Hiệu suất làm việc của bộ phận kinh doanh có thể quyết định khoảng 70% sự ổn định và phát triển của một doanh nghiệp. Điều này cho thấy, các nhân viên kinh doanh là những nhân tố không thể thiếu trong bộ máy vận hành những chiến lược kinh doanh. Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tìm hiểu Sales Department là gì?
Sales Department là gì?
Sales Department là một bộ phận đảm nhận trách nhiệm bán các sản phẩm của doanh nghiệp. Sales Department bao gồm hoạt động kinh doanh và quy trình bán hàng giúp phân phối sản phẩm hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho các chiến lược và hoàn thành mục tiêu theo định hướng của doanh nghiệp.
Sales Department tổng hợp những thông tin chi tiết liên quan đến khách hàng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong các hoạt động bán hàng. Mỗi Sales Department cung cấp các quy trình đáp ứng nhu cầu khách hàng dựa trên nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, định vị thương hiệu và chiến lược truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp.
Sales Department thực hiện các hoạt động gì?
- Duy trì khách hàng: Đảm bảo duy trì tệp khách hàng cũ ổn định và phát triển thêm các nhóm khách hàng mới, thị trường mới.
- Tổ chức hội họp: Thực hiện các cuộc họp khi có bất kỳ thông tin liên quan đến sự thay đổi hay phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Bạn cần tạo điều kiện hậu mãi cho khách hàng cũ nhằm mang lại hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.
- Tổng kết hoạt động theo chu kỳ: Các hoạt động kinh doanh của nhân viên cần được theo dõi và tổng kết theo chu kỳ hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý.
- Lập kế hoạch bán hàng: Mỗi sản phẩm dành cho các khách hàng khác nhau cần có những kế hoạch tiếp cận khách hàng khác nhau.
Sales Department có chức năng gì?
- Phân phối sản phẩm đến các đại lý phân phối lớn, nhỏ và người tiêu dùng, tiếp cận với nhiều thị trường khác nhau.
- Theo dõi nhu cầu thị hiếu của thị trường, quản lý hàng hóa tồn kho, đáp quy trình xử lý và phân phối sản phẩm ra thị trường.
- Đảm bảo các hoạt động tiếp cận và bán hàng được tuân thủ đúng kế hoạch của doanh nghiệp.
- Quản lý sự thay đổi về nhu cầu của mỗi khu vực, kiểm soát và xử lý các vấn đề xuất phát từ sự cạnh tranh.
- Quản lý nguồn cung cấp sản phẩm luôn được đảm bảo cho thị trường.
Làm thế nào để xây dựng Sales Department hiệu quả?
Để xây dựng một Sales Department hiệu quả cần phải thông qua nhiều yếu tố, dựa trên những tiêu chí cơ bản trong lĩnh vực và các tiêu chí riêng của doanh nghiệp đúc kết từ việc nghiên cứu khách hàng và các hoạt động marketing.
Định hình về giá trị mong muốn
Bạn cần xác định bản chất và sự kỳ vọng đối với lực lượng bán hàng của mình. Những tiêu chí để tuyển dụng một nhân viên bán hàng cần phải đảm bảo những điều kiện gì, phát triển như thế nào,… tất cả đều dựa trên những định hướng xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
Xác định quy mô phù hợp
Sales Department có thể bao gồm một một vài đại diện hoặc hàng trăm nhân viên với các vai trò khác nhau, tùy thuộc và quy mô doanh nghiệp. Nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, hãy cân nhắc với vài nhân viên đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy trình bán hàng cơ bản. Khi công việc phát triển thuận lợi, bạn có thể thuê thêm nhân viên đảm nhận tốt nhất cho từng vai trò trong quy trình. Trong Sales Department, bạn nên có một Sales Admin giúp hỗ trợ quản lý nhân sự và thúc đẩy năng suất bán hàng.
Thực hiện đào tạo
Mỗi doanh nghiệp đều tiếp cận doanh số bán hàng theo những phương thức riêng, vì vậy mỗi nhân viên đều phải hiểu về trách nhiệm, giá trị và kỳ vọng của họ đối với doanh nghiệp. Quá trình đào tạo có thể bắt đầu với các cấp quản lý, người phụ trách kinh doanh hoặc Sales Admin.
Theo dõi hoạt động
Khi Sales Department bắt đầu công việc bán hàng, bạn cần đề ra các KPI để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của họ, phân tích hiệu suất bán hàng trung bình trên mỗi nhân viên. Bạn có thể đúc kết giá trị từ các nhân viên hoạt động bán hàng tốt nhất của mình, nhằm mục đích chia sẻ với những nhân viên khác để tăng hiệu suất tổng thể và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Phát triển sự cạnh tranh
Khi Sales Department đã hoạt động ổn định, bạn có thể cân nhắc việc xây dựng một Sales Department khác để tạo thêm doanh thu và thúc đẩy sự cạnh tranh nội bộ. Các Sales Department hoạt động dựa trên việc tập trung khai thác khách hàng trong một khu vực cụ thể, trau dồi và cải thiện các chiến lược bán hàng trở nên hiệu quả. Các doanh nghiệp cần có những phần thưởng dành cho tập thể và cá nhân bán hàng tốt nhất, xây dựng môi trường cạnh tranh phát triển lành mạnh, tạo động lực để mỗi nhân viên đều cố gắng hoàn thành các kế hoạch.
Những điều cần tránh khi xây dựng Sales Department
Phân bổ và tận dụng nguồn lực hiệu quả
Khi bạn tuyển dụng một nhân viên kinh doanh thực hiện mọi công việc liên quan đến bán hàng, có thể giúp bạn tối ưu được nhân sự trong các quy trình bán hàng của mình. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại cho bạn những tín hiệu tiêu cực. Một nhân viên khi phải đảm nhận nhiều hơn một công việc trong quá trình bán hàng thì khả năng tạo ra kết quả của họ sẽ thấp hơn, ít được đảm bảo hiệu quả hơn so với việc đảm nhận duy nhất một công việc cụ thể.
Kỹ năng không nhất quán
Khi nhân viên kinh doanh thực hiện được hầu hết các kỹ năng bán hàng, không có nghĩa là nhân viên đó thành thạo những kỹ năng như nhau. Vì vậy, bạn nên xác định và tìm hiểu kỹ về kỹ năng tốt nhất của nhân viên để đảm bảo họ có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và xử lý các vấn đề chuyên nghiệp hơn.
Một doanh nghiệp có hình ảnh thương hiệu tốt, các kế hoạch chiến lược Marketing cụ thể, có thể không bằng một Sales Department hùng mạnh. Để xây dựng một Sales Department mang lại năng suất tốt, bạn cần có những chính sách đãi ngộ tốt và sự phân bổ phù hợp với những ưu điểm và kỹ năng của nhân viên.
Những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về giá trị và tầm quan trọng của Sales Department. Hy vọng những kiến thức này giúp bạn thực hiện hiệu quả hơn trong việc kinh doanh và quản lý nhân sự của mình.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Sales Department
Sales Department có giúp gì cho các kế hoạch Marketing không?
Sales Department tiếp cận trực tiếp với khách hàng nên có thể nắm rõ những dữ liệu liên quan đến khách hàng và thị trường. Từ các dữ liệu được cung cấp từ Sales Department, bộ phận Marketing có thể thực hiện các kế hoạch một cách rõ ràng và cụ thể hơn để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Biện pháp cho một Sales Department hoạt động không hiệu quả?
Đối với một Sales Department hoạt động không hiệu quả do tác động của nhiều yếu tố. Bạn nên kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình ở vị trí nào trên thị trường, lập ra các kế hoạch Marketing hiệu quả hơn, thảo luận với Sales Department để tìm ra những vấn đề và lựa chọn những giải pháp khắc phục tốt nhất.
Tiêu chí nào đánh giá cho một Sales Department đang hoạt động tốt?
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những tiêu chí dựa trên các kế hoạch khác nhau. Các tiêu chí được phân bổ theo định kỳ cho mỗi Sales Department và với mỗi nhân viên để theo dõi và đánh giá.
Nên có một Sales Admin trong Sales Department không?
Tùy thuộc vào những mô hình kinh doanh và định hướng xây dựng doanh nghiệp. Đối với nguồn nhân lực lớn, bạn nên có một Sales Admin để có thể giúp bạn quản lý và theo dõi hoạt động của Sales Department. Nếu bạn có thể kiểm soát được nguồn nhân lực của mình thì bạn có thể tự quản lý mà không cần một Sales Admin.