Trong bối cảnh công nghệ blockchain luôn biến đổi không ngừng, một khái niệm mới đã xuất hiện và đang thu hút sự quan tâm của những người đam mê tiền mã hóa trên toàn thế giới: Restaking. Vậy cụ thể ReStaking là gì? Giải pháp đầu tư này có tiềm năng và rủi ro như thế nào? Các bạn hãy cũng TinoHost tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt
ReStaking cho phép người dùng Stake token đồng thời trên cả blockchain chính và các giao thức khác, hỗ trợ bảo mật nhiều mạng và có khả năng kiếm thêm phần thưởng. Có nhiều tùy chọn ReStake khác nhau, bao gồm Native ReStake trên EigenLayer cho Ethereum và Liquid ReStake, cho phép người dùng Stake tài sản trên cả mạng chính và các giao thức khác. Tuy nhiên, các ReStaker nên nhận thức được các rủi ro liên quan, bao gồm cả rủi ro cắt giảm và lợi nhuận.
Định nghĩa Restaking
ReStaking là gì?
Trước khi đi sâu vào ReStaking, chúng ta cần hiểu về khái niệm Staking tài sản kỹ thuật số trong các mạng lưới PoS.
Staking đề cập đến việc những người tham gia mạng lưới sẽ khóa một lượng tiền điện tử nhất định trên blockchain để bảo mật mạng lưới và đổi lấy phần thưởng Staking (Staking Reward).
Trên Ethereum, Staking có nghĩa là khóa 32 ETH vào một validator (người xác nhận node), tạo ra một động lực kinh tế, khuyến khích validator hành động trung thực khi xác minh giao dịch. Trong quá trình này, validator cam kết tạo các block Ethereum và duy trì tính toàn vẹn của mạng lưới. Phần thưởng cho validator là đồng ETH.
Tuy nhiên, nếu validator cố gắng thao túng mạng lưới hoặc hành động không trung thực, họ sẽ bị phạt và có thể mất ETH đã Stake dựa trên cơ chế slashing.
ReStaking là một khái niệm mới, đề cập đến việc đồng thời sử dụng số ETH đã Stake của bạn để bảo mật các giao thức khác và kiếm phần thưởng. Nói cách khác, bạn đang gửi các token ETH đã staking của mình vào một giao thức khác để mở rộng với cùng một mức độ bảo mật do validator của Ethereum tạo ra cho giao thức mới.
Trong quá trình này, số ETH của bạn sẽ vẫn được khóa trên Ethereum và validator sẽ tiếp tục xác nhận giao dịch, nhưng khả năng Staking của bạn giờ đây sẽ mở rộng sang các giao thức khác. ReStaker sẽ kiếm được phần thưởng bổ sung nhưng sẽ bị phạt hoặc “bị slashing” nếu không thực hiện các nhiệm vụ Staking của mình.
Nhìn chung, ReStaking được thiết kế để cải thiện tiện ích của một số token không hoạt động trên các blockchain PoS. Giờ đây, các giao thức ReStaking giúp bạn có thể tận dụng những token này một cách linh hoạt hơn. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là giao thức EigenLayer, cho phép các giao thức tận dụng mạng lưới tin cậy của Ethereum mà không cần thiết lập bộ validator riêng.
ReStaking hoạt động như thế nào?
Để ReStake token của mình, bạn cần sử dụng một giao thức đặc biệt, chẳng hạn như EigenLayer, Lido, StakeWise hoặc Rocket Pool. Mỗi giao thức đều có các tính năng và lợi ích riêng, vì vậy bạn nên nghiên cứu và so sánh chúng trước quyết định lựa chọn. Trong bài viết này, TinoHost sẽ sử dụng EigenLayer làm ví dụ.
EigenLayer sử dụng các Smart Contract trên Ethereum để Staker ETH có thể ReStake tài sản của họ vào các giao thức bên ngoài. Có thể xem EigenLayer như một cầu nối cho phép bạn ReStake các token ETH đã stake của mình, đồng thời cũng là một thị trường phi tập trung đáng tin cậy dành cho những Staker muốn tích lũy lợi nhuận.
Có hai mô hình ReStake: Native ReStake và ReStake LSD.
- Native ReStake cho phép bạn ReStake ETH trực tiếp lên EigenLayer bằng cách chỉ định thông tin rút tiền của validator cho các Smart Contract của EigenLayer (EigenPod).
- ReStake LSD là việc bạn ReStake các Liquid Staked Tokens (LSTs). Bạn có thể Stake ETH trên các nền tảng Liquid Staking như Lido và Rocket Pool. Liquid Staking ít phức tạp hơn so với việc vận hành validator Ethereum của riêng bạn. EigenLayer cho phép bạn stake Lido ETH (stETH), Rocket Pool ETH (rETH), Coinbase Staked Ether (cbETH) và nhiều tài sản Liquid Staking khác.
Các bước ReStake trên EigenLayer:
Bước 1: Thiết lập ví Web3
Trước tiên, bạn cần có một ví Web3 để tương tác với các giao thức DeFi và dApp. Nếu đã Stake ETH trên các nền tảng Liquid Staking, bạn có thể gửi ETH trực tiếp vào ví này.
Bước 2: Kết nối ví với ứng dụng EigenLayer
Truy cập https://app.eigenlayer.xyz/ và kết nối ví của bạn với giao thức. Trang web sẽ hiển thị các tài sản được hỗ trợ trên EigenLayer và tổng giá trị bị khóa (TVL) của mỗi tài sản trong các Smart Contract.
Bước 3: Chọn tùy chọn ReStake
Chọn phương thức ReStake phù hợp với bạn. Nếu là validator đang chạy node thì Native ReStake là lựa chọn tối ưu. Ngoài ra, bạn có thể chọn Liquid Staked Tokens (LSTs) yêu thích và nhập số lượng mong muốn.
Khi đó, bạn sẽ gửi LST của mình đến một Smart Contract khác hoặc địa chỉ ví được liên kết với giao thức bổ sung. Điều này sẽ khóa LST của bạn trong một khoảng thời gian khác, có thể khác nhau tùy thuộc vào giao thức.
Bước 4: Xác nhận giao dịch
Xác nhận khoản tiền gửi của bạn trên EigenLayer và trong ví để đảm bảo giao dịch hoàn tất.
Native ReStake và Liquid ReStake – Nên chọn mô hình ReStake nào?
Không có câu trả cụ thể về cách chọn mô hình ReStake tốt nhất cho danh mục đầu tư của bạn, vì các mô hình khác nhau có thể mang lại các mức độ rủi ro và phần thưởng khác nhau. Tuy nhiên, một số yếu tố chung có thể giúp bạn đưa ra quyết định:
Khả năng chịu rủi ro và kỳ vọng về lợi nhuận
Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và mục tiêu đầu tư, bạn có thể ưu tiên mô hình ReStaking mang lại lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn, cũng như rủi ro cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ: nếu là nhà đầu tư coi trọng tính bảo mật và ổn định, bạn có thể chọn Native ReStake với rủi ro thấp và tính phức tạp thấp, nhưng tính linh hoạt và lợi nhuận cũng thấp.
Mặt khác, nếu là nhà đầu tư mạo hiểm, bạn có thể chọn Liquid ReStake với hiệu quả sử dụng vốn và tính thanh khoản cao nhưng cũng có tính phức tạp và biến động cao.
Thành phần và đa dạng hóa danh mục đầu tư
Ví dụ: Nếu có một danh mục đầu tư ETH lớn và tập trung, bạn có thể chọn Liquid ReStake, cho phép bạn truy cập và khám phá các giao thức LST và LSTFI khác nhau, đồng thời tiếp cận với các token và phần thưởng khác nhau. Mặt khác, nếu bạn có một danh mục đầu tư LST nhỏ và đa dạng, bạn có thể chọn Native ReStake, giúp đơn giản hóa quá trình ReStaking của bạn, đồng thời tránh các khoản phí và trượt giá.
Nhu cầu về tính thanh khoản
Tùy thuộc vào nhu cầu về tính thanh khoản của bạn, bạn có thể ưu tiên phương pháp ReStaking cung cấp tính thanh khoản cao hơn hoặc thấp hơn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn cao hơn hoặc thấp hơn.
Ví dụ: nếu bạn có nhu cầu về tính thanh khoản cao, chẳng hạn như giao dịch hoặc rút tiền thường xuyên, bạn có thể chọn Liquid ReStake. Điều này cho phép bạn giao dịch, phòng ngừa rủi ro và kiếm lời chênh lệch giữa LSD và FYT của mình riêng biệt. Mặt khác, nếu bạn có nhu cầu về thanh khoản thấp, chẳng hạn như nắm giữ hoặc tích lũy dài hạn, bạn có thể chọn Native ReStake, giúp khóa LST và các token phái sinh của bạn.
Lợi ích và rủi ro của ReStaking
Lợi ích
- Phần thưởng được cải thiện: Staker có khả năng tăng thu nhập bằng cách Stake tài sản trên nhiểu mạng lưới.
- Bảo mật tăng cường: Càng có nhiều tài sản được Stake, giá trị của mạng lưới càng cao, bổ sung khả năng chống chịu các cuộc tấn công. Mức độ bảo mật cao giúp mạng lưới trở thành một môi trường đáng tin cậy cho các dApp, giao thức và nền tảng.
- Giảm thiểu bán tháo: ReStaking giúp native token trở nên linh hoạt hơn, từ đó ngăn chặn việc bán tháo ồ ạt. Điều này góp phần giúp dự án tránh bị mất giá trị, thúc đẩy một hệ sinh thái ổn định và bền vững hơn.
- Giảm chi phí khởi động cho các giao thức mới: Bằng cách ReStake nhóm tài sản của Ethereum, các giao thức mới có thể hưởng lợi về kinh tế từ các dịch vụ bảo mật của Ethereum mà không triển khai dịch vụ xác thực riêng. Điều này giúp các dự án mới tiết kiệm chi phí và nhanh chóng tham gia vào hệ sinh thái Ethereum rộng lớn.
- Các giao thức có thể duy trì quyền tự chủ: Bằng cách xây dựng trên EigenLayer, các giao thức sẽ có tính linh hoạt để tùy chỉnh kiến trúc của mình mà không cần tuân theo các quy tắc cứng nhắc áp đặt cho các chain Layer 2 của Ethereum. Điều này cho phép các giao thức đổi mới và xây dựng các dApp và hữu ích.
Rủi ro
Rủi ro Slashing
Để đổi lấy phần thưởng cao hơn, ReStaking áp dụng thêm các cơ chế cắt giảm (slashing). Tùy thuộc vào điều khoản của giao thức, cơ chế slashing tiềm ẩn nguy cơ mất tài sản đáng kể cho Validator nếu vi phạm các quy tắc. Staker tham gia phải tuân theo các quy tắc hợp đồng và đối mặt với hình phạt nếu có hành vi gian lận.
Rủi ro về lợi nhuận
Mặc dù EigenLayer hướng đến việc cho phép các giao thức tận dụng mạng lưới tin cậy phi tập trung của Ethereum để đảm bảo bảo mật nhưng động lực chính của Staker lại là hệ thống phần thưởng. Điều này có thể dẫn đến việc người Staker chọn các giao thức có lợi nhuận cao nhất, tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến mạng lưới Layer-1.
Rủi ro đối với hiệu suất của Ethereum
Những người phản đối ReStaking lo ngại rằng với việc sức mạnh tính toán của Ethereum được chuyển hướng sang các mạng lưới phụ có thể dẫn đến quá tải trên cơ chế đồng thuận của Ethereum. Điều này sẽ làm chậm quá trình xử lý giao dịch và ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của mạng lưới.
Rủi ro tập trung hóa
Các giao thức ReStaking như EigenLayer có thể thu hút người Stake ETH với hứa hẹn lợi nhuận cao, dẫn đến sự gia tăng của các mạng lưới tập trung và sự suy giảm của các Staker ETH cá nhân. Điều này đi ngược lại triết lý phi tập trung của blockchain và có thể khiến Ethereum dễ bị tấn công hơn.
Kết luận
ReStaking hứa hẹn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả Staker và các giao thức blockchain. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nhưng tiềm năng của ReStaking là vô cùng to lớn. ReStaking có thể giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho Staking, nơi người dùng có thể tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, góp phần xây dựng một hệ sinh thái blockchain mạnh mẽ và bền vững hơn.
Tuy nhiên, ReStaking cũng đi kèm với một số rủi ro cần lưu ý. Người dùng nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tham gia vào bất kỳ giao thức ReStaking nào.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có những giao thức ReStaking nào đáng chú ý hiện nay?
Một số giao thức ReStaking đáng chú ý mà bạn có thể tham khảo gồm: EigenLayer, Renzo, Picasso, Pendle Finance và một số dự án mảng Liquid Staking Derivatives như Lido, StakeWise, Rocket Pool.
EigenLayer là gì?
EigenLayer là một giao thức tiên phong mang đến khái niệm Restaking cho cộng đồng Ethereum. Giao thức cho phép người dùng Stake ETH theo cách truyền thống hoặc Stake thông qua các dự án Liquid Staking Derivatives (LSD) và tiếp tục sử dụng Liquid Staking Tokens (LST) để ReStaking trên các Smart Contract của những nền tảng khác để kiếm thêm phần thưởng.
Tham khảo bài viết: EigenLayer là gì? để biết thêm chi tiết.
Làm sao để hạn chế rủi ro khi tham gia ReStaking?
Để hạn chế rủi ro khi tham gia ReStaking, bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như chiến lược Staking của mình và nên nhớ “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
- Bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách phân bổ tài sản cho các giao thức LST và LSTFI khác nhau.
- Đa dạng hóa chiến lược bằng cách sử dụng các phương pháp và mô hình ReStaking khác nhau.
Ai có thể tham gia ReStaking?
Bất kỳ ai sở hữu tài sản tiền điện tử đều có thể tham gia ReStaking. Có nhiều giao thức ReStaking khác nhau, mỗi giao thức có những yêu cầu và rủi ro riêng. Do đó. hãy nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn giao thức phù hợp.