Có bao giờ bạn thắc mắc rằng công nghệ nào đứng sau giúp cho những cuộc hội thảo, họp hành và học online của bạn diễn ra hay không? Đó chính là RTP. Vậy, RTP là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về RTP trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về RTP
RTP là gì?
Một giao thức được thiết kế và phát triển nhằm để xử lý lưu lượng truy cập trong thời gian thực như âm thanh và video trên Internet được gọi là Real Time Transport Protocol (RTP) tạm dịch: Giao thức truyền tải thời gian thực.
RTP thường được dùng chung với một giao thức báo hiệu như SIP, cũng có thể là TCP. Nhưng phần lớn sử dụng giao thức UDP (User Datagram protocol) vì giao thức này cho phép phân phối dữ liệu đi nhanh chóng hơn.
Một số ứng dụng của RTP:
- Giúp thực hiện giao thức VoIP – giao thức thoại qua Internet.
- Hội nghị truyền hình qua internet.
- Truyền các media như video và âm thanh trực tuyến.
- RTP giúp trộn media, sequencing và time-stamping.
Tino Group giữ nguyên từ media có ý nghĩa trong bài viết là đa phương tiện bao gồm: video, âm thanh.
RTCP là gì?
RTCP là viết tắt của Real-Time Transport Control Protocol, tạm dịch: Giao thức kiểm soát vận chuyển thời gian thực. Đây là một giao thức hoạt động với RTP để giám sát việc phân phối dữ liệu trên các mạng đa hướng lớn.
Mục đích của việc giám sát và phân phối này nhằm xác định xem RTP có đang cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) cần thiết để bù đắp lại sự chậm trễ (nếu cần thiết). RTCP dùng trong thoại qua IP (Voice over IP – VoIP), Internet Protocol Television (IPTV) và cả streaming media và video hội nghị.
Hay nói một cách ngắn gọn hơn RTCP không giúp truyền một media nào cả nhưng RTCP giúp kiểm soát chất lượng.
Lịch sử phát triển của RTP
Giao thức này được phát triển bởi Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng (Internet Engineering Task Force (IETF)) bao gồm 4 thành viên chính:
- S. Casner (Packet Design)
- V. Jacobson (Packet Design)
- H. Schulzrinne (Columbia University)
- R. Frederick (Blue Coat Systems Inc.)
Giao thức RTP được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996 với cái tên RFC 1889. Cho đến năm 2003, dự án được thay thế bằng bản lần thứ 2 với cái tên RFC 3550.
Khả năng và hạn chế của RTP
Các tính năng của RTP được rút ra từ cái nhìn trong ngữ cảnh của WebRTC.
Trong thực tế, WebRTC sử dụng SRTP để đảm bảo dữ liệu an toàn hơn được bảo mật tốt hơn và có xác thực thích hợp.
WebRTC là gì?
WebRTC là viết tắt của Web Real-Time Communication, một công nghệ giúp các trình duyệt giao tiếp với nhau trong thời gian thực, ví dụ như: gọi điện, gọi video, chơi game trong thời gian thực. Công nghệ này ra đời là nhờ ý tưởng của các kỹ sư Google Hangouts với sự hợp tác cùng W3C và Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng (IETF) để phát triển.
Những tính năng mạnh mẽ của RTP
Một số tính năng, khả năng của RTP trong WebRTC bao gồm:
- Độ trễ tương đối thấp
- RTP hỗ trợ phát triển đa hướng và đây sẽ là một điều quan trọng với WebRTC trong tương lai khi công nghệ này được hi vọng sẽ cải tiến hơn để hỗ trợ các cuộc trò chuyện nhiều người dùng.
- RTP không giới hạn để sử dụng trong việc nghe âm thanh và nhìn video. Do đó, RTP có thể được sử dụng cho bất kỳ hình thức truyền dữ liệu liên tục hoặc chủ động nào bao gồm:
- Truyền dữ liệu
- Huy động hoặc cập nhật hiển thị trạng thái
- Vận chuyển thông tin đo lường
- Điều khiển
- Các gói được đánh số thứ tự và thời gian lắp ráp lại nếu chúng không đến đúng thứ tự giúp đảm bảo việc giao hàng trở nên chính xác hơn.
- Có thể kết hợp và sử dụng với nhiều giao thức khác và không nhất thiết phải đi với UDP.
RTP không thực hiện được những việc gì?
RTP có rất nhiều tính năng thú vị và thực sự mạnh mẽ. Tuy nhiên, RTP không phải là một thứ toàn diện và cung cấp mọi tính năng. Do đó, WebRTC cũng sử dụng các giao thức khác để bổ sung. Một số lưu ý về rRTP mà bạn không nên bỏ qua:
- RTP không đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS
- Dù RTP được thiết kế nhằm giảm thiểu độ trễ, tuy nhiên, RTP không cung cấp bất kỳ tính năng nào nhằm đảm bảo QoS. Thay vào đó, RTP chỉ cung cấp thông tin cần thiết đê QoS có thể triển khai ở những nơi khác.
- RTP không xử lý việc phân bổ hoặc đặt trước các tài nguyên có thể cần thiết.
Code ví dụ để sử dụng RTP
Ví dụ, chúng ta đang phát triển một hệ thống điện thoại chăm sóc khách hàng đơn giản. Trong quá trình tìm kiếm thông tin để trả lời thắc mắc của khách hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng sẽ cần một thời gian ngắn tập trung và không nói chuyện. Trong khi đó, chúng ta cũng không thể để khách hàng ngồi không và nghĩ là CSKH đã biến mất được.
Vì thế, chúng ta cần thiết kế tính năng giữ. Các CSKH có thể tắt âm thanh đến và bật một bài nhạc cho khách hàng để tập trung và khách hàng không cảm giác trống.
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ dùng JavaScript hiện đại cùng các hàm không đồng bộ và local peer nhé!
Bật chế độ giữ
Bạn sử dụng code sau:
async function enableHold(audioStream) {
try {
await audioTransceiver.sender.replaceTrack(audioStream.getAudioTracks()[0]);
audioTransceiver.receiver.track.enabled = false;
audioTransceiver.direction = "sendonly";
} catch(err) {
/* handle the error */
}
}
Và 3 dòng code trong khối try thực hiện như sau:
- thay đổi âm thanh gửi đi bằng một MediaStreamTrack cs chứa nhạc
- Tắt âm thanh đi đến
- Chuyển bộ thu phát âm thanh sang chế độ chỉ gửi
Vậy là chúng ta đã tắt âm thanh đến, mở nhạc cho khách hàng nghe để chăm sóc viên tập trung rồi. Giờ chúng ta sẽ tìm cách để tắt nhé!
Tắt chế độ giữ
Để tắt, chúng ta sẽ thêm disableHold() để khôi phục lại chức năng bình thường. Code như sau:
async function disableHold(micStream) {
await audioTransceiver.sender.replaceTrack(micStream.getAudioTracks()[0]);
audioTransceiver.receiver.track.enabled = true;
audioTransceiver.direction = "sendrecv";
}
Việc này chỉ đơn giản đảo ngược lại quá trình enableHold() chúng ta đã bật ở trên:
- Chúng ta thay thế bản nhạc đã phát RTCRTPSender thành luồn âm thanh ban đầu chỉ định.
- Bật lại bộ thu âm thanh
- Hướng bộ thu phát thành sendrecv để biết rằng chúng sẽ quay lại việc gửi và nhận âm thanh phát trực tuyến thay vì chỉ gửi như trên.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về RTP là gì cũng như những tính năng và những hiểu lầm thường thấy về RTP rồi đấy. Và ngoài ra, Tino Group cũng hy vọng rằng ví dụ về truyền âm thanh ở trên đã giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn khi muốn áp dụng và sử dụng RTP. Chúc bạn sẽ luôn thành công trên con đường đã chọn!
Bài viết có tham khảo nội dung từ: Mozilla Dev, GeeksforGeeks, TechTarget,…
Những câu hỏi thường gặp về RTP
Xem thêm về RFC 1889 và RFC 3550 ở đâu?
QoS là gì?
QoS là viết tắt của Quality of service đề cập đến bất kỳ một công nghệ quản lý lưu lượng dữ liệu nào để giảm mất gói, độ trễ và chập chờn trên mạng. QoS quản lý và kiểm soát tài nguyên mạng bằng cách đặt mức độ ưu tiên hàng đầu cho những loại dữ liệu cụ thể trên mạng.
Cách để đo lượng QoS ra sao?
Các tổ chức, dịch vụ có thể định lượng, đo lường QoS bằng cách sử dụng một số tham số như sau:
- Độ trễ
- Băng thông
- Điểm ý kiến trung bình
- Jitter
- Gói bị mất
Nên tìm hiểu thêm về QoS ở đâu?
Để tìm hiểu thêm, bài viết của TechTarget sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về QoS đấy! Nếu muốn đọc tài liệu tại TechTarget, bạn sẽ cần phải sử dụng email doanh nghiệp hoặc (email rác không thuộc các nhà phân phối dịch vụ email lớn như Yahoo, Gmail hay Outlook) để đăng ký.