Radicle (RAD) là gì? Tại sao lại cho rằng Radicle có thể đe dọa đến vị thế của Github? Hãy cùng Tino Group khám phá các câu hỏi này nhé!
Giới thiệu chung về Radicle
Radicle (RAD) là gì?
Radicle là một nền tảng phi tập trung, giao thức mã nguồn mở, có chức năng tương tự như Github – nơi các nhà lập trình cùng cộng tác viết code mà không có bất kỳ một tổ chức kiểm soát. Hai thành phần chính của Radicle là: Radicle Link và Radicle Orgs.
- Radicle link: mạng lưới ngang hàng (peer to peer network) với phần phụ trợ thông qua quá trình “called gossip” để phụ trách vấn đề phân tán, cấp quyền.
- Radicle Orgs: một giải pháp thay thế mang tính phi tập trung, an toàn hơn và giúp nhà phát triển có thể xác định quy tắc và quyền dựa trên các hợp đồng thông minh (smart contract).
Các vấn đề đặt ra hiện nay là gì?
Những mạng lưới cộng tác mã code hiện nay hầu hết đều thuộc sở hữu của các tập đoàn. Điều này có nghĩa là những mạng lưới đó sẽ phải hoạt động dưới sự ràng buộc về mặt pháp lý. Đồng thời, vì là tài sản của tập đoàn, họ có quyền quyết định các điều khoản, quyền và nghĩa vụ của người dùng. Nói cách khác, các mạng lưới này vẫn còn tính tập trung, chưa phân tán và phải chịu sự kiểm duyệt từ các công ty lớn hay một bên thứ ba.
Đây cũng là lý do cho thấy sự phụ thuộc của mạng lưới vào các “gã khổng lồ”, dẫn đến phân phối và cấp quyền mã nguồn mở thiếu tính bền vững, ổn định. Hơn hết, việc phụ thuộc này sẽ đi ngược lại với các giá trị và mục đích của mạng lưới, kiềm chế sự phát triển đường dài của cả một hệ sinh thái mã nguồn mở và miễn phí.
Radicle đã được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề đó. Tầm nhìn và sứ mệnh của dự án nhằm chuyển đổi từ một mạng lưới tập trung sang một hệ sinh thái phi tập trung có đầy đủ các tính năng an toàn đảm bảo và không có sự can thiệp của các bên trung gian.
Các đặc điểm đáng chú ý của Radicle
Quyền tự do
Người dùng hoàn toàn có quyền thực hiện các hoạt động như khởi chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, phân tích, cải tiến, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh,…phần mềm theo ý của mình. Chữ “free” khi nhắc đến Radicle có nghĩa “tự do” thay vì “miễn phí” về mặt giá cả.
Quyền làm chủ
Bên cạnh việc có thể tự do cộng tác với người dùng khác khi sử dụng phần mềm, người dùng còn có thể truy cập vào hệ thống hoặc chia sẻ dữ liệu mà không có bất kỳ ai có quyền ngăn cấm. Mọi hoạt động đều được kiểm tra tính minh bạch. Dưới góc độ cá nhân, chủ sở hữu có quyền quản lý tương tác và nội dung mà mình đã xem.
Tính thân thiện
Radicle là một giao thức dễ sử dụng, giao diện gần gũi với người dùng. Kể cả những nhà phát triển mới vẫn có thể dễ dàng tiếp cận đến Radicle. Đồng thời, phần mềm này vẫn đáp ứng được đầy đủ các chức năng cơ bản mà một nền tảng cộng tác cần phải có.
Thế thệ phần mềm ngoại tuyến đời đầu
Một tính năng vượt trội của Radicle là không cần phải kết nối internet, DNS hay các cổng trực tuyến. Radicle có thể hoạt động ngoại tuyến một cách độc lập dựa vào cơ chế của mình mà không sợ bất kỳ gián đoạn nào. Vì thế, trạng thái hoạt động của Radicle luôn trong trạng thái sẵn sàng.
Tính bảo mật
Chính vì là một mạng lưới phi tập trung, không có sự can thiệp của bên thứ ba, Radical sẽ hạn chế mắc phải các vấn đề về bảo mật thông tin trong thời gian sử dụng. Tất cả các hoạt động, thao tác trên hệ thống đều được xác minh bằng biện pháp bảo mật như chữ ký, mã xác nhận,…
Mạng lưới ngang hàng
Nhờ vào cơ chế peer to peer, Radicle đã giúp các nhà phát triển cũng như các nhà bảo trì quản lý và cải tiến hệ thống dễ dàng hơn. Cơ chế này giúp phát huy tính linh hoạt trong mô trình “kiểu chợ” khi hỗ trợ các vấn đề phức tạp và còn được kết nối với chính quá trình phát triển của hệ thống.
Tính phi tập trung
Bằng việc lưu trữ phi tập trung, Radicle được xem là một giải pháp tối ưu cho các cộng tác viên viết code. Những nhận xét, đánh giá đều có thể thao tác ngoại tuyến và xác nhận bằng mật mã.
Radicle có gì ưu việt hơn so với Github?
Sau đây là một số điểm cải tiến của Radicle so với Github:
- Ngăn xếp Radicle không có thành phần “đóng”, từ trên xuống dưới đều là mã nguồn mở. Bạn có thể nghe, sửa đổi hoặc mở rộng mọi thành phần của ngăn xếp.
- Radicle hoàn toàn được xây dựng trên giao thức mở, không có bất kỳ máy chủ, người dùng, công ty, tổ chức đặc biệt nào có thể kiểm soát sự cộng tác của người thực hiện.
- Radicle hoạt động dựa trên mạng lưới ngang hàng thay vì hệ thống máy khách hàng – máy chủ.
- Mặc định Radicle không mang tính toàn cầu.
- Biểu đồ xã hội của các đồng nghiệp hoặc các dự án bạn theo dõi sẽ xác định nội dung bạn xem, tương tác và sao chép.
- Mô hình thiết kế của Radicle được phát triển theo kiểu chợ (trong dự án sẽ không có một nhánh chính, tất cả người tham gia đều có vai trò và chức năng như nhau).
- Radicle sử dụng nền tảng phi tập trung Ethereum để thay thế chức năng cơ chế tập trung “forges” và các mô hình quản trị phân cấp.
- Radicle là một dự án tự duy trì do đóng góp của cộng đồng.
- Hệ sinh thái Radicle có phát hành token riêng (RAD) trên nền tảng Ethereum.
Giới thiệu về RAD token
Thông tin cơ bản về token RAD (Key metrics)
- Token name: Radical
- Ticker: RAD
- Blockchain: nền tảng Ethereum
- Token type: loại Governance
- Token standard: tiêu chuẩn ERC-20
- Token contract: địa chỉ 0x31c8eacbffdd875c74b94b077895bd78cf1e64a3.
- Total supply: tổng cung 100.000.000 RAD
- Circulating supply: Đang cập nhật
Phân bổ token RAD (Token allocation)
Với tổng nguồn cung như trên, số token RAD sẽ được phân bổ thành các nguồn như sau: Community treasury: chiếm 50% tương đương 50,000,000 RAD (trả dần trong vòng 48 tháng).
- Team: chiếm 19% tương đương 19.000.000 RAD (block 12 tháng, trả dần trong vòng 48 tháng).
- Early supporters: chiếm 20% tương đương 20.000.000 RAD (block 12 tháng).
- Foundation: chiếm 5% tương đương 5.000.000 RAD (block 12 tháng).
- Seeders program: chiếm 2% tương đương 2.000.000 RAD (block 12 tháng).
- Bootstrap liquidity: chiếm4% tương đương 4.000.000 RAD.
Roadmap của dự án Radicle (Lộ trình phát triển)
Cuối năm 2020: ra mắt bản phát hành đầu tiên, ứng dụng vào máy tính để bàn, tham gia mạng lưới lưu trữ mã ngang hàng.
- Đầu năm 2024: đăng ký thương hiệu toàn cầu, quản lý tổ chức chung, liên kết ví điện tử tích hợp với Ethereum.
- Giữa năm 2024: tăng cường cộng tác viên về việc viết mã code, khắc phục các báo cáo lỗi, đánh giá và thảo luận mã lưu trữ cục bộ.
- Cuối năm 2024: trao quyền nhà phát triển, xây dựng DeFi, NFT, token,…
Mua bán RAD token ở đâu?
Hiện tại, bạn có thể mua bán RAD tại các sàn giao dịch như sau:
Trên đây là các chia sẻ về Radicle (RAD) cũng như các khía cạnh liên quan bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Điều này sẽ là món quà tinh thần vô cùng quý giá giúp đội ngũ nhân viên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng bài viết cũng như chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có các cặp token nào với RAD?
Hiện tại, trên thị trường có các cặp giao dịch như RAD/ USDT, RAD/ BTC, RAD/ ETH,…
Có thể lưu trữ RAD token ở đâu?
Bạn có thể sử dụng một số ví điện tử sau để lưu trữ RAD token Coin98, Trust Wallet, Metamask Wallet hoặc ví trên các sàn giao dịch nêu trên.
Radicle được tài trợ bởi các quỹ đầu tư nào?
Radicle nhận được sự đầu tư từ các quỹ như Coinbase Ventures, Fabric Ventures, Placeholder Ventures,…
Radicle hợp tác với các dự án nào?
Một số dự án hợp tác với Radicle hiện nay có thể kể đến như Placeholder, Galaxy, NFX, Electric, Parafi, Hypersphere, BlueYard, 1kx,…