Nếu bạn quan tâm đến những nền tảng công nghệ mới phục vụ cho các thiết bị smartphone, React Native chắc chắn sẽ đem đến cho bạn rất nhiều câu hỏi về công nghệ này đấy! Đi cùng sự phát triển của công nghệ, Tino Group sẽ giải đáp React Native là gì cũng như hướng dẫn sử dụng công nghệ React Native cơ bản giúp bạn nhé!
Tìm hiểu về React Native
React Native là gì?
React Native là một framework (khung công việc) phát triển ứng dụng di động đa nền tảng, cho phép bạn xây dựng các ứng dụng di động bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript và sử dụng các thành phần giao diện được tái sử dụng. Framework này do cộng đồng Facebook và mã nguồn mở phát triển.
Điểm nổi bật của React Native là khả năng chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng khác nhau như iOS và Android. Thay vì viết mã cho từng nền tảng một cách riêng biệt, bạn có thể sử dụng một cơ sở mã nguồn chung để xây dựng ứng dụng trên cả hai hệ điều hành.
Cách hoạt động của React Native dựa trên nguyên tắc “learn once, write anywhere” (học một lần, viết ở bất kỳ đâu). Bạn sẽ sử dụng các thành phần giao diện được cung cấp bởi React Native để xây dựng giao diện người dùng của ứng dụng. React Native sẽ chuyển đổi các thành phần này thành mã đặc tả cho nền tảng cụ thể, giúp hiển thị giao diện trên các thiết bị khác nhau.
React Native hoạt động như thế nào?
React Native hoạt động bằng cách kết hợp sự mạnh mẽ của React – một thư viện giao diện người dùng dựa trên JavaScript. Bên cạnh đó, React Native còn là việc sử dụng các thành phần native để hiển thị giao diện trên các nền tảng di động khác nhau. Dưới đây là cách React Native hoạt động:
- Khai báo Giao diện với JSX: Bạn sử dụng JSX (JavaScript XML) để định nghĩa giao diện của ứng dụng. JSX cho phép bạn viết mã tương tự HTML để tạo ra các thành phần giao diện như nút, văn bản, hình ảnh và các thành phần tương tự.
- Xây dựng Components: Bạn xây dựng các thành phần giao diện bằng cách sử dụng các thành phần được cung cấp bởi React Native. Các thành phần này bao gồm các thành phần cơ bản như
View
,Text
,Image
, cũng như các thành phần tùy chỉnh mà bạn có thể tạo. - Virtual DOM: React Native sử dụng một cơ chế gọi là Virtual DOM để theo dõi sự thay đổi trong giao diện của bạn. Virtual DOM là một phiên bản ảo của cây giao diện người dùng thật, được duyệt và cập nhật một cách hiệu quả để giảm thiểu việc tương tác trực tiếp với DOM thật trên các thiết bị di động.
- Bridge và Native Modules: Khi các thay đổi trong Virtual DOM xảy ra, React Native sử dụng một thành phần gọi là “Bridge” để giao tiếp với các API native của từng nền tảng (iOS và Android). Nếu cần, bạn có thể sử dụng Native Modules để viết mã native cho các tính năng đặc biệt hoặc tối ưu hiệu suất.
- Render thành phần Native: Sau khi React Native tạo ra các mã tương ứng với giao diện của bạn, nó sẽ sử dụng các thành phần native của từng nền tảng để hiển thị giao diện. Điều này giúp ứng dụng có hiệu suất gần như các ứng dụng native.
- Hot Reloading và điều khiển trạng thái: React Native hỗ trợ tính năng hot reloading, cho phép bạn thấy kết quả ngay lập tức khi bạn thay đổi mã nguồn. Bằng cách sử dụng React’s state management, bạn có thể cập nhật trạng thái của ứng dụng và tự động cập nhật giao diện dựa trên trạng thái mới.
Những khái niệm liên quan cần biết
Native App
Đây là tên gọi dành cho những ứng dụng được xây dựng và phát triển bằng những công cụ do chính nhà phát triển cung cấp cho lập trình viên (developer). Hai nhà phát triển App hàng đầu thế giới hiện nay là Android và iOs.
Hybrid App là gì?
Đây là sự kết hợp giữa ứng dụng Web và ứng dụng mobile. Nghĩa là người dùng vừa có thể cài đặt lên điện thoại của mình giống như là những ứng dụng Native bình thường, vừa có thể tìm thấy chúng ở những kho ứng dụng trả phí.
Tổng quan ưu điểm, hạn chế của React Native
Ưu điểm
Có thể tái sử dụng code
React Native cho phép các developer có thể tái sử dụng code trong khi phát triển các ứng dụng đa nền tảng. Đặc biệt, developer có thể tái sử dụng hầu như 80-90% các đoạn code thay vì phải viết và tạo các ứng dụng riêng biệt cho các nền tảng khác nhau.
Ưu điểm này giúp người dùng:
- Tiết kiệm thời gian và giảm chi phí phát triển của một ứng dụng.
- Tận dụng nguồn nhân lực tốt hơn
- Duy trì ít code hơn, ít bugs hơn
- Các tính năng trong cả 2 platforms cũng tương tự nhau.
Cộng đồng người dùng lớn
React Native được đánh giá là một trong những Framework được yêu thích nhất (khảo sát của stack overflow vào năm 2019).
Nhờ cộng đồng người dùng rất lớn trên toàn thế giới, bạn có thể tìm sự hỗ trợ nếu gặp phải bugs.
Tính ổn định và tối ưu
Được phát triển bởi Facebook, React Native có hiệu năng ổn định khá cao.
- Mã React Native giúp đơn giản hóa quá trình xử lý dữ liệu.
- Đội ngũ phát triển ứng dụng không quá lớn.
- Xây dựng ứng dụng ít native code nhất cho nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Trải nghiệm người dùng tốt hơn khi so sánh với ứng dụng Hybrids
Hạn chế
- Yêu cầu Native code.
- Hiệu năng kém hơn so với Native App.
- Bảo mật chưa thật sự tốt do dùng JavaScript. Do sử dụng JavaScript, người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của JavaScript: dễ làm dễ sai, dẫn đến khó duy trì về sau.
- Quản lý bộ nhớ.
- Tùy biến chưa thật sự tốt ở một số module.
- Không thích hợp cho các app cần năng lực tính toán cao (hash, crypto, etc).
Hướng dẫn cài đặt React Native
React Native hỗ trợ đa hệ điều hành bao gồm Windows, Linux, MacOS. Trong bài viết này, TinoHost sẽ hướng dẫn ạn cài đặt React Native trên hệ điều hành Linux, sử dụng thuần code JS.
Bước 1: Download NodeJS và cài đặt.
Bước 2: Tiến hành cài đặt React Native App bằng cú pháp
npm install –g create-react-native-app
Bước 3: Tạo và chạy project mẫu
create-react-native-app AwesomeProJect
cd AwesomeProject
npm start
Bước 4: Chạy project trên điện thoại
Bất kỳ thay đổi nào được thực hiện trên App.js sẽ được tự động cập nhật tương ứng trong ứng dụng. Nhờ ưu điểm này, developer có thể tiết kiệm được thời gian và tăng hiệu quả xây dựng ứng dụng.
Điểm khác biệt của ReactJS và React Native là gì?
Thiết lập và đóng gói (setup and bundling)
Thiết lập và vận hành React Native khá nhanh chóng vì có sẵn tất cả những module cần thiết. Trong khi đó, bạn cần phải xác định các module cần thiết cho ứng dụng của mình khi dùng ReactJS.
DOM và Styling
React Native không dùng HTML để render app mà cung cấp các component để thay thế. Component React Native sẽ map các UI iOS hoặc Android được render trên ứng dụng.
Animations và Gestures
Thay vì CSS animation, bạn sẽ phải sử dụng JavaScript để tạo các Component động trong React Native.
Điều hướng (Navigation)
Navigator trong React Native cung cấp tất cả những gì mà bạn cần để thực hiện việc chuyển đổi giữa các Scene trong ứng dụng.
Nền tảng code riêng (Platform specific code)
React Native có khả năng phát hiện và nạp đúng code cho nền tảng được hỗ trợ.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu React Native là gì cũng như ưu điểm và hạn chế của framwork này. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Tino Group để đón đọc những bài viết hay và hữu ích khác bạn nhé!
Những câu hỏi thường gặp về React Native
Component là gì trong React Native?
Trong React Native, Component là các thành phần giao diện người dùng tái sử dụng được xây dựng bằng mã nguồn JavaScript.
Công cụ phát triển React Native là gì?
Các nhà phát triển có thể sử dụng những công cụ hoàn toàn miễn phí như sau:
- Hot Reloading
- Chrome Dev Tools để kiểm tra yêu cầu mạng, hiển thị bản ghi giao diện và dừng mã trên các trình gỡ lỗi
- Redux DevTools để kiểm tra trạng thái của store Redux
React Native có hỗ trợ phát triển các ứng dụng trò chơi không?
Dù chủ yếu được sử dụng cho phát triển ứng dụng giao diện người dùng, nhưng React Native cũng có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng trò chơi đơn giản.
React Native có miễn phí sử dụng không?
Câu trả lời là: “Có!”. React Native là một framework mã nguồn mở, miễn phí cho mọi người sử dụng và phát triển.