Từ lâu, website đã là nền tảng cốt lõi trong hoạt động bán hàng và tiếp thị của hầu hết các doanh nghiệp. Để trang web được vận hành hiệu quả, khâu quản trị vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thật sự hiểu những công việc cần làm khi quản trị website. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ giải đáp cho bạn quản trị website là gì cũng như những kỹ năng cần thiết để quản lý trang web hiệu quả.
Tổng quan về quản trị website
Quản trị website là gì?
Quản trị website bao gồm những hoạt động để trang web được vận hành hiệu quả như: duy trì server, sửa lỗi code, thiết kế logo và tạo nội dung, theo dõi traffic, xây dựng các thành tố của website,… Tùy theo quy mô của trang web, người quản trị website còn phải quản lý content được đăng trên trang web và thực hiện tối ưu SEO.
Để làm tốt tất cả các công việc trên đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa bộ phận thiết kế, content và lập trình. Hơn nữa, các phòng ban cũng cần phải tương tác với quản trị viên để đảm bảo nội dung được đưa lên chính xác, phù hợp với định hướng phát triển và những chính sách của doanh nghiệp.
Tại sao cần chú trọng trong việc quản trị website?
Đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp
Không chỉ là nơi giao dịch trực tuyến, website còn là đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp. Việc xây dựng và tối ưu website sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn cũng như tạo được uy tín trong lòng khách truy cập. Qua đó, họ sẽ đánh giá bạn tích cực hơn các đối thủ cạnh tranh.
Website được quản lý tốt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn
Một website chỉn chu về nội dung lẫn hình thức cũng như tối ưu tốc độ tải trang sẽ giúp thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Nếu nội dung đủ hấp dẫn, khách hàng còn giúp bạn chia sẻ lên các mạng xã hội miễn phí. Từ đó sẽ có thêm nhiều người biết đến trang web của bạn hơn.
Càng có nhiều người ghé thăm, tỷ lệ chuyển đổi trên website càng tăng.
Một website chất lượng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí
Với kinh doanh trực tuyến, bạn chỉ cần 1-2 quản trị viên xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên website và quảng bá sản phẩm. Điều này giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí để tiếp cận khách hàng hơn so với việc đầu tư cho kinh doanh truyền thống.
Những công việc cần làm của nhà quản trị website
Cập nhật giao diện trang web
Để website không bị lỗi thời, Webmaster (nhà quản trị website) cần quản lý và thường xuyên cập nhật giao diện. Do xu hướng thay đổi liên tục nên trang web phải thay đổi giao diện để đảm bảo tính thẩm mỹ, hiện đại và xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Lập kế hoạch tối ưu website
Không chỉ quan tâm đến giao diện bên ngoài, Webmaster cần thực hiện để tối ưu tổng thể website với các chiến dịch SEO nhằm đưa trang web đạt thứ hạng tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Để làm điều này, Webmaster và đội ngũ SEO phải phối hợp hiệu quả.
Quản lý hosting và backup dữ liệu
Backup dữ liệu thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục website trong trường hợp web hay hosting gặp sự cố. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các trang web có nguồn dữ liệu lớn như website tin tức, website thương mại điện tử,…
Bên cạnh đó, downtime cũng là cơn ác mộng đối với bất kỳ website nào. Bạn có thể sử dụng một số công cụ kiểm tra trực tuyến miễn phí để nhận thông báo mỗi khi website bị downtime. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn nên cân nhắc nâng cấp hosting hoặc chọn một công ty hosting khác.
Đánh giá hoạt động của website
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Webmaster Tools, Alexa,… để phân tích các yếu tố SEO như nguồn khách hàng đến từ đâu, thời gian người dùng ở lại website (time on site), page nào được xem nhiều nhất,… từ đó có thể đánh giá sự tăng trưởng của website, tối ưu những page mang về traffic cao nhất và thay đổi những page kém chất lượng.
Tạo và chỉnh sửa nội dung trên website phù hợp
Bạn hãy dành thời gian để tạo nội dung trên tất cả các page của website sao cho phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Cập nhật nội dung không chỉ đơn giản chỉ là dán một văn bản và xuất bản. Công việc này còn bao gồm sắp xếp các chủ đề, thêm ảnh, sửa trang web,… Hơn nữa, bạn cần theo dõi những thay đổi về thuật toán của Google để đưa kế hoạch nội dung phù hợp.
Quảng bá website
Các chiến dịch quảng bá sẽ góp phần tăng lượt truy cập cho trang web. Bạn có thể quảng bá website trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, trang rao vặt, Email…bằng cách chèn link vào bài viết.
Bên cạnh SEO, bạn nên sử dụng công cụ Google Adwords để kéo traffic về website nhanh chóng hơn.
Những công việc khác
Một số công việc khác mà các Webmaster cần làm khi quản trị website:
- Kiểm tra bảo mật và các rủi ro từ các mã độc
- Kiểm tra theme, cập nhật plugin
- Loại bỏ theme hoặc plugin không sử dụng
- Kiểm tra các form xem có còn hoạt động không
- Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt web
- Tối ưu cơ sở dữ liệu bằng cách kiểm tra bài viết nhap, spam, comment, review,…
- Báo cáo, đánh giá hoạt động của website
Những kỹ năng cần thiết để quản trị website
Kỹ năng công nghệ
Để quản lý trang web tốt, đòi hỏi bạn phải có kiến thức về các khía cạnh khác nhau của công nghệ và máy tính. Bạn sẽ sử dụng các kỹ năng này để quản lý, khắc phục sự cố trong quá trình vận hành trang web. Các kiến thức cần thiết gồm:
- CMS
- Quy định về bản quyền
- CSS
- Firewalls
- HTML
- IDS
- IPS
- JavaScript
- PPC campaigns
- Security Audits
- User experience (UX)
- Web-based proxy
- Những tiêu chuẩn về khả năng truy cập trang web
Kỹ năng giao tiếp
Người quản lý web cần có kỹ năng giao tiếp để tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và các bên liên quan khác. Bên cạnh đó, kỹ năng này còn giúp bạn trình bày ý tưởng và thông tin cho khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Tính tỉ mỉ
Tính tỉ mỉ rất cần thiết đối với Webmaster vì họ phải chú ý đến từng chi tiết để có thể viết code chính xác và tìm ra bất kỳ vấn đề nào. Kỹ năng này cũng có lợi khi giúp họ tìm kiếm thông tin sai lệch hoặc nội dung trùng lặp trên trang web.
Kỹ năng xử lý đồ họa cơ bản
Một số kiến thức về độ họa cơ bản sẽ giúp các nhà quản trị website xây dựng phần hình ảnh, giao diện nhanh chóng hơn.
Am hiểu về plugin, themes
Các kiến thức và cách sử dụng plugin, themes là rất cần thiết để các nhà quản trị website vận hành trang web của mình dễ dàng hơn.
Kỹ năng viết
Dù không chuyên về mảng content nhưng kỹ năng viết sẽ hỗ trợ nhà quản trị web khi doanh nghiệp không đủ nguồn lực tuyển dụng nhiều nhân viên.
Kiến thức về SEO
Kỹ thuật SEO là những kiến thức để các nhà quản trị website tìm được cách giúp trang web được tối ưu và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Kiến thức Marketing
Các Webmaster nên có kiến thức nền tảng về tiếp thị, đặc biệt là Digital Marketing. Đây là một kỹ năng quan trọng vì có thể giúp họ hiểu được vai trò của trang web trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Tóm lại, một trang web được tối ưu sẽ giúp mang lại hiệu quả trong các hoạt kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là một số thông tin cơ bản về quản trị website mà bạn cần nắm để vận hành trang web của mình tốt hơn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Quản trị website ở Việt Nam có khác gì so với nước ngoài?
Công việc quản trị website ở Việt Nam bao gồm nhiều đầu việc hơn so với nước ngoài. Webmaster thường đảm nhận nhiều công việc, kể cả làm hình ảnh, viết nội dung SEO,…Nhưng đổi lại, mức thu nhập cho công việc này cũng rất xứng đáng.
Có những công cụ quản trị website nào?
Một số công cụ có thể giúp bạn quản trị website tốt hơn: Google Analytics, Google Search Console (Webmaster Tools), SEOmoz’s Page Strength Tool, Googlerankings.com, Mike’s Marketing Tools, FeedBurner,…
Nên đọc những tư liệu nào để quản trị website hiệu quả?
Những loại tài liệu bạn nên đọc Để quản trị website tốt hơn, bạn nên đọc:
- Các tài liệu xây dựng nội dung website
- Tài liệu hướng dẫn bảo mật cho website
- Tài liệu hướng dẫn đánh giá đo lường website
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách quản trị website trên các nền tảng khác như YouTube, các Group Facebook,…
Công việc mỗi ngày của nhà quản trị website là gì?
Những công việc hằng ngày mà nhà quản trị website cần làm là:
- Backup website
- Quản lý uptime
- Báo cáo bảo mật
- Quản lý nội dung được đăng tải lên website