Thương mại điện tử phát triển mang đến cho người mua hàng online quá nhiều sự lựa chọn. Mỗi ngày, đều có khách hàng click chuột vào website của bạn và đi ra, không mua hàng và cũng không có yêu cầu gì. Làm thế nào để “giữ chân” những khách hàng ấy và biến họ thành khách hàng tiềm năng thực sự? Remarketing sẽ là giải pháp lý tưởng cho doanh nghiệp của bạn hiện nay.
Remarketing là gì?
Định nghĩa khái niệm “Remarketing”
Remarketing được dịch sang tiếng Việt là Tiếp thị lại.
Tên gọi cũng đã thể hiện bản chất của phương pháp này. Phương thức này cho phép bạn hiển thị quảng cáo đến những “người cũ” bằng cách tiếp thị trên những trang web khác trên mạng Google mà người dùng đó truy cập. Từ “cũ” ở đây chính là chỉ người truy cập đã:
- Vào trang web của bạn nhưng không hoàn tất các thao tác mà bạn mong muốn. Ví dụ như không điền thông tin, không mua sản phẩm của bạn, …
- Truy cập trang web của bạn nhiều lần.
- Vào website không phải bằng Google Adwords.
- Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động của bạn trước đó.
- Hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng, mua hàng,..
Hiểu đơn giản, Remarketing là hình thức bạn hiển thị quảng cáo “một lần nữa” đến người truy cập.
Ví dụ: TinoHost là trang cung cấp các sản phẩm về hosting, VPS, domain, … Khi người truy cập rời khỏi trang này mà không mua bất kỳ sản phẩm nào, Remarketing sẽ giúp doanh nghiệp kết nối lại với người đó. Hình thức kết nối là hiển thị quảng cáo có liên quan khi họ duyệt web, khi họ sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động hay khi họ tìm kiếm trên Google.
Các hình thức Remarketing phổ biến
Remarketing là một trong những phương án tuyệt vời giúp bạn tăng khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và tối đa hóa lợi nhuận. 3 hình thức Remarketing thường được doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay là:
- Sử dụng quảng cáo hiển thị: được áp dụng cho những người đã từng truy cập vào website của doanh nghiệp. Các trang web trên toàn mạng lưới hiển thị của Google hay những nền tảng truyền thông khác (Facebook, Twitter) là hai nền tảng sử dụng hình thức này thường xuyên.
- Gắn quảng cáo doanh nghiệp với kết quả tìm kiếm trang web khác: được áp dụng khi người dùng đã truy cập website của bạn.
- Remarketing dựa trên danh sách khách hàng. Hình thức này sẽ đưa những thông tin khách hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp của bạn và tiếp thị khi người dùng đó truy cập vào mạng Google.
Remarketing hoạt động thế nào?
Nguyên lý hoạt động của Remarketing cụ thể như sau:
Đầu tiên, bạn nhúng một đoạn mã Remarketing vào Landing Page hoặc website mà bạn muốn tiếp thị lại (website A). Đoạn mã này là code đối với Remarketing Google và Pixel với Facebook Retargeting trong quảng cáo trên Facebook.
Sau đó, khi có người truy cập vào trang web, hệ thống sẽ tự động lưu lại thông tin trên trình duyệt và thêm cookie vào danh sách Remarketing. Đây sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng trong chiến dịch marketing nhắm trực tiếp vào họ.
Kế tiếp, người này rời khỏi trang web của bạn và đi “ngao du sơn thủy” trên mạng. Họ vào website B sẽ thấy hiển thị quảng cáo Google dưới dạng Display Network – một hình thức tiếp thị liên kết.
Cuối cùng, Google dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị quảng cáo của website A trên website B.
Sử dụng Remarketing mang đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Không bỏ lỡ khách hàng tiềm năng
Khi mua hàng online, chỉ có 1-2% khách hàng quyết định mua sản phẩm, dịch vụ qua lượt click đầu tiên. Số đông còn lại là những người luôn cân nhắc, so sánh các sản phẩm, dịch vụ của nhiều website khác nhau trước khi quyết định mua hàng.
Hiểu được điều này, Marketers đã áp dụng Remarketing để lan rộng thông điệp, đẩy mạnh mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng thêm một lần nữa. Từ đó, nhắc nhở, cung cấp thông tin cho khách hàng, khuyến khích họ quay lại website của bạn và tiến hành mua hàng.
Đây là yếu tố lợi ích đầu tiên mà Remarketing mang lại cho doanh nghiệp.
Mang lại hiệu quả cao với chi phí tối ưu
Remarketing có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư (ROI) một cách mạnh mẽ.
Những người đã từng truy cập vào website của bạn, chắc chắn họ đã có sự quan tâm nhất định đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Thay vì phải tốn ngân sách lớn để “thả lưới trên diện rộng”, giờ đây bạn có thể “khoanh vùng” khách hàng tiềm năng. Từ đó, đẩy mạnh quảng cáo đúng mục tiêu, đúng đối tượng để tỷ lệ bán hàng thành công hơn.
Bán thêm và bán chéo
Đây là một thao tác nhỏ có thể mang lại hiệu quả kinh doanh lớn.
Bạn chỉ cần đặt đoạn code Remarketing tại hành vi chuyển đổi trên website hoặc trang “Thank you” (Trang cám ơn khi người dùng đăng ký hoặc mua hàng), bạn sẽ có một danh sách các khách hàng đã thực hiện hành vi chuyển đổi. Sau đó, bạn có thể tiếp tục đưa ra một lời đề nghị hấp dẫn sau khi họ mua hàng. Tỷ lệ thành công rất cao nếu bạn bán sản phẩm này trong những lần tiếp theo đấy!
Tăng nhận biết về thương hiệu doanh nghiệp của bạn
Giữa hàng ngàn quảng cáo của hàng ngàn trang web, làm thế nào để khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn? Một cách hữu hiệu là “xuất hiện nhiều lần để thu hút sự chú ý”.
Nhắc đi nhắc lại nhiều lần thương hiệu thông qua quảng cáo, Remarketing sẽ khiến người dùng nhớ lâu hơn thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Dần dần, nó đi sâu vào tâm trí người dùng. Khi họ có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ này, họ sẽ nghĩ đến doanh nghiệp của bạn đầu tiên.
Tiếp cận khách hàng với quy mô lớn, rộng khắp và có chiều sâu
Internet và mạng hiển thị của Google mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới. Thật dễ dàng để đưa thông điệp quảng cáo của mình tiếp cận số lượng lớn người dùng nằm trong danh sách Remarketing trong một thời điểm nhất định. Có vô số website tham gia vào mạng hiển thị. Chỉ cần truy cập vào 1 trong số những website này, người truy cập sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn. Tần số xuất hiện quảng cáo dày đặc là điều hoàn toàn có thể đoán được!
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn lọc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Ví dụ : Bạn muốn nhắm tới những khách hàng đã vào trang Web 10 ngày trước, hôm qua, hôm kia, …
Trong hầu hết các chiến dịch quảng cáo, Remarketing là công cụ không thể thiếu đối với các Digital Marketers. Mỗi doanh nghiệp sẽ phù hợp với một hình thức khác nhau. Chúc bạn áp dụng thành công Remarketing vào doanh nghiệp của mình nhé!
FAQs về Remarketing
Có 2 cách để tắt tính năng thu thập dữ liệu remarketing: Tất nhiên là không, vì nếu chúng là 1 thì đã không tồn tại 2 thuật ngữ này rồi! Remarekting là “tiếp thị lại” còn Retargeting là “nhắm chọn lại”. Retargeting được sử dụng để tiếp cận lại khách hàng đã truy cập vào website tuy nhiên chưa có nhu cầu mua hàng bằng các quảng cáo trả phí. Đều cùng chung mục tiêu là tiếp cận lại khách hàng và thuyết phục họ quay trở lại website để mua hàng, tuy nhiên, hình thức thực hiện của Remarekting và Retargeting lại khác nhau. Remarketing là thuật ngữ rộng và bao quát hơn Retargeting, được triển khai ở nhiều hình thức khác nhau (đa số là Email marketing) còn Retargeting sẽ sử dụng quảng cáo trả phí. Thực tế chung ta khó có thể xác định chi phí cho Remarketing cụ thể. Mỗi chiến dịch khác nhau sẽ có chi phí khác nhau, nhưng tiếp thị lại với Google Ads đã chứng tỏ là một chiến lược hiệu quả cho đại đa số các doanh nghiệp. So với một các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tổng thể, quảng cáo tiếp thị lại luôn tạo ra nhiều lượt chuyển đổi hơn với chi phí mỗi nhấp chuột thấp. Có thể bạn chưa biết, có đến 11% các công ty đang sử dụng Remarketing để nhắm mục tiêu vào khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Sau khi khách hàng truy cập trang web của bạn hoặc khi họ tìm kiếm một từ khóa cụ thể trên Google, thậm chí sau khi họ truy cập vào các trang web của đối thủ, Remarketing sẽ giúp quảng cáo của bạn được bật lên trên trình duyệt của họ, nhắc nhở họ quay lại với bạn để mua hàng.Thêm tính năng tự động tìm kiếm khách hàng tiềm năng vào chiến dịch Remarketing động
Thao tác tắt tính năng thu thập dữ liệu remarketing
Retargeting có phải là Remarketing không?
Chi phí quảng cáo Remarketing trên Google là bao nhiêu?
Remarketing có ảnh hưởng gì đến cạnh tranh không?