị truyền thông xã hội
Smartphone hiện đã trở thành “vật bất ly thân” đối với người dùng công nghệ. Tại bất kỳ thời điểm nào, người dùng đều có thể lướt mạng xã hội. Vì vậy, bạn nên đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo, tiếp thị trên các nền tảng trực tuyến. Để phương thức tiếp thị này hiệu quả, bạn nên hướng đến các đối tượng mục tiêu bằng cách phân tích và nghiên cứu nhân khẩu học.
Shopper Marketing ứng dụng vào thực tiễn như thế nào?
Starbucks
Starbucks được biết đến như một thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới. Để thực hiện chiến lược Shopper Marketing, Starbucks đã xây dựng một ứng dụng di động riêng cho mình.
Khách hàng có thể thanh toán và giao dịch qua ứng dụng để hưởng những ưu đãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, khi sử dụng ứng dụng, người tiêu dùng sẽ nhận được các thông tin về sản phẩm mới và các chương trình khuyến mại sớm nhất.
Maxwell
Ngay sau khi tung ra máy pha cà phê mới, Maxwell bắt đầu chiến dịch Shopper Marketing ở quy mô lớn hơn. Thương hiệu đã tăng hơn 2 triệu phiếu giảm giá và cốc mẫu cho người tiêu dùng tại 8400 cửa hàng trên cả nước. Đây chính là khoản đầu tư tuyệt vời với tỷ lệ thu hồi phiếu mua hàng cao nhất ở mọi thời đại.
Target
Siêu thị bán lẻ hạng sang Target đã thay đổi phong cách thiết kế và bài trí cửa hàng trước khi mở bán quần áo trẻ em. Thương hiệu nhận định rằng các bà mẹ thường rất chú trọng giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ tã sang quần tập. Vì vậy, thương hiệu đã đặt quần tập ở lối đi của trẻ nhằm nhấn mạnh sự chuyển đổi trong từng giai đoạn của trẻ nhỏ.
Kết luận
Shopper Marketing là một chiến lược tiếp thị hữu hiệu giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng, mang lại giá trị to lớn cho các hoạt động của mình. Dù mang lại hiệu quả cao nhưng chiến lược này cũng không hề đơn giản. Vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu người tiêu dùng để xây dựng nền tảng bền vững hơn.
Những câu hỏi thường gặp
Kênh khai thác chủ yếu của Shopper Marketing là gì?
Shopper Marketing thường tập trung vào các kênh bán hàng như hệ thống phân phối, hoạt động phát triển và kích hoạt tại điểm bán hàng.
Shopper Marketing có làm thay đổi hành vi của người mua hàng không?
Tất nhiên là có! Thực hiện chiến lược Shopper Marketing sẽ tạo ra những tác động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Shopper Marketing tạo ra giá trị gì cho doanh nghiệp
Khi ứng dụng chiến lược Shopper Marketing, doanh nghiệp sẽ:
- Tác động tích cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
- Cải thiện doanh số, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.
Shopper Marketing và Consumer Marketing khác nhau như thế nào?
- Shopper Marketing: Phát triển chiến lược tiếp thị thông qua việc sử dụng dữ liệu của người mua hàng tại thời điểm bán hàng.
- Consumer Marketing: Phát triển chiến lược tiếp thị qua mức độ nhận diện thương hiệu nhằm thu hút và gia tăng doanh số.