Sales Representative có phải là công việc lúc nào cũng lo âu với những áp lực doanh số như “thanh kiếm lửng lơ” trên đầu? Làm Sales Representative chưa bao giờ dễ dàng khi mọi giao dịch luôn nhận về những lời từ chối, cái lắc đầu của đối tác! Vậy Sales Representative là gì? Hãy cùng Tino Group khám phá ngay bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Sales Representative
Sales Representative là gì?
Sales Representative được hiểu là đại diện bán hàng. Họ là những người trực tiếp thực hiện trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ thay vì bán trực tiếp đến người tiêu dùng.
Trong doanh nghiệp, Sales Representative đongs vai trò quan trọng đối với nhà sản xuất hàng hóa cũng như nhà bán buôn. Bởi đại diện bán hàng chính là người trực tiếp quảng bá và tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ. Sales Representative ở mỗi doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu, đặc thù riêng đòi hỏi người đại diện bán hàng phải trau dồi, tìm hiểu kỹ các kiến thức chuyên sâu về ngành hàng mà họ cung cấp. Những người này sẽ thường xuyên tham gia các buổi triển lãm, hội nghị thương mại để tiếp cận thị hiếu tiêu dùng, nắm bắt xu hướng, nhu cầu của khách hàng.
Những vị trí Sales có mối liên hệ với Sales Representative
Nhân viên kinh doanh – Salesman
Công việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh là tham gia hỗ trợ các dự án, chỉ tiêu doanh thu của Sales Representative đảm bảo được thuận lợi, suôn sẻ. Salesman sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Sales Rep hoặc Sales Sup. Nghĩa là họ sẽ thực hiện và làm theo các công việc cấp trên phân công. Có thể xem các Salesman là những người bạn đồng hành cùng “chinh phạt” trên thương trường bán hàng với đội ngũ Sales Representative.
Nhà điều hành kinh doanh – Sale Executive
Sale Executive là bộ phận cấp trên, trực tiếp quản lý Sales Representative. Những nhà điều hành kinh doanh có vai trò triển khai, chỉ đạo và trực tiếp phân bổ, giám sát tiến độ và hiệu quả công việc của Sales Representative. Những thống kê, báo cáo doanh thu theo ngày, theo tháng của Sales Representative đều phải thông qua sự kiểm duyệt, quản lý của bộ phận Sale Executive.
Giám đốc kinh doanh – Sale Director
Giám đốc kinh doanh được xem là “cơ quan đầu não” có chức vụ và quyền hành lớn nhất trong bộ phận Sales. Đây là bộ phận cấp trên của Sale Executive sẽ quản lý toàn bộ những vị trí Sales tại phòng ban kinh doanh của cả doanh nghiệp. Đồng nghĩa là Sale Director sẽ là sếp cấp cao của Sales Representative.
Nhiệm vụ của Sale Director là tiếp nhận mọi báo cáo, ý kiến cũng như phản hồi từ bộ phận Sales nói chung. Và giám đốc kinh doanh cũng là người quyết định phương hướng kinh doanh cho toàn doanh nghiệp.
Phần lớn mọi công việc của Sales Representative đều phải trình qua bộ phận Sale Director. Sau đó, Sale Executive sẽ thực hiện phân công và trao đến tay Sales Representative. Trong quá trình tiếp nhận và xử lý công việc, Sales Representative sẽ trực tiếp thảo luận cũng như bàn bạc mọi vấn đề với hai vị trí này.
Sales Representative thực hiện công việc gì?
- Thực hiện những công việc trong chiến lược bán hàng đã được doanh nghiệp xây dựng sẵn nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh thu trên từng khu vực họ phụ trách.
- Trực tiếp giới thiệu, tư vấn và thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm và phát triển, duy trì tệp khách hàng tiềm năng cùng các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực.
- Hướng dẫn khách hàng tham gia và thực hiện đúng, đủ quy trình và các chính sách bán hàng của doanh nghiệp.
- Trực tiếp điều hướng, thực hiện và đốc thúc triển khai hợp đồng đúng thời hạn, chất lượng. Bao gồm: các thủ tục lựa chọn sản phẩm, giao hàng, xuất hóa đơn cùng các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.
- Tiếp nhận và hỗ trợ khách hàng những thắc mắc, giải quyết các khiếu nại liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ. Và tiến hành theo dõi, chăm sóc khách hàng sau bán hàng nhằm đánh giá và hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất theo đúng quy trình đến khách hàng nhằm tạo dựng niềm tin, sự hài lòng của khách.
- Theo dõi tiến trình thanh lý hợp đồng, quản lý và thống kê hợp đồng, báo cáo định kỳ. Hỗ trợ bộ phận kế toán kiểm kê công nợ, chịu trách nhiệm toàn bộ cho đến khi khách hàng thanh toán xong tất cả.
- Tổng hợp và báo cáo mọi vấn đề quan trọng về nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh và các tiềm năng có thể khai thác trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/ dịch vụ đến cấp quản lý.
Những yêu cầu của vị trí Sales Representative
Sales Representative là vị trí công việc nhiều tiềm năng nhận được sự quan tâm và yêu thích của rất nhiều bạn trẻ. Mặc dù những yêu cầu đối với Sales Representative không quá khắt khe, thế nhưng không phải ai cũng có thể đáp ứng và phát triển tốt cùng công việc này. Hiểu được những yêu cầu cần thiết của một Sales Representative sẽ cho bạn những định hướng và quyết định phù hợp hơn để bắt với công việc này. Sau đây là một số yêu cầu cơ bản:
Yêu cầu về kinh nghiệm
Kinh nghiệm tuy không phải là yếu tố quyết định tất cả nhưng sẽ là lợi thế để bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng ở vị trí Sales Representative. Vì công việc này phần lớn bạn sẽ đại diện doanh nghiệp gặp gỡ trực tiếp các đối tác, khách hàng. Nếu bạn không nắm vững kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ cũng như kinh nghiệm bán hàng thì rất khó tạo ấn tượng, thuyết phục sự lựa chọn của khách hàng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp với những bản mô tả yêu cầu công việc không cần kinh nghiệm, họ sẽ trực tiếp trainning bạn trong quá trình làm việc. Nhưng với sự cạnh tranh của rất nhiều tài năng thích hợp ở vị trí Sales Representative với kinh nghiệm dày dặn, ấn tượng ngoài kia thì liệu cơ hội có còn dành cho bạn – một tờ giấy trắng bước chân vào nghề. Do vậy, sở hữu niềm đam mê thôi vẫn chưa đủ, để bén duyên với Sales Representative hay bất kể công việc nào, bạn cần tiếp xúc, rèn luyện từng bước nhỏ, học hỏi để có kinh nghiệm.
Yêu cầu về hình thức
Sales Representative là “gương mặt đại diện” công ty gặp gỡ và giao tiếp khách hàng, đối tác nên yêu cầu về vẻ bề ngoài là không thể thiếu. Do đó, vị trí này luôn cần những người có gương mặt ưa nhìn, ngoại hình sáng, gọn gàng, chỉn chu,…
Yêu cầu về kỹ năng
Khả năng thích nghi và ứng biến linh hoạt: Công việc luôn có những bất ngờ và đối tác khách hàng của bạn sẽ vô cùng đa dạng. Do đó, Sales Representative luôn cần một người biết cách thích nghi, xoay chuyển linh hoạt và kịp thời cách ứng xử trong mọi vấn đề
Kỹ năng giao tiếp
Sự tương tác tốt sẽ giúp bạn tạo thiện cảm, thiết lập mối quan hệ khăng khít với khách hàng mang lại nhiều thuận lợi trong công việc. Giao tiếp trong công việc không chỉ dừng lại ở lời nói, ngôn từ mà còn thể hiện qua các cử chỉ phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, bắt tay,…). Và một yếu tố quan trọng là sự thấu hiểu tâm lý, nhu cầu của khách hàng. Khi bạn biết cân bằng, điều chỉnh tốt những điều này sẽ giúp cuộc trò chuyện, bàn luận trở nên thú vị, thu hút và khách hàng tin tưởng, sẵn sàng hợp tác cùng bạn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết vấn đề
Quản lý cảm xúc ở đây là khi bạn hiểu rõ cảm xúc của chính mình và đối tác đang giao tiếp cùng bạn. Khi có kỹ năng quản lý, điều chỉnh cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ dàng điều hướng cuộc giao tiếp một cách khôn khéo và tác động lên cảm xúc của người còn lại.
Quản lý cảm xúc không chỉ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng trong giao tiếp mà mọi mâu thuẫn sẽ được giải quyết hài hòa và mang tính xây dựng hơn. Cảm xúc tích cực thì bạn mới tỉnh táo trong mọi quyết định, cư xử đúng mực và duy trì tốt các mối quan hệ. Để rèn luyện tốt kỹ năng này cần rất nhiều thời gian, bạn phải trút bỏ mọi âu lo, quay vào hiểu rõ bản thân, điềm tĩnh trước mọi vấn đề.
Sự kiên trì, chủ động
Mọi công việc đều có thời hạn nhất định, bạn cần chủ động tiếp nhận và xử lý công việc hợp lý, tôn trọng thời gian. Đặc biệt với công việc Sales Representative chưa bao giờ là dễ dàng khi bạn thường xuyên đối mặt với những cái lắc đầu, lời từ chối, không thiện cảm từ khách hàng. Do đó, bạn rất cần sự chủ động, bản lĩnh trong việc nắm bắt và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để bán hàng. Bên cạnh sự chủ động, bạn hãy kiên nhẫn trong việc thuyết phục khách hàng để mang lại doanh số ưng ý.
Kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ
Thời đại công nghệ hiện đại, mọi thông tin công việc hầu hết đều thực hiện qua Internet. Do đó, bạn cần có kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trên máy tính và các yêu cầu về tin học khác cụ thể ở từng lĩnh vực. Ngoài ra, để mở rộng tệp khách hàng tiềm năng cũng như các cơ hội thăng tiến trong công việc thì tiếng Anh là kỹ năng bạn cần trau dồi, rèn luyện thật tốt.
Trên đây là những thông tin về Sales Representative mà Tino Group đã tổng hợp để gửi đến bạn. Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời riêng cho chính mình về “Sales Representative là gì?” rồi phải không? Bất kỳ ngành nghề nào cũng có đặc thù và những yêu cầu riêng. Nếu có ý định bén duyên với Sales Representative, ngay từ bây giờ bạn hãy học cách rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm cần thiết để đạt được thành công trong tương lai nhé!
FAQs về Sales Representative
Xử lý phản đối của khách hàng như thế nào?
Khi khách hàng phản đối, từ chối sản phẩm/ dịch vụ công ty cung cấp thì bạn nên linh hoạt đưa ra thêm nhiều hơn các thông tin về sản phẩm/ dịch vụ và những lợi ích mang lại cho khách hàng. Bạn hãy trình bày một cách chân thành, thấu hiểu khách hàng để khách hàng cảm nhận giá trị thật mà không phải bạn đang đánh lừa họ.
Sales Representative và Sales Associate có gì khác nhau?
Sales Representative là người đại diện bán hàng ở quy mô lớn cho các doanh nghiệp, tổ chức,…thuộc nhóm B2C Còn Sales Associate là những nhân viên bán hàng làm việc trực tiếp với người tiêu dùng – khách hàng cuối cùng thuộc nhóm B2B.
Sales Representative có thể làm việc tại nhà không?
Sales Representative có thể làm việc tại nhà. Điều này còn phụ thuộc vào những quy định và chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà bạn đang làm. Tuy nhiên, tính chất công việc Sales Representative đòi hỏi bạn phải ra ngoài, gặp gỡ khách hàng nhiều nên dù làm tại nhà thì bạn cũng phải di chuyển liên tục.
Lương của Sales Representative bao nhiêu?
Mức thu nhập của Sales Representative sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: quy mô công ty, năng lực, hiệu suất công việc, doanh thu của công ty,… Do đó, Sales Representative sẽ không cố định về mức lương, mỗi người sẽ có nguồn thu nhập khác nhau.