Khi đo đường kết quả hoạt động kinh doanh, có rất nhiều chỉ số mà doanh nghiệp và các nhà đầu tư phải đặc biệt quan tâm. Phổ biến nhất là ROI – chỉ số dùng để đánh giá lợi nhuận và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể ROI là gì cũng như cách tính ROI trong báo cáo tài chính.
Định nghĩa ROI
ROI là gì?
ROI là viết tắt của Return on Investment, tạm dịch: Tỷ suất hoàn vốn. Đây là một thước đo hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả hay lợi nhuận của một khoản đầu tư so với mức chi phí bỏ ra hoặc dùng để so sánh hiệu quả của những khoản đầu tư khác nhau.
Trong doanh nghiệp, chỉ số ROI được sử dụng trong báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động kinh doanh hoặc các chiến dịch marketing của doanh nghiệp đó. Dựa vào ROI, doanh nghiệp sẽ có được kế hoạch đầu tư rõ ràng cũng như cải thiện được những hạn chế trong hoạt động của mình.
Cách tính ROI trong báo cáo tài chính
Về cơ bản, chỉ số ROI chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính là lợi nhuận và chi phí đầu tư. Có 2 công thức phổ biến để tính ROI:
Công thức 1: ROI = (Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư ) x 100
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng (hay lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
- Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
Chi phí cố định: là các khoản chi phí không có sự thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc kinh doanh như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.
Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí thay đổi dựa trên quy mô sản xuất hoặc doanh số như tiền lương, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng với chi phí cố định sẽ bằng tổng chi phí sản xuất.
Công thức 2: ROI = [(Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận đầu)/Chi phí đầu tư ] x 100
Trong đó:
- Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận đầu = thu nhập ròng (sau thuế) của doanh nghiệp.
- Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
Trong số 2 công thức tính trên, công thức 1 được sử dụng phổ biến hơn và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Nếu ROI dương: Doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận từ một khoản vốn đầu tư nhất định.
Nếu ROI âm: Doanh nghiệp bị lỗ vốn.
Ví dụ về tính ROI
Doanh nghiệp A sở hữu một trang web thương mại điện tử bán sản phẩm lĩnh vực linh kiện điện tử và đồ dùng công nghệ.
Để thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp quyết định đầu tư vào một số chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Vốn đầu tư là 10 triệu VND cho sự kiện Black Friday. Khi sự kiện kết thúc, doanh nghiệp thu về LỢI NHUẬN RÒNG là 50 triệu VND. Vậy ROI của quảng cáo theo công thức 1 là:
ROI = (50/10) x 100 = 500%
Điều này có nghĩa, cứ mỗi 1 triệu vốn đầu tư, họ đã nhận lại lợi nhuận ròng là 5 triệu. Để ví dụ chi tiết hơn nữa, ta có thể giả sử doanh nghiệp chi 5 triệu cho quảng cáo Facebook và 5 triệu cho quảng cáo Google.
Với quảng cáo Facebook, công ty chỉ thu về 4 triệu DOANH THU, trong khi quảng cáo Google thu về 46 DOANH THU.
Vậy chỉ số ROI của 2 kênh sẽ được tính theo công thức 1 như sau:
- ROI Facebook = [(4 – 5)/5] x 100 = -20%
- ROI Google = [(46 – 5)] x 100 = 820%
Lúc này, ROI Facebook âm chứng tỏ đây không phải là một khoản đầu tư hiệu quả. Doanh nghiệp nên tập trung đầu tư hơn vào việc quảng cáo trên Google.
Những lợi ích và hạn chế khi sử dụng ROI để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi ích
- Tính toán đơn giản: Chỉ cần có số liệu doanh thu, lợi nhuận và chi phí là có thể tính được ROI.
- Cung cấp cái nhìn tổng quan: Chỉ số ROI giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về hiệu quả các khoản đầu tư của doanh nghiệp.
- Được sử dụng để so sánh: Do được sử dụng rộng rãi và dễ tính toán, nên chỉ số ROI có thể so sánh lợi tức đầu tư giữa các doanh nghiệp
- Nhận biết đâu là kênh đầu tư hiệu quả: Dựa vào ROI, nhà quản lý có thể nhận biết kênh đầu tư đó có hiệu quả hay không cũng như việc đầu tư này có thể đem những lại gì cho doanh nghiệp (số lượng hàng, tỉ lệ chuyển đổi, doanh thu bán hàng) để đưa ra những điều chỉnh tích cực hơn.
Hạn chế
- ROI không tính đến thời gian: Thông thường, ROI càng cao là khoản đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, nếu một khoản đầu tư có ROI là 20% trong 5 năm và một khoản đầu tư khác có ROI là 15% trong 2 năm, cách tính ROI cơ bản không thể giúp bạn xác định khoản đầu tư nào là tốt nhất.
- Tính toán ROI có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp: Do có các công thức khác nhau để tính ROI nên không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng cùng một cách tính khiến cho việc so sánh giữa các khoản đầu tư không chính xác.
- Xu hướng chọn khoảng đầu tư có ROI lớn: Một số khoản đầu tư có ROI thấp hơn vẫn có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Những lựa chọn không tối ưu có thể dẫn đến việc phân bổ nguồn lực kém.
- Không có cách nào để tính ROI cho các hoạt động phi tài chính: Khi đầu tư máy tính mới cho nhân viên, bạn không thể sử dụng ROI để đo lường mức độ hài lòng của họ khi nhận máy mới.
Mặc dù có một vài hạn chế, nhưng nhìn chung, ROI vẫn là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư. Trên đây là một số thông tin về chỉ số ROI. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách tính ROI để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình nhé! Chúc bạn thành công.
Những câu hỏi thường gặp
ROI bao nhiêu là tốt?
Không có con số cụ thể vì một mức ROI tốt sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng chấp nhận rủi ro và thời gian cần thiết để khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận. Các nhà đầu tư lo ngại rủi ro hơn có thể sẽ chấp nhận ROI thấp.
Mặt khác, các khoản đầu tư mất nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn sẽ yêu cầu ROI cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Làm sao để xác định chỉ số ROI phù hợp nhất khi đầu tư?
Bạn phải trả lời các câu hỏi sau để xác định chỉ số ROI phù hợp nhất khi đầu tư:
- Tôi có thể chấp nhận mức rủi ro bao nhiêu?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi mất số tiền đầu tư?
- Tôi cần bao nhiêu lợi nhuận cho khoản đầu tư này so với viễn cảnh thua lỗ?
- Tôi có thể làm gì khác với số tiền này nếu tôi không đầu tư?
Có những chỉ số nào thay thế cho ROI?
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là một chỉ số thích hợp để thay thế cho ROI. Đây là thước đo của tất cả dòng tiền nhận được trong suốt thời gian đầu tư và được biểu thị dưới dạng phần trăm (%).
Ngoài ra, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) cũng là 2 chỉ số được nhiều doanh nghiệp sử dụng thay cho ROI. ROE và ROA cụ thể hóa được lợi tức đầu tư thông thường vì vốn chủ sở hữu và tài sản luôn mang một ý nghĩa quan trọng trong doanh nghiệp.
Làm sao để cải thiện chỉ số ROI trong Marketing?
Một số cách để cải thiện ROI trong Marketing như sau:
- Phân bổ ngân sách hiệu quả
- Tăng ngân sách đầu tư cho các chiến dịch mang lại hiệu quả
- Thử thử nghiệm trước khi chính thức triển khai chiến dịch
- Luôn có dự trù ngân sách