“Làm giàu miễn phí” nhờ vào retroactive – khó tin nhưng có thật? Bạn đã thử tìm hiểu cách làm giàu vốn 0 đồng này chưa? Vậy retroactive là gì? Có những dự án retroactive tiềm năng nào bạn không nên bỏ lỡ?
Giới thiệu sơ nét về retroactive
Retroactive là gì?
Retroactive là một trong các hình thức phổ biến nhất của airdrop coin, cho phép các đối tượng như người từng sử dụng, ủng hộ, đóng góp vào sự phát triển của dự án,…được nhận phần thưởng dưới dạng token từ chính dự án đó.
Hiện tại, số lượng cũng như chất lượng của dự án airdrop đã và đang không ngừng tăng cao. Giá trị các dự án dao động từ vài nghìn đô, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đô và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này minh chứng cho sức hút của việc tham gia airdrop, đặc biệt là hình thức retroactive.
Nguồn gốc của retroactive
Hình thức này bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người khi Uniswap bắt đầu thông qua dự án airdrop để tặng UNI token cho người dùng đã từng gắn bó với dự án. Người dùng sẽ có khoảng trên dưới 1600 đô trong ví lưu trữ sau khi số token được chuyển vào ví và đưa lên sàn giao dịch. Tại thời điểm đó, giá trị của UNI token rơi vào khoảng tầm 3 – 4 đô.
Tiếp nối sự thành công của Uniswap, 1Inch cũng thông qua hai lần airdrop để tặng token 1INCH cho những nhà đầu tư tham gia giao dịch, cung cấp tính thanh khoản trên thị trường. Giá trị của hai lần airdrop được ước tính là 1700 đô vào lần một và khoảng tầm 2400 đô vào lần hai.
Sau sự thành công đó, retroactive trở nên ngày càng phổ biến hơn trong mắt các nhà đầu tư. Sở dĩ nhà phát triển tiến hành cơ chế retroactive là vì họ mong muốn số token này sẽ được phân phối đến đúng đối tượng người dùng. Các token này phần lớn là token quản trị. Thế nên, khi vào tay các nhà đầu tư thực thụ, họ mới giữ lại, cùng xây dựng và tiếp tục phát triển dự án.
Bật mí bí quyết quan trọng nhất để bắt đầu thực hiện retroactive
Giữ bình tĩnh là chiếc chìa khóa thành công cho những nhà đầu tư muốn tham gia retroactive hiệu quả. Trên thực tế, việc bạn chọn lựa đầu tư và gắn bó với dự án nào hoàn toàn là sự tự nguyện. Nhà phát triển ghi nhận và đền đáp những đóng góp đó như thế nào là sự tự tâm. Thế nên, việc bạn cho đi không đồng nghĩa với việc nhất định sẽ được nhận lại.
Nhiều nhà đầu tư với tâm lý không những mong muốn được đền đáp mà còn phải là sự đáp đền đầy đủ, nhanh chóng, nên họ dễ dẫn đến nản lòng khi tham gia. Đã có rất nhiều người dùng vì mong đợi dự án airdrop để nhận retroactive quá lâu nên đã từ bỏ, thậm chí khó chịu, tức giận.
Điều này ảnh hưởng không tốt đến các quyết định đầu tư sau này của người dùng. Không những vậy, động lực để tiếp tục gắn bó cũng bị suy giảm. Từ đó, người dùng dễ có ý định rút lui và các công sức trước đây sẽ xem như “đổ sông đổ bể”. Thế nên, người dùng đừng đặt nặng vấn đề thời gian hay chú tâm quá nhiều vào airdrop. “Dục tốc bất đạt” sẽ thực sự xảy ra nếu như người dùng không giữ tâm lý thoải mái hay vẫn còn đặt nặng vấn đề retroactive.
Tiếp đến, người dùng cần “biết đủ” khi tham gia retroactive của các dự án airdrop. Các nhà đầu tư nên biết rằng: sẽ có rất nhiều dự án airdrop trên thị trường. Vì thế, hãy phân bổ đầu tư, công sức, tâm trí cho hợp lý. Hai trạng thái cần tránh khi tham gia là “biết thế đã không làm” và “biết vậy tham gia nhiều hơn”.
Tại sao các dự án lại “phát token miễn phí” cho người tham gia?
Việc thực hiện retroactive có thể đến từ một số lý do sau:
- Tri ân những đóng góp của người dùng vào sự phát triển dự án.
- Phương pháp marketing dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao.
- Động thái mới để thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư mới.
- Gia tăng vị thế, sức cạnh tranh của dự án trên thị trường tiền điện tử.
5 dự án retroactive tiềm năng không nên bỏ lỡ trên thị trường
Metamask
Metamask là ví điện tử phổ biến nhất nhì hiện nay được dùng để lưu trữ các loại coin của các dự án blockchain khác. Metamask Swap là sản phẩm DEX được tích hợp trong ví để hỗ trợ người dùng tối ưu hóa các trải nghiệm với tiền điện tử. Chính vì sự tiềm năng này, tại sao bạn không thử tiến hành swap một vài lệnh để tăng sự gắn bó với nền tảng, nâng cao khả năng retroactive của mình?
Opyn
Ra mắt trên thị trường vào tháng 6 năm 2020, thế nhưng cho đến nay, Opyn vẫn chưa có dấu hiệu về việc sẽ phát hành token riêng của dự án trong tương lai. Vì thế, khả năng cho các đợt airidrop để thu hút sự chú ý từ phía cộng đồng là rất cao. Không những vậy, người dùng còn có bằng chứng cho niềm tin Opyn sẽ sớm cho khởi chạy các retroactive của mình rằng: khi các đối thủ trực tiếp của Opyn đã ra mắt token của mình, Opyn sẽ có những động thái kiên quyết hơn để tham gia vào chặng đua này và retroactive là một trong số đó.
OpenSea
OpenSea được nhiều người xem như cái nôi của NFT trên nền tảng Ethereum. Mạng lưới này cho phép người tham gia tạo các NFT hoặc trao đổi với các mạng lưới khác trên marketplace. Bạn nghĩ sao về một mạng lưới có cộng đồng người dùng đông đảo như OpenSea khi con số này hiện lên đến hơn 25 000 người? Chính vì vậy, khả năng công bố các dự án retroactive trong tương lai là rất cao.
Mango Market
Mango Market là một nền tảng phi tập trung hỗ trợ giao dịch cross margin với tỷ lệ đòn bẩy lên đến gấp 5 lần. Tốc độ giao dịch cực nhanh cùng phí gas gần băng 0 là những lợi thế cạnh tranh lớn của Mango Market trên thị trường. Dù chưa có bất kỳ thông tin chính xác gì về dự định sẽ ra mắt dự án airdrop, thế nhưng đã không ít nhà đầu tư đóng góp vào quá trình phát triển để hy vọng có thể thực hiện retroactive từ Mango Market.
SuperRare
SuperRare là nền tảng digital artworks chất lượng tại Ethereum. Kể cả họa sĩ hay nhà sưu tầm đều có thể giao dịch ETH hàng triệu đô dù đây vẫn còn là nền tảng khá mới. Chính vì nền tảng còn khá mới, người dùng sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của SuperRare.Từ đó, họ hoàn toàn có căn cứ để hy vọng về những dự án airdrop trong tương lai để tham gia retroactive.
Bên cạnh 5 cái tên trên, còn rất nhiều dự án tiềm năng có thể tham gia retroactive trong thời gian tới. Bạn cần kiên nhẫn quan sát và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Trên đây là các chia sẻ về retroactive cũng như các khía cạnh liên quan mà bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích và nếu yêu thích, bạn hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Đó sẽ là nguồn động lực lớn nhất để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ những giá trị thiết thực đến mọi người. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có phải cứ tham gia retroactive là sẽ nhận được token hay không?
Tham gia retroactive không có bất kỳ lời hứa chắc chắn nào cho việc bạn sẽ nhận được token từ nhà phát hành. Những token được tặng đa phần là token quản trị. Thế nên, người nhận cũng cần phải đạt một số yêu cầu về mức độ tương tác, đóng góp đối với dự án để có khả năng nhận token sau khi tham gia retroactive.
Tỉ lệ nhận token được phân chia như thế nào?
Việc này cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự cống hiến của bạn dành cho dự án. Không có bất kỳ mức chia cụ thể 5%, 10%, 15%,…nào cho việc nhận token từ retroactive. Thế nên, bạn muốn nhận càng nhiều, bạn càng phải tương tác với dự án.
Nên sử dụng ví nào để retroactive?
Bạn dùng ví chính hay ví phụ để tham gia airdrop đều được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên nên dùng ví riêng cho việc này để hạn chế bị ảnh hưởng đến thông tin, tài sản trong phí khi xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Tham gia retroactive có những hạn chế nào?
Mất thời gian là nhược điểm lớn nhất của việc làm này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tốn nhiều công sức nhưng số token nhận lại không tương xứng hay bị lừa đảo, cài mã độc,…