Thừa hưởng những ưu điểm của ngôn ngữ lập trình Java và tích hợp một số tính năng nổi bật của ngôn ngữ lập trình hàm, Scala trở thành một ngôn ngữ lập trình bậc cao được đông đảo lập trình viên và doanh nghiệp trên toàn cầu ưa chuộng.
Giới thiệu về Scala
Scala là gì?
Scala là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Scalable”, tạm dịch: ngôn ngữ có khả năng mở rộng. Đây được xem là một loại ngôn ngữ lập trình Server bậc cao được ưa chuộng trên toàn cầu.
Về cơ bản, Scala là một ngôn ngữ máy tính được thiết lập để hỗ trợ cho cả hai phong cách lập trình đối tượng và chức năng với quy mô lớn. Ngôn ngữ lập trình này phát triển và được sử dụng cho cả chức năng lập trình lẫn các hệ thống tĩnh mạch nằm trong phần mềm
Hiện tại, Scala được chạy trên nền máy ảo Java và khá tương thích với các chương trình của Java. Bên cạnh đó, Scala cũng có thể hoạt động trên nền tảng Android hay .NET, tuy nhiên chưa được ổn định.
Lịch sử hình thành ngôn ngữ Scala
Năm 2001, ngôn ngữ lập trình Scala được thiết kế bởi Martin Odersky – nhà khoa học máy tính người Đức. Khi ông làm việc tại Funnel, Scala tiếp tục được phát triển, tích hợp nhiều ý tưởng về lập trình hàm và mạng Petri.
Vào cuối năm 2003 và đầu năm 2004, Odersky kết hợp cùng Generic Java và Javac, trình biên dịch Sun’s Java, ngôn ngữ Scala chính thức ra mắt thị trường với những bản đầu tiên. Đến tháng 06 năm 2004, ông tiếp tục giới thiệu Scala trên nền Java và .NET. Và phiên bản Scala 2.0 có mặt vào tháng 03 năm 2006.
Những từ khóa liên quan đến ngôn ngữ lập trình Scala
- Object: Lập trình viên thường sử dụng dụng một Class chung để có thể tạo ra một Object với các tính chất và hành động riêng biệt.
- Class: đây là một trong các thiết kế có thể tạo ra được tính chất và hành động. Mỗi Class sẽ có những tính chất và hành động đặc trưng riêng, khác biệt.
- Method: Đây là từ khóa chỉ các hành động có thể thực hiện Input hoặc Output.
- Field: Trong mỗi Class sẽ có một vài Variables tách biệt, tương ứng cho các tính chất của một Object. Khi đó, người ta gọi những Variables của Object chính là Field. Bạn có thể đặt giá trị riêng cho mỗi Fields.
- Closure: Đây là một trong những hành động sử dụng Input Variable từ bên ngoài để kết nối ra Output.
- Traits: từ khóa này dùng để định nghĩa cho các loại Object thông qua những Method đặc trưng nhất.
Ngôn ngữ lập trình Scala phát triển như thế nào?
Sau một thời gian đưa vào sử dụng chính thức, Scala đã có những bước tăng trưởng vô cùng vượt trội và ngày một phát triển, nâng cao tính năng hiện đại hơn nữa. Điều này thể hiện rất rõ qua những con số cụ thể khi nhắc đến ngôn ngữ lập trình Scala như sau:
- Theo khảo sát của JAXenter cho rằng: Trong vòng 2 năm, ngôn ngữ lập trình Scala đã sở hữu hơn 48% lập trình viên mong muốn được học tập và làm việc cùng.
- Scala cũng được trình bày trong báo cáo thống kê của Stack – Over Overflow: ngôn ngữ luôn được xếp hạng cao trong các cuộc thi khảo sát về thu nhập. Đây cũng là ngôn ngữ lập trình lọt vào top 10 loại ngôn ngữ tốt nhất trên toàn thế giới.
- Hay một số thống kê gần đây thu thấp rằng: có rất nhiều công ty lớn đã không ngần ngại triển khai ngôn ngữ Scala trong dự án và kiến trúc của họ.
- Nhiều năm qua, ngôn ngữ lập trình Scala đã tạo được một phân khúc riêng biệt giúp mang lại năng suất cao trong xây dựng lập trình.
Đánh giá ưu – nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Scala
Ưu điểm
- Sự xuất hiện của ngôn ngữ Scala đã xóa bỏ những cấu trúc phức tạp trong hệ sinh thái .NET hoặc Java giúp các lập trình viên dễ dàng phát triển, xây dựng web.
- Ngôn ngữ lập trình Scala ngắn gọn, súc tích nên người dùng dễ dàng đọc và hiểu được ngôn ngữ.
- Scala hỗ trợ quy trình viết Code của bạn diễn ra nhanh chóng, quá trình maintain trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, các lập trình viên có thể giảm thiểu kích thước của Code xuống ít nhất khoảng 2 đến 3 lần so với Java.
- Ngôn ngữ được trang bị các hệ thống phát hiện lỗi sai cực kỳ chính xác, giúp bạn tránh được những sai sót, trục trặc có thể xảy ra với ứng dụng tại thời điểm biên dịch.
- Scala có thể nâng cấp, mở rộng cao và cung cấp cho các lập trình viên một loạt các ngôn ngữ máy độc đáo, dễ dàng thêm chúng vào thư viện. Nhờ vậy, hoạt động lập trình của bạn nhanh chóng và an toàn khi dựa vào thư viện hàm có sẵn.
- Hỗ trợ hầu hết các đặc tính OOP, FP, Highly Functional.
- Scala giúp cho quá trình lập trình diễn ra song song và tốt hơn, hiệu suất cao, cú pháp linh hoạt.
Nhược điểm
Khả năng tương thích ngược còn kém: Khi bạn cập nhật lên phiên bản mới nhất của Scala, bạn nên cẩn thận trong việc thay đổi tên cho các Package, Class, Method, Function. Bởi vì, ngôn ngữ Scala sau mỗi lần cập nhật Version mới sẽ khó nhận diện các yếu tố thuộc Version cũ, bắt buộc bạn phải đổi tên phù hợp.
Ngôn ngữ lập trình Scala có thể ứng dụng ở đâu?
Sau nhiều cải tiến từ những ngôn ngữ lập trình đã có, sự ra đời của Scala mang lại rất nhiều lợi ích nổi bật và hiệu quả cho các lập trình viên. Đặc biệt nhất là sự ngắn gọn, súc tích của ngôn ngữ lập trình này, bạn không phải mất quá nhiều thời gian để viết Code như trước đây khi sử dụng Java. Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình Scala còn tích hợp API mạnh mẽ để có thể sử dụng linh hoạt với mọi môi trường, tạo ra các sản phẩm đa dạng trong lập trình ứng dụng. Hiện nay, những ứng dụng cụ thể, tối ưu được triển khai từ Scala có thể liệt kê như sau:
- Scala ứng dụng trong quá trình viết Code cho các ứng dụng web. Bạn có thể viết Code cho Scala một cách dễ đọc hoặc khó hiểu tùy thuộc vào mỗi cách viết. Bởi, ngôn ngữ lập trình này cho phép bạn có thể viết một đoạn Code theo nhiều cách khác nhau.
- Những ứng dụng làm việc đều tương thích với dữ liệu truyền phát.
- Các ứng dụng sẽ được lập trình song song và đồng thời phân tích tốt hơn.
- Quan trọng khi phân tích dữ liệu với Apache Spark.
Làm thế nào để sử dụng ngôn ngữ Scala hiệu quả?
Mỗi lập trình viên sẽ có những cách thiết lập ứng dụng riêng, tuy nhiên khi đã sử dụng Scala vào quá trình làm việc thì bạn phải tuân thủ các quy định cơ bản của ngôn ngữ để việc lập trình hay học tập dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau đây là một số quy định tối thiết bạn cần nắm để sử dụng ngôn ngữ Scala đạt chất lượng cao:
- Cách viết chữ in hoa và chữ thường trong ngôn ngữ Scala sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau.
- Tên Class bắt buộc phải viết in hoa và viết dính liền nhau.
- Tên Method được phép trình bày dạng chữ thường.
- Tên file của chương trình cần đồng nhất với tên file của bản thô. Bạn nên lưu file bằng bên của một Object để có thể bao hàm được toàn bộ các Code hiện hữu bên trong file.
- def main (args: Array[String]): những Method cần thiết sẽ đảm bảo cho chương trình được viết bằng ngôn ngữ Scala và những dòng Code này đều triển khai từ những Method Main này.
- Dấu ‘’;’’ nên sử dụng trong trường hợp có quá nhiều dòng lệnh hiển thị trên cùng một dòng, còn lại bạn không nhất thiết phải sử dụng dấu này.
Bạn thấy đấy, Scala đang dần trở thành ngôn ngữ lập trình chủ chốt được hàng loạt các lập trình viên nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều ưu ái sử dụng trong quá trình thiết lập ứng dụng của họ. Trong tương lai, Scala hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn nữa với các tính năng ưu việt hơn và dần thay thế vị trí của ngôn ngữ Java.
Có lẽ bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về “Scala là gì?” và những tiềm năng của ngôn ngữ lập trình rồi phải không? Nếu bạn đang có dự định theo đuổi lĩnh vực lập trình thì ngôn ngữ Scala rất lý tưởng để bạn đầu tư đấy. Chúc các bạn thành công!
FAQs về Scala
Sử dụng ngôn ngữ Scala có tốn phí không?
Ngôn ngữ Scala hoàn toàn miễn phí cho người dùng trên đa phương tiện. Hiện nay, Scala hỗ trợ trên hệ điều hành iOS, Android, Windows.
Scala có phải là Platform không?
Câu trả lời: Không. Scala là một ngôn ngữ lập trình hỗ trợ ở cả OOP và Functional Programming.
Những phương pháp nào được đưa vào Scala?
Scala được phát triển để mang đến một ngôn ngữ lập trình ưu việt cho các lập trình viên. Một số phương pháp và cấu trúc được đầu tư vào Scala có thể kể đến như: Case Classes giúp bạn dễ dàng tạo lập các Class mà không thay đổi trong Scala, val với độ bất biến ở mức cao nhất, tốt hơn nhiều so với ngôn ngữ Java.
Học ngôn ngữ lập trình Scala có khó không?
Scala được xem là ngôn ngữ lập trình đa mô hình, tương đối dễ học và theo đuổi. Ngoài ra, Scala sở hữu rất nhiều tiềm năng mang đến cơ hội việc làm khá cao cho bạn. Do đó, nếu có dự định học ngôn ngữ Scala thì bạn nên suy nghĩ thật kỹ và đầu tư hết mình để đạt được kết quả mong muốn.