Có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến công việc, chẳng hạn như CEO, CFO, CTO, SM, AM,…Ở bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu cho mọi người một chức vụ mơ ước của rất nhiều người, đặc biệt trong lĩnh vực sales. Đó là RSM. Vậy RSM là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu ngay sau đây!
Giới thiệu về RSM
RSM là gì?
RSM (Regional Sales Manager) là tên gọi dùng để chỉ giám đốc/ quản lý kinh doanh cấp vùng của một doanh nghiệp. Người này sẽ chịu trách nhiệm trong việc điều phối, giám sát, quản lý công việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của công ty ở một khu vực thực tế cụ thể. Đồng thời, RSM cũng sẽ hỗ trợ tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoặc người tiêu dùng mới, phân phối các mặt hàng đang được khuyến mãi, quảng cáo, quản lý nhóm đại diện chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Nói cách khác, bạn có thể hiểu quản lý vùng là người sẽ làm việc với các quản lý trong vùng đó và chịu trách nhiệm toàn bộ khu vực mình quản lý. Cũng tương tự như SM (Store Manager – Quản lý cửa hàng) và AM (Area Manager – Quản lý khu vực).
Nhiệm vụ chính của một RSM là gì?
Xây dựng và phát triển kế hoạch nhân lực
Một RSM cần phải hoàn thành được các mục tiêu trong kế hoạch nguồn lực bán hàng của mình đề ra như:
- Đưa ra những tiêu chí tuyển chọn nhân viên chăm sóc khách hàng phù hợp,sau đó lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ nhân viên cấp dưới của mình để kịp thời giải quyết khi có vấn đề xảy ra.
- Kiểm soát, quản lý được hiệu quả, tiến độ công việc của các nhân viên trong team hoặc công ty để kịp thời điều chỉnh.
- Có chế độ khen thưởng, xử lý kỷ luật rõ ràng cũng như khích lệ đúng lúc, phát huy tinh thần làm việc tích cực, hăng hái.
Xây dựng và phát triển kế hoạch chiến lược kinh doanh
Một RSM cần phải hoàn thành được các mục tiêu trong kế hoạch chiến lược kinh doanh của mình đề ra như:
- Thu thập, phân tích và xử lý tất cả các thông tin, dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp bán hàng trong một vùng nhất định.
- Đề xuất các chiến lược cụ thể, hợp lý theo từng thời điểm dựa trên những dữ kiện có được ở trên để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
- Quan tâm đến phân đoạn sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng cao hiệu quả chăm sóc khách hàng.
Mở rộng phạm vi bán hàng và đề xuất dòng sản phẩm mới
Một RSM cần phải hoàn thành được các mục tiêu trong kế hoạch mở rộng phạm vi bán hàng của mình đề ra như:
- Duy trì và tăng cường cơ sở bán hàng về cả số lượng lẫn chất lượng trong khu vực thông qua các đại diện đại lý.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Tiến hành các khảo sát, nghiên cứu lấy ý kiến, phản hồi từ khách hàng.
- Tìm kiếm các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mới để mở rộng mạng lưới đến từng ngõ ngách trong vùng, tận dụng tối đa lợi thế có được để gia tăng doanh thu.
Làm thế nào để trở thành một RSM?
Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề
Một RSM thành công cần có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống một cách xuất sắc. Để làm được điều đó, RSM phải nắm vững các nguyên tắc kinh tế của cung và cầu để đưa ra các quyết định then chốt mang tính chiến lược. Bên cạnh đó, kỹ năng đàm phán thương lượng cũng vô cùng cần thiết.
Một số kỹ năng mềm mà RSM cần có: lên kế hoạch kinh doanh, thiết lập mục tiêu, phân tích báo cáo, cùng một số kỹ năng xoay quanh các nhiệm vụ trên để đảm bảo công việc được thuận lợi như giám sát quản lý nguồn hàng, tuyển dụng tập huấn nhân sự, giải quyết xung đột, mâu thuẫn khi làm việc nhóm, liên kết các giám đốc nhiều bộ phận khác cũng như khách hàng và cấp dưới của mình.
Tính chất công việc của RSM là sẽ đi đến nhiều quận, huyện địa phương trong một vùng để gặp mặt trực tiếp các cửa hàng đại lý, nhà phân phối để quảng bá sản phẩm, triển khai kế hoạch kinh doanh của công ty. Thế nên, các RSM phải thực sự là những người có năng lực phù hợp, thấu hiểu sản phẩm và khả năng giao tiếp tốt để thúc đẩy công việc phát triển thuận lợi.
Làm việc với “con số” và khả năng phân tích dữ liệu
Yêu cầu tiếp theo dành cho RSM là khả năng thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá số liệu thống kê về số lượng sản phẩm đã bán trong một thời gian nhất định sau khi trừ đi các chi phí hàng tồn, vận chuyển để tính lãi lỗ.
Hiện nay, phần lớn việc xử lý đơn hàng tại doanh nghiệp đều đã được tự động hóa thông qua email và các trang web chuyên dụng. Để trở thành RSM, bạn cần quen với việc phải tiếp xúc các loại chương trình máy tính, máy chủ email, bảng tính và phần mềm xử lý văn bản. RSM cũng là người phải biết lưu giữ và quản lý hồ sơ điện tử chi tiết về thông tin khách hàng, hồ sơ bán hàng trong quá khứ, các mặt hàng và thanh toán đang yêu cầu xử lý cũng như thông tin nhân viên, cửa hàng của hệ thống.
Nền tảng kiến thức vững chắc
Không riêng gì RSM, hầu hết các ngành nghề, đặc biệt ở vị trí quản lý khu vực, đều cần ít nhất trình độ cử nhân ở các lĩnh vực liên quan như quản trị kinh doanh, marketing, tài chính,…Không những vậy, đối với các MNCs (tập đoàn đa quốc gia) hay các công ty lớn, RSM còn yêu cầu trình độ thạc sĩ trở lên, tham gia nhiều khóa tập huấn chuyên môn trước khi đảm nhận vị trí này.
Thế nhưng, ngày nay hầu hết các công ty hay doanh nghiệp đều có xu hướng phát triển quản lý từ các cấp độ thấp đi lên hơn việc tuyển chọn bên ngoài. Điều này giúp cho các RSM có thể quen với phong cách làm việc ngay từ những ngày đầu còn là SM. Mọi ngành nghề cũng đều sẽ có các đặc thù riêng. Thế nên, nền tảng kiến thức vững chắc vẫn là một trong các yêu cầu cần thiết ở một RSM.
Đam mê làm việc linh hoạt và ham muốn trải nghiệm
Cuối cùng và hơn hết, một trong những tiêu chí quyết định làm nên thương hiệu của RSM là niềm đam mê với công việc có tính chất “bay nhảy” như vậy. Bạn đã lên được chức quản lý vùng, trách nhiệm của bạn cũng nâng lên cấp độ khu vực. Bạn phải lo cho rất nhiều cửa hàng, đại lý trong vùng bạn quản lý. Thế nên, nếu thuộc tuýp người làm việc tĩnh, RSM có vẻ không phù hợp với bạn.
Không những vậy, nếu không thực sự đam mê ngành nghề này, bạn có thể thử các công việc khác vì vị trí của RSM có rất nhiều áp lực cùng sự đào thải rất cao. Bạn có thể bắt đầu công việc của mình từ một nhân viên bán hàng, sau đó thăng tiến dần lên quản lý cửa hàng rồi tiếp đến là quản lý khu vực.
Hãy luôn đặt ra mục tiêu và hoài bão cho sự nghiệp của mình để có động lực trong công việc. Những người bán hàng chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách học hỏi từ chính sự trải nghiệm của bản thân và cả người khác để luôn đặt ra các mục tiêu cao hơn cho chính bản thân mình.
Trên đây là các chia sẻ về RSM mà bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy bài viết hữu ích. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những kiến thức hay đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Lộ trình thăng tiến của RSM như thế nào?
Bạn có thể sẽ phát triển từ một Salesman → Sales Assistant → Sales Manager → Regional Sales Manager.
RSM cần bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Tùy thuộc vào khả năng và thể hiện của bạn cũng như tầm cỡ công ty bạn đang làm, Sales Manager có thể mất từ 3 – 5 năm hoặc hơn. Thế nên, RSM sẽ từ khoảng 5 năm trở lên để đạt được chức vụ này.
RSM có mức lương dao động khoảng bao nhiêu?
Theo Vietnamsalary Careerbuilder, mức lương thấp nhất của RSM là khoảng 18 triệu, lương trung bình khoảng hơn 40 triệu và cao nhất có thể hơn 100 triệu.
Học ngành nào để có thể trở thành RSM?
Bạn có thể học các ngành liên quan đến kinh tế như quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, marketing, tài chính,…