Khi làm quen với Java hay một số ngôn ngữ bậc cao khác, bạn sẽ luôn thấy sự xuất hiện của các bộ SDK trong quá trình cài đặt để việc lập trình trở nên đơn giản hơn. Nhưng “sự đơn giản hơn” đến từ đâu? SDK là gì mà có thể đem đến sự thuận lợi trong việc lập trình? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài viết nhé!
Giới thiệu tổng quan về SDK
SDK là gì?
Đây là viết tắt của cụm từ “Software Development Kit“, tạm dịch là Bộ công cụ phát triển phần mềm. Thuật ngữ này được Microsoft, Sun Microsystems và một số công ty khác sử dụng. SDK bao gồm một hoặc nhiều API, programming tools, documentation và một số thứ cần thiết khác để có thể tạo ra các ứng dụng cho các gói phần mềm hoặc các nền tảng thông qua một ngôn ngữ lập trình nào đó như (Java, C#, C++, Objective-C, …).
Hiểu đơn giản, SDK là một tập hợp các công cụ và chương trình phần mềm được các nhà phát triển (developer) sử dụng để tạo các ứng dụng cho các nền tảng cụ thể. Những công cụ này bao gồm:
- Thư viện
- Tài liệu
- Mẫu mã
- Quy trình
- Hướng dẫn
Và những công cụ này nhằm để developer có thể sử dụng và tích hợp vào các ứng dụng của riêng họ.
SDK thường bao gồm các thành phần sau:
- Công cụ phát triển: Đây là các chương trình và tiện ích giúp lập trình viên tạo ra, biên dịch, gỡ lỗi và kiểm tra mã nguồn. Công cụ này thường bao gồm trình biên dịch, trình biên dịch nâng cao (compiler), bộ gỡ lỗi (debugger), và các tiện ích liên quan.
- Thư viện: SDK cung cấp các thư viện mã nguồn mở hoặc thương mại mà lập trình viên có thể sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Thư viện có thể bao gồm mã đã được viết trước để thực hiện các chức năng nhất định, từ việc xử lý dữ liệu đến tương tác mạng.
- Tài liệu: Để giúp lập trình viên hiểu cách sử dụng các thành phần của SDK, tài liệu chi tiết về cách sử dụng các chức năng, lớp và phương thức được cung cấp. Tài liệu này thường bao gồm hướng dẫn, ví dụ mã nguồn và thông tin kỹ thuật.
- Ví dụ mã nguồn: SDK thường đi kèm với các ví dụ mã nguồn để minh họa cách sử dụng các chức năng và thư viện trong ứng dụng thực tế. Điều này giúp lập trình viên nắm bắt cách tích hợp và sử dụng các phần của SDK trong dự án của họ.
SDK do các nhà cung cấp nền tảng hoặc hệ thống phát triển, như các hãng công nghệ. Nhiệm vụ của SDK là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ứng dụng trên nền tảng của họ. Chẳng hạn, Android SDK do Google cung cấp được dùng để phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android, iOS SDK do Apple cung cấp được dùng để phát triển ứng dụng trên các thiết bị iOS.
SDK có những loại nào?
- Android SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng trên nền tảng Android
- Windows SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng chạy trên nền tảng Windows
- Java SDK: JDK là một tập con mở rộng của SDK. Hoặc bạn có thể hiểu, JDK là SDK for Java hoặc Java SDK. Đây là các công cụ hữu ích để xây dựng và phát triển các Applications, Applets và Components. Chúng được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java (không dùng C, C++, …) và chạy trên nền tảng Java.
- Bộ công cụ SDK VMware: được dùng để tích hợp với nền tảng VMware (cho phép ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây).
- Bộ công cụ SDK Bắc Âu: được dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây.
Cả JDK là SDK đều cộng đồng developer sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường.
So sánh giữa API và SDK
Để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình trao đổi về các thuật ngữ chuyên môn, hay để bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa API và SDK, Tino Group sẽ chỉ ra một số điểm khác nhau cơ bản nhé!
API (Application Programming Interface) tạm dịch: giao diện lập trình ứng dụng, là một phần mềm trung gian giúp các chương trình, ứng dụng, phần mềm có thể tương tác với nhau một cách thuận tiện hơn.
Ví dụ: thay vì bạn phải phát triển một ứng dụng nhỏ để xử lý việc giao hàng, bạn có thể sử dụng API của các nhà giao hàng như: Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm để kết nối vào ứng dụng, website của mình.
SDK (Software Development Kit) tạm dịch: Bộ công cụ phát triển phần mềm, đây là tập hợp rất nhiều thứ cần thiết thành một bộ công cụ dùng để xây dựng và phát triển phần mềm.
Điển hình nhất cho SDK là bộ Java SDK dùng để phát triển các phần mềm ngôn ngữ Java đấy!
Sử dụng SDK mang đến cho người dùng lợi ích gì?
Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Bộ công cụ SDK có thể tích hợp với các nền tảng, hệ điều hành và những phần mềm đi kèm nhanh chóng. Do đó, nếu bạn thực hiện nhiều giao dịch cùng lúc, SDK sẽ tăng tốc toàn bộ chu kỳ giao dịch, rút ngắn chu kỳ bán hàng.
Triển khai nhanh chóng
Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tăng tốc độ triển khai ứng dụng lên đáng kể.
Mở rộng phạm vi của sản phẩm/ứng dụng
SDK sẽ giúp ứng dụng của bạn sẽ được tiếp xúc, tương tác rộng rãi với những ứng dụng/phần mềm khác. Phạm vi ảnh hưởng tăng lên, độ nhận biết thương hiệu cũng tăng lên. Hình ảnh sản phẩm và thương hiệu sẽ lan tỏa rộng hơn, tăng độ uy tín thương hiệu với khách hàng.
Kiểm soát thương hiệu tốt
SDK cho phép điều chỉnh cách thức ứng dụng hiển thị trên các phần mềm tương tác. Từ đó, bạn có thể kiểm soát thương hiệu tốt hơn, giảm thiểu rủi ro.
Tiêu chuẩn của một SDK chất lượng
Để có thể đánh giá một bộ SDK có chất lượng hay không, chúng ta sẽ cần phải xem xét một số tiêu chí, tiêu chuẩn như sau:
- Dễ dàng được sử dụng bởi các nhà phát triển khác.
- Có tài liệu hướng dẫn chi tiết để giải thích về mục đích, cách thức hoạt động,… của các đoạn mã code.
- Cung cấp đầy đủ chức năng tăng cường giá trị sử dụng của các ứng dụng khác.
- Có khả năng tích hợp tốt khi sử dụng với các SDK khác.
- Không gây ảnh hưởng xấu đến CPU, pin hoặc mức độ tiêu hao năng lượng của thiết bị sử dụng.
Một số ví dụ về các SDK phổ biến
Android SDK
Android SDK là bộ công cụ phát triển được cung cấp bởi Google để hỗ trợ việc phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android. Đây là một ví dụ điển hình về cách một SDK có thể giúp lập trình viên tạo ra các ứng dụng tùy chỉnh cho môi trường Android.
Giả sử bạn là một lập trình viên đang muốn phát triển một ứng dụng ghi chú cho các thiết bị Android. Thay vì phải xây dựng mọi thứ từ đầu, bạn có thể sử dụng Android SDK để tận dụng các công cụ và thư viện có sẵn.
Các thành phần chính của Android SDK:
- Android Studio: Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) giúp bạn viết mã, biên dịch và gỡ lỗi ứng dụng.
- Android Emulator: Một máy ảo Android cho phép bạn kiểm tra ứng dụng của mình trên nhiều thiết bị ảo khác nhau.
- Thư viện Android: Bao gồm các thư viện chia sẻ chung như UI, giao tiếp mạng, quản lý dữ liệu, và nhiều chức năng khác.
- Tài liệu hướng dẫn: Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng các chức năng và thư viện thông qua tài liệu hướng dẫn chi tiết.
iOS SDK
iOS SDK là bộ công cụ phát triển do Apple cung cấp, hỗ trợ việc phát triển ứng dụng trên các thiết bị iOS như iPhone và iPad. SDK này giúp lập trình viên tạo ra những ứng dụng đẹp và tương thích trên nền tảng iOS.
Giả sử bạn muốn phát triển một ứng dụng để theo dõi thời tiết cho các thiết bị iOS. Sử dụng iOS SDK, bạn có thể nhanh chóng triển khai ứng dụng của mình mà không cần phải lo lắng về các chi tiết kỹ thuật phức tạp.
Các thành phần chính của iOS SDK:
- Xcode: Một IDE cho phép bạn tạo và chỉnh sửa mã nguồn, thiết kế giao diện người dùng, và kiểm tra ứng dụng trên máy ảo hoặc thiết bị thực.
- Interface Builder: Một công cụ giúp bạn thiết kế giao diện người dùng của ứng dụng một cách trực quan.
- Thư viện UIKit: Chứa các thành phần giao diện người dùng như nút, danh sách và cửa sổ pop-up.
- Thư viện Foundation: Cung cấp các chức năng cơ bản như xử lý dữ liệu, quản lý tập tin và giao tiếp mạng.
- Tài liệu hướng dẫn: Tài liệu chi tiết về cách sử dụng các chức năng và thư viện của iOS SDK.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về SDK là gì cũng như lợi ích SDK mang lại cho người dùng ra sao rồi đấy! Tino Group hi vọng rằng bạn sẽ có thể tận dụng khả năng của những bộ SDK và đưa hết “tin hoa” này vào trong phần mềm của mình. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp về SDK
Facebook SDK là gì?
Do Facebook có đến hơn 1,5 tỷ người dùng. Vì thế, họ cũng tự phát triển cho riêng mình một bộ SDK nhằm hỗ trợ các lập trình viên, các doanh nghiệp khác có thể khai thác tốt hơn nền tảng của họ.
Có thể làm gì với Facebook SDK?
Với bộ Facebook SDK, Facebook, bạn có thể sử dụng, thực hiện được rất nhiều tính năng khác nhau. Nhưng một số tính năng phổ biến người ta thường sử dụng bao gồm:
- Đăng nhập bằng tài khoản Facebook.
- Chia sẻ ứng dụng lên Facebook.
- Gửi lời mời bạn bè sử dụng ứng dụng.
- Hiển thị các mẫu quảng cáo của Facebook.
Tìm hiểu thêm về Android SDK ở đâu?
Nếu bạn quan tâm đến việc lập trình mobile nói chung và Android nói riêng, trang web chính thức của Android Studio sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn; cũng như có thể tìm hiểu và tải đúng phiên bản cần thiết đấy!
iOS có bộ SDK không?
Có. iOS có bộ SDK cho riêng mình hỗ trợ các nhà phát triển có thể viết code không giới hạn độ dài trên nền tảng iOS bằng ngôn ngữ Swift nhưng vẫn chạy một cách mượt mà nhất có thể.