Để phát triển thành công dự án, bạn cần một quy vận hành chất lượng, hệ thống các công cụ hỗ trợ tiềm năng. Vậy đâu là quy trình hoạt động đúng chuẩn, hiệu quả? Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu đến bạn một Scrum – Bộ khung làm việc lý tưởng cho mọi dự án phát triển.
Giới thiệu về Scrum
Scrum là gì?
Scrum được biết đến là một bộ khung làm việc cơ bản, trong đó con người có thể xác định những vấn đề thích nghi phức hợp nhưng vẫn đảm bảo năng suất hoạt động và sáng tạo để chuyển giao các sản phẩm có giá trị cao nhất.
Về cơ bản, Scrum được sử dụng để quản lý việc phát triển sản phẩm và các công việc chuyên môn khác. Sở hữu Scrum, các đội ngũ xây dựng phần mềm có thể thiết lập nên giải thiết về cách thức hoạt động, thử nghiệm, đối chiếu kinh nghiệm và tiến hành điều chỉnh mọi thứ sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, Scrum còn được sử dụng như một nền tảng tổ chức công việc, từ việc quản trị dự án linh hoạt cho đến phát triển sản phẩm, thực hiện các chiến lược marketing, tổ chức dạy học, sản xuất ô tô module hóa và hàng loạt công việc cá nhân đa dạng khác.
Đặc điểm của Scrum
Scrum không phải là một phương pháp (Method), quy trình hay một kỹ thuật cụ thể để xây dựng sản phẩm. Thực chất, Scrum là một framework cho phép bạn sử dụng nhiều quy trình và kỹ thuật khác nhau dễ dàng. Nhờ có Scrum, bạn có thể đo lường mức độ hiệu quả của công tác quản lý và phát triển sản phẩm, từ đó cho phép bạn cải tiến chúng tốt hơn.
Scrum bao gồm các nhóm Scrum với các vai trò, sự kiện, tạo tác và các quy tắc liên quan của chúng được phân chia rõ ràng. Mỗi thành phần trong khung làm việc Scrum sẽ phục vụ một mục đích rõ ràng và trở thành nòng cốt trong việc sử dụng, tạo nên thành công của Scrum.
Mối quan hệ giữa Scrum và Agile
Scrum và Agile thường bị nhầm lẫn là một, bởi Scrum tập trung vào sự cải tiến liên tục và đây cũng là nguyên tắc cốt lõi của Agile. Tuy nhiên, để phân biệt một cách đơn giản, Scrum là bộ khung quy trình mà mọi người có thể ứng dụng vào công việc, còn Agile lại là một mindset, mô hình tư duy.
Trong một dự án, Agile đảm nhận nhiệm vụ phân nhỏ các đầu việc, xem xét, đánh giá cũng như điều chỉnh kế hoạch thường xuyên. Còn Scrum là một quy trình hoạt động theo mô hình Agile đã đặt ra, hỗ trợ đội ngũ phát triển tạo ra những giá trị bằng cách đưa ra những giải pháp tối ưu, linh hoạt trước một vấn đề phức tạp.
Vào năm 1986, thuật ngữ Scrum chính thức được ra đời khi được hai chuyên gia kinh doanh Hirotaka Takeuchi và Ikujiro Nonaka sử dụng trong bài viết đăng trên tạp chí Harvard Business Review. Đến năm 1993, Jeff Sutherland chính thức khởi xướng dự án Scrum đầu tiên và từ đây cái tên Scrum được thiết lập thành một khuôn khổ vững chắc.
Hiện tại, Scrum là một trong những quy trình Agile được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, phương pháp Agile còn được ứng dụng linh hoạt cho mọi ngành nghề, ví dụ như công nghiệp ô tô, quân đội.
Scrum mang lại lợi ích gì cho việc phát triển phần mềm hiện nay?
Sự có mặt của Scrum giúp cho những dự án phát triển phần mềm lượt bỏ những công đoạn phức tạp, hướng đến những công việc quan trọng nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng đưa ra. Để tạo nên quy trình Scrum hoàn hảo không thể thiếu ba yếu tố cốt lõi là: tính minh bạch, thanh tra và thích nghi.
3 yếu tố cốt lõi của Scrum
Tính minh bạch
Để áp dụng Scrum thành công, những thông tin liên quan đến quá trình phải luôn được công khai rõ ràng, minh bạch và thông suốt. Đó có thể là tầm nhìn của sản phẩm, yêu cầu từ khách hàng, tiến độ công việc, những hạn chế, rào cản trong dự án,… Từ đó, các thành viên ở từng vai trò khác nhau nhưng đều nắm rõ đầy đủ thông tin cần thiết, giúp đưa ra những quyết định phù hợp, nâng cao hiệu quả công việc.
Hoạt động thanh tra
Thanh tra ở đây là bộ phận quản lý dự án phải thường xuyên kiểm tra các hoạt động trong Scrum cũng như tiến độ thực hiện để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những bất thường, rủi ro xảy ra. Tần suất thanh tra không nên quá dày đặt để tránh ảnh hưởng đến công việc. Đặc biệt, hoạt động này cần thực hiện bởi những người có năng lực tại các điểm quan trọng trong công việc để giúp quy trình Scrum luôn diễn ra tốt nhất.
Khả năng thích nghi
Scrum nổi bật có tính linh hoạt cao, nhờ đó mang lại khả năng thích nghi khá tốt. Dựa vào các thông tin liên tục và minh bạch từ hoạt động thanh tra, Scrum có thể vận hành và cải tiến tích cực, mang đến thành công cho dự án.’
Lợi ích nổi bật của Scrum
- Cải thiện chất lượng phần mềm một cách hiệu quả.
- Rút ngắn thời gian phát hành phần mềm, mang đến những trải nghiệm sử dụng sản phẩm nhanh chóng và chất lượng cho khách hàng.
- Thúc đẩy tinh thần đồng đội, tối ưu hóa hiệu quả và nỗ lực của nhóm phát triển.
- Gia tăng tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI).
- Tạo độ tin cậy, hài lòng của khách hàng.
- Kiểm soát tiến độ của dự án tốt, liên tục cải tiến và hạn chế rủi ro không mong muốn khi xây dựng sản phẩm.
3 vai trò cố định trong quy trình Scrum
Trong Scrum, 3 vai trò cố định không thể thiếu chính là Product Owner, Scrum Master và Develop Team. Thực chất, 3 vai trò này thể hiện trách nhiệm chính của những người trong nhóm Scrum chứ không phải là chức danh, cấp bậc gì của họ.
Product Owner – Chủ sản phẩm
Thông thường, Product Owner sẽ đại diện cho những bên liên quan, đảm bảo trách nhiệm rằng: Develop Team sẽ mang lại giá trị kinh doanh hữu ích, sự thành công của dự án cho doanh nghiệp. Product Owner tập trung vào những khía cạnh kinh doanh của dự án, sau đó liên lạc đến các bên liên quan mà không trực tiếp chỉ đạo, phụ trách về mặt kỹ thuật.
Về cơ bản, Product Owner là những người đặt ra các hạng mục ưu tiên, định hướng phát triển sản phẩm theo đúng hướng và cân bằng nhu cầu của những bên liên quan đến dự án. Trách nhiệm của họ được xem là quản lý backlog của Scrum, quản lý việc phát hành cũng như chịu trách nhiệm với các bên liên quan.
Scrum Master – Người điều hành Scrum
Nhiệm vụ của Scrum Master là đảm bảo cho Scrum tuân thủ đúng quy trình, chịu trách nhiệm loại bỏ những trở ngại cũng như phiền nhiễu ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của đội ngũ phát triển.
Scrum Master tập trung vào các yếu tố: minh bạch, chủ nghĩa kinh nghiệm, sự tự tổ chức và các giá trị. Trong quy trình Scrum, Scrum Master có nhiệm vụ chính là
- Giúp Product Owner quản lý Product Backlog.
- Hỗ trợ Develop Team xác định các hạng mục công việc cần hoàn thành.
- Hướng dẫn đào tạo về Scrum và Agile.
- Hỗ trợ các hoạt động của nhóm được diễn ra suôn sẻ, duy trì những tạo tác cung cấp phản hồi đến các bên liên quan.
Develop Team – Nhóm phát triển
Develop Team hay còn gọi là Developers. Nhiệm vụ chính của họ là phát triển dự án và thực hiện các công việc liên quan khác. Trong Scrum, Develop Team đóng vai trò quan trọng, có thể tham gia vào mọi quy trình của dự án. Ngoài ra, các thành viên trong Team đều có khả năng hỗ trợ, thay thế vị trí của nhau và không ai chuyên trách phát triển một hoặc một số tính năng nhất định.
Nhóm phát triển phải có khả năng tự tổ chức để đưa ra quyết định hoàn thành công và những giải pháp khắc phục sự cố kịp thời, hiệu quả. Develop Team sẽ chuyển giao công việc thông qua Sprint và liên tục hội họp, liên hệ nhau để đảm bảo cập nhật mọi thông tin một cách minh bạch cho cả quá trình, giúp cho việc kiểm tra và điều chỉnh công việc sao cho hiệu quả hơn.
Trên đây là thông tin về “Scrum là gì?” và vai trò quan trọng của Scrum trong hành trình phát triển phần mềm tại các doanh nghiệp hiện nay. Có lẽ qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về bộ khung quy trình làm việc này cũng như cách vận dụng Scrum vào công việc hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Scrum
Những công cụ nào được sử dụng quản lý dự án theo Agile?
- Trello.
- JIRA.
- Asana.
Những doanh nghiệp nào đã ứng dụng Scrum thành công?
Sử dụng Scrum có phải trả phí không?
Câu trả lời: Không. Scrum không phải là một phần mềm trả phí mà là một bộ khung làm việc giúp đội ngũ phối hợp làm việc cùng nhau, đặc biệt trong phát triển phần mềm. Dù doanh nghiệp của bạn đang xây dựng một sản phẩm lớn hay một trang web cho hệ thống phức tạp,.. Scrum sẽ hỗ trợ bạn thay đổi, cải tiến mọi thứ tốt hơn, giảm thiểu rủi ro, từ đó gia tăng cơ hội phát triển sản phẩm tốt nhất.
Scrum dành cho những ai?
Hiện nay, Scrum là bộ khung làm việc được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc phát triển phần mềm tại các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu. Bất kỳ đơn vị doanh nghiệp nào sở hữu những dự án, sản phẩm phức tạp đều có thể sử dụng Scrum để đạt được hiệu quả tốt nhất.