Khi nhắc đến các phương pháp marketing truyền thống, chúng ta không thể không nhắc tới hoạt động Sampling – một hình thức tiếp thị thu thập ý kiến người tiêu dùng. Vậy Sampling là gì? Quy trình thực hiện Sampling như thế nào?
Giới thiệu về Sampling
Sampling là gì?
Sampling không có một định nghĩa cụ thể nào cả. Sampling được xem như là một hình thức marketing truyền thống với mục đích thu thập ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm thông qua việc cung cấp sản phẩm dùng thử đến tận tay người tiêu dùng.
Phương pháp Sampling được áp dụng khi doanh nghiệp có một sản phẩm mới vừa ra mắt thị trường hoặc những sản phẩm vừa sản xuất, vẫn chưa ra mắt thị trường.
Trong trường hợp trên, Sampling là một biện pháp marketing hiệu quả. Nhờ Sampling doanh nghiệp vừa có thể quảng cáo sản phẩm vừa có thể thu hồi đánh giá của khách hàng. Từ đó, họ có thể đưa ra những hoạch định trong chiến lược marketing một cách hiệu quả hơn
Hoạt động Sampling mang lại những lợi ích gì?
- Hướng sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của thương hiệu.
- Mang thương hiệu, sản phẩm tiếp cận đến nhiều khách hàng mục tiêu tốt hơn.
- Thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng. Từ đó cải thiện hoặc hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp
- Giúp công ty có cơ hội thu hút khách hàng của đối thủ.
- Xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.
- Gia tăng doanh thu bán hàng.
Xu thế Sampling mới: Online Sampling
Online Sampling là hình thức phát mẫu thử đến tay người nhận thông qua việc đăng ký trước trên nền tảng mạng internet. Với một trang mạng Sampling tổng hợp, khách hàng có thể lựa chọn lựa những sản phẩm thử mình muốn nhận Sampling miễn phí.
Khách hàng có thể tìm hiểu, đọc nội dung mô tả về các sản phẩm mẫu trước khi đăng ký nhận. Sản phẩm mẫu thử sẽ nhanh chóng được giao cho khách hàng sau khi yêu cầu họ được duyệt thành công.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thu thập thông tin có trong hồ sơ khách hàng như:
- Độ tuổi
- Sở thích.
- Giới tính
- Địa điểm sinh sống
- Nhân khẩu học
Và quan trọng, các sản phẩm mẫu thử sẽ đến được tay khách hàng tiềm năng lớn hơn.
Xét về bản chất, Online Sampling vẫn là Sampling chẳng qua hình thức mới này có độ phủ rộng và tạo nên mối liên kết chặt chẽ với người tiêu dùng.
Quy trình thực hiện Sampling hiệu quả với 6 bước
Sampling là một phương pháp marketing truyền thống được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng để ghi nhận đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm. Những không phải doanh nghiệp nào tổ chức Sampling cũng thành công. Sau đây là quy trình thực hiện Sampling bài bản để buổi phát sản phẩm mẫu của bạn thành công và gây chú ý tới công chúng.
Xác định sản phẩm Sampling
Đầu tiên, các doanh nghiệp cần xác định được đâu là sản phẩm cần sampling. Thông thường, các sản phẩm sampling là các sản phẩm mới ra mắt thị trường hợp hoặc những sản phẩm mới sản xuất còn chưa ra mắt thị trường. Vì thế, các doanh nghiệp cần người tiêu dùng dùng thử và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Trong một số trường hợp, sản phẩm đã có mặt trên thị trường lâu nhưng do truyền thông tiếp thị không đạt hiệu quả nên sản phẩm vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng. Chúng ta cũng có thể dùng sampling để marketing cho các sản phẩm như thế này.
Xác định địa điểm tổ chức
Dựa vào tính chất của từng sản phẩm và yêu cầu của doanh nghiệp, chúng ta có thể lựa chọn những địa điểm tổ chức thích hợp. Hiện nay, hai kênh được chọn làm sampling phổ biến nhất là MT (Modern Trade) và TT (Traditional Trade)/GT (General trade).
- MT (Modern Trade) chính là kênh thương bao gồm các chuỗi siêu thị, đại siêu thị,..Tại đây, lượng khách hàng ra vào lớn nhưng giá thuê địa điểm sampling lại khá cao.
- TT (Traditional Trade)/GT (General trade): là kênh thương mại truyền thống, bao gồm các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý, nhà bán buôn, các nhà phân phối các cửa hàng tạp hóa, mô hình sỉ và lẻ.
Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để xin giấy phép thực hiện
Đây là một phần cực kỳ quan trọng quy trình làm Sampling. Để có thể thực hiện Sampling ở các siêu thị, bạn cần thực hiện hồ sơ thủ tục xin pháp và trình hồ sơ này lên phòng chức trách của siêu thị. Khi hồ sơ được phê duyệt, bạn mới được phép tổ chức mô hình phát sản phẩm thử.
Còn đối với các kênh truyền thống tại địa phương, bạn cần sự phê duyệt của ủy ban phường, ủy ban quận để tổ chức địa điểm Sampling.
Đào tạo nhân sự thực hiện
Các nhân viên tổ chức Sampling phải linh hoạt, có kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. Họ cần phải có đầy đủ các kỹ năng bán hàng để tư vấn, chia sẻ, thuyết phục khách hàng. Doanh nghiệp cũng phải tổ chức các buổi training kiến thức về sản phẩm cho nhân sự thực hiện. Chỉ khi hiểu sản phẩm, họ mới có thể tư vấn được cho khách hàng.
Trên đây là những công việc cần phải tiến hành trước khi tổ chức sampling để nhân sự thực hiện Sampling có thể chủ động trong mọi tình huống.
Tổ chức Sampling
Sau khi các công đoạn chuẩn bị hoàn tất, chúng ta bắt đầu tổ chức buổi dùng thử sản phẩm. Để đảm bảo chương trình không có sai sót, chúng ta cần rà soát lại một lần nữa các vật dụng có liên quan.
Tiếp đến, chúng ta cần đưa các sản phẩm mẫu này đến các siêu thị – nơi tổ chức Sampling. Do mỗi siêu thị sẽ có cách thức làm việc khác nhau, chúng ta cần tìm hiểu trước thủ tục để hạn chế những vấn đề không đáng có xảy ra.
Báo cáo hiệu quả Sampling
Chúng ta cần phải tổng kết các kết quả nhận được, đánh giá mức độ phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó, chúng ta mới có thể nhận định Sampling có hiệu quả hay không.
Những báo cáo này bao gồm các vấn đề như:
- Hình ảnh sản phẩm
- Số liệu bán hàng
- Phiếu phản hồi khách hàng
Báo cáo càng chi tiết thì doanh nghiệp càng có các kế hoạch thay đổi, chiến lược phù hợp sau đó.
Quy trình làm Sampling bao gồm các hoạt động liên tục từ khâu lên kế hoạch cho đến báo cáo kết quả. Tuy nhiên, để Sampling mang lại hiệu quả cao, chúng ta cần có những hình thức tổ chức phù hợp và chuyên nghiệp.
Tóm lại, Sampling không chỉ là phương pháp giúp doanh nghiệp hướng tới những khách hàng tiềm năng mới mà còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tổ chức một buổi Sampling hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
FAQs về Sampling
Sampling có giúp tăng sự trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm?
Theo báo cáo của EMI ( còn được gọi là Viện tiếp thị sự kiện) chỉ ra rằng:
- 81% người tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm, hơn nữa sản phẩm lại miễn phí nữa.
- 49% khách hàng khác nói rằng họ thử sản phẩm vì muốn tìm hiểu chất lượng sản phẩm của công ty.
- 46% người tiêu dùng lại trả lời họ yêu thích nhãn hàng nên chắc chắn sẽ thử.
Mặc dù, có nhiều lý do khác nhau khiến khách hàng thử sản phẩm, thì hoạt động Sampling đều gia tăng trải nghiệm về sản phẩm.
Sampling được chia làm mấy hình thức?
Hiện tại, Sampling được chia làm hai hình thức:
- Face to face: Hình thức này được các doanh nghiệp tổ chức tại địa điểm ngoài trời nơi có nhiều đối tượng mục tiêu đi qua như bệnh viện, trường học, chung cư, siêu thị…
- Door to door: Hình thức mời chào và thực hiện cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hình thức này khá tốn kém và mất công sức.
Sampling thực sự có quan trọng không?
Như bài viết đã chia sẻ, Sampling không chỉ là hoạt động dùng sản phẩm thử mà còn là cầu nối giúp mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên bền vững. Sampling là một phương pháp marketing quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là ngành hàng sản phẩm tiêu dùng.
Sampling được thực hiện trên những kênh online không?
Hiện nay, hoạt động Sampling được thực hiện chủ yếu ở các địa điểm offline như siêu thị, trung tâm mua sắm, các địa điểm có nhiều người qua lại. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội nên các hoạt động Sampling cũng dần chuyển hướng sang các kênh online. Xu hướng Sampling online đang không ngừng phát triển trên thị trường thế giới.